Suy nhược thần kinh ngoại biên là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải. Bệnh thần kinh ngoại biên là hậu quả của tổn thương các dây thần kinh nằm bên ngoài não và tủy sống thường gây yếu, tê và đau, thường là ở bàn tay và bàn chân. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến các khu vực khác và các chức năng của cơ thể bao gồm tiêu hóa, tiểu tiện và tuần hoàn. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem suy nhược thần kinh ngoại biên là gì và cách khắc phục ra sao.
1. Suy nhược thần kinh ngoại biên là gì?
Hệ thống thần kinh của cơ thể được tạo thành từ hai phần. Hệ thống thần kinh trung ương bao gồm não và tủy sống. Hệ thống thần kinh ngoại biên bao gồm các dây thần kinh chạy từ não và tủy sống đến phần còn lại của cơ thể (cánh tay và bàn tay, chân và bàn chân, các cơ quan nội tạng, khớp và thậm chí cả miệng, mắt, tai, mũi và da).
+ Dây thần kinh ngoại vi là gì?
Các dây thần kinh giống như những sợi dây mang thông điệp qua lại giữa não và cơ thể bạn. Các dây thần kinh ngoại vi của bạn phân nhánh từ não và tủy sống và kết nối với tất cả các bộ phận của cơ thể, bao gồm cả cơ bắp và các cơ quan của bạn. Các dây thần kinh ngoại vi mang thông điệp từ não kiểm soát chuyển động, hơi thở, nhịp tim, tiêu hóa, v.v. Chúng cũng mang thông điệp từ cơ thể đến não của bạn, vì vậy bạn có thể cảm nhận được mọi thứ, chẳng hạn như đau, nóng và lạnh.
+ Rối loạn thần kinh ngoại biên là gì?
Rối loạn thần kinh ngoại vi xảy ra khi một hoặc nhiều dây thần kinh ngoại vi bị tổn thương. Các dây thần kinh bị tổn thương có thể không truyền tải thông điệp một cách chính xác hoặc có thể hoàn toàn không hoạt động. Kết quả là bạn có thể bị đau, đi lại khó khăn hoặc nhiều vấn đề khác, tùy thuộc vào dây thần kinh nào có liên quan.
+ Các loại bệnh lý thần kinh ngoại biên:
Có hơn 100 loại bệnh lý thần kinh ngoại biên, mỗi loại có các triệu chứng và tiên lượng riêng. Để giúp các bác sĩ phân loại chúng, chúng thường được chia thành các loại sau:
- Bệnh thần kinh cảm giác. Các dây thần kinh cảm giác kiểm soát những gì bạn cảm thấy, chẳng hạn như đau, nhiệt độ hoặc chạm nhẹ. Bệnh thần kinh cảm giác ảnh hưởng đến các nhóm dây thần kinh này.
- Bệnh thần kinh vận động. Đây là tình trạng tổn thương các dây thần kinh kiểm soát các cơ và chuyển động trong cơ thể, chẳng hạn như cử động bàn tay và cánh tay hoặc nói chuyện.
- Bệnh thần kinh kết hợp. Bạn có thể có sự kết hợp của 2 hoặc 3 loại bệnh thần kinh khác này, chẳng hạn như bệnh thần kinh cảm giác-vận động.
- Bệnh thần kinh tự chủ. Các dây thần kinh tự trị kiểm soát các chức năng mà bạn không ý thức được, chẳng hạn như hơi thở và nhịp tim. Tổn thương các dây thần kinh này có thể nghiêm trọng.
2. Triệu chứng suy nhược thần kinh ngoại biên
Mỗi dây thần kinh trong hệ thống ngoại vi có một chức năng riêng biệt, vì vậy các triệu chứng của bệnh sẽ phụ thuộc vào từng dây thần kinh ngoại vi bị ảnh hưởng.
Dây thần kinh được phân loại thành:
+ Các dây thần kinh vận động kiểm soát chuyển động của cơ.
+ Các dây thần kinh cảm giác nhận cảm giác, chẳng hạn như nhiệt độ, đau, rung hoặc chạm, từ da.
+ Các dây thần kinh tự chủ/ dây thần kinh thực vật kiểm soát các chức năng như huyết áp, mồ hôi, nhịp tim, tiêu hóa và chức năng bàng quang.
+ Các dây thần kinh hỗn hợp vừa chi phối vận động vừa chi phối cảm giác
Theo đó, các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên có thể bao gồm:
+ Cảm giác bỏng rát hoặc đau buốt
+ Cảm giác đeo “găng tay” hoặc “mang vớ”.
+ Nhức nhối hoặc đau như điện giật khi bị kích thích vùng da
+ Mất thăng bằng và phối hợp động tác.
+ Khó ngủ vì mỏi chân và đau chân
+ Yếu cơ
+ Khó khăn khi đi bộ hoặc cử động cánh tay
+ Co cứng/ co giật cơ
+ Đổ mồ hôi bất thường
+ Da khô, xanh nhạt
+ Bất thường về huyết áp hoặc mạch nhanh chậm
Các triệu chứng như yếu chi như không thể cầm vật gì được, cảm giác bàn chân bì bì hay không nhận biết khi tiếp xúc đất hay mang dép rớt và cảm thấy đau như bị dao đâm hoặc bỏng ở bàn tay, bàn chân, có thể là các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh thần kinh ngoại biên.
3. Cách khắc phục bệnh lý suy nhược thần kinh ngoại biên
Để hỗ trợ điều trị bệnh thần kinh ngoại biên hiệu quả thì người bệnh cần điều trị tốt các bệnh nền như viêm khớp, đái tháo đường… là các nguyên nhân gây bệnh, đồng thời thực hiện lối sống khoa học và tích cực.
Những biện pháp giúp cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh ngoại biên người bệnh có thể tham khảo là:
+ Tuân thủ theo chỉ định và liệu pháp điều trị của bác sĩ y khoa.
+ Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe và làm giảm các cơn đau do suy nhược thần kinh gây ra.
+ Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, cung cấp đầy đủ các vi, khoáng chất và vitamin cho cơ thể.
+ Người bệnh cần tránh các tư thế sinh hoạt xấu như tư thế ngồi lâu gây chèn ép lên các dây thần kinh ngoại biên.
+ Kiêng cữ các chất kích thích và đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá…
+ Tránh tiếp xúc với các chất độc hại.
+ Đối với bệnh nhân bị đái tháo đường, chú ý chăm sóc tốt cho bàn chân để tránh bị hoại tử, viêm loét.
+ Kiểm soát nồng độ đường huyết của cơ thể, đảm bảo lượng đường trong máu nằm trong ngưỡng cho phép.
+ Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi quá trình điều trị bệnh và can thiệp sớm nếu cần.
Người bệnh suy nhược thần kinh nên tham khảo sử dụng sản phẩm Super Power Neuro Max của Mỹ giúp điều trị suy nhược thần kinh ngoại biên hiệu quả, giúp não bộ luôn khỏe mạnh.
Super Power Neuro Max cung cấp chất chống oxy hóa mạnh, khử các gốc tự do để bảo vệ tổ chức não, làm tăng sự điều khiển tối ưu của sự kích thích màng tế bào và độ thẩm thấu của tế bào não, cải thiện quá trình sử dụng glucose và kiến tạo năng lượng cho não, hỗ trợ tổng hợp phospholipid cho sự gia tăng nhận thức và tăng tổng hợp acetylcholine và các chất dẫn truyền thần kinh.
Đối tượng sử dụng: Những người cần tăng khả năng hoạt động cho não. Người bị giảm trí nhớ, mất ngủ, suy nhược thần kinh, thiểu năng tuần hoàn não. Người bị căng thẳng, stress, mất tập trung trong học tập, suy giảm trí nhớ. Những người bị di chứng sau tổn thương não, đột quỵ, tai biến,…
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem suy nhược thần kinh ngoại biên là gì và cách khắc phục ra sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Nguồn tham khảo: medlineplus.gov, mayoclinic.org, foundationforpn.org, hopkinsmedicine.org, tamanhhospital.vn, tapchidongy.org
Viết bình luận