Sỏi thận 6mm có nguy hiểm không - BNC medipharm

Bạn bị sỏi thận kích thước 6 mm, bạn đang phân vân với câu hỏi sỏi thận 6mm có nguy hiểm không là câu hỏi của nhiều người. Sỏi thận là căn bệnh mà nhiều người măc phải hiện nay. Nó hiện đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng do thói quen ăn uống sinh hoạt không khoa học. Viên sỏi có kích thước càng lớn thì mức độ nguy hiểm càng mạnh. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem sỏi thận 6mm có nguy hiểm không?

Sỏi thận 6mm có nguy hiểm không

* Sỏi thận 6mm có nguy hiểm không?

Sỏi thận 6mm chính là nói lên kích thước của những viên sỏi đã được hình thành và phát triển trong một khoảng thời gian. Sỏi thận 6mm lớn hay nhỏ? Liệu rằng kích thước 6mm có thực sự đáng lo ngại với sức khỏe người bệnh không. Yếu tố của sỏi thận gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể là hình dạng và kích thước của sỏi. Chúng ta cùng đi tìm hiểu rõ hơn:

1. Kích thước sỏi thận:

Sỏi thận 6mm không phải là sỏi có kích thước chưa đáng lo ngại, nên người bệnh không cần phải quá lo lắng. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định nên uống nước đều đặn hằng ngày và kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lý để cơ thể bạn có thể tự đào thải được sỏi một cách tự nhiên.

Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để có thể giúp hỗ trợ quá trình ngăn chặn và đào thải sỏi thận. Tuy nhiên với sỏi thận 6mm người bệnh cũng không nên chủ quan, nếu bệnh không được điều trị thì khả năng sỏi phát triển là điều không thể tránh khỏi.

2. Hình dạng sỏi:

Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh. Dù sỏi thận 6mm không phải là sỏi có kích thước lớn nhưng nếu sỏi có các góc cạnh sắc bén cũng rất dễ dàng có thể dẫn tới tổn thương các mô trong hệ tiết niệu và có thể gây ra nhiễm trùng. Dấu hiệu thường gặp nhất đó là đi tiểu ra máu.

3. Sỏi thận 6mm có nguy hiểm không?

Sỏi thận 6mm có nguy hiểm không? Đối với đa số những người bệnh mắc sỏi thận 6mm, thì nghĩ sỏi còn nhỏ không ảnh hưởng đến cơ thể nên còn có suy nghĩ coi thường vấn đề điều trị.

Nếu sỏi thận 6mm không được điều trị kịp thời và dứt điểm thì đây có thể là tiền đề gây ra những biến chứng nguy hiểm sau này. Điển hình phải kể đến đó là tình trạng gây nhiễm trùng đường tiết niệu, gây ra những biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng vĩnh viễn chức năng của thận.

4. Biến chứng bệnh sỏi thận 6mm cần chú ý:

+ Nhiễm trùng hệ niệu: Nếu sỏi thận 6mm không được điều trị thì lâu ngày trong hệ tiết niệu sẽ trở thành một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có thể phát triển. Vì vậy, nhiễm trùng là điều khó có thể tránh khỏi. Ở trường hợp nhiễm trùng nhẹ sẽ có thể xuất hiện những triệu chứng như tiểu gắt, đau lưng. Khi bệnh trở nặng sẽ có thể xảy ra sốt cao, tiểu ra máu hoặc trong nước tiểu có lẫn mủ.

Sỏi thận 6mm có nguy hiểm không

+ Tắc nghẽn đường tiết niệu: Những viên sỏi được hình thành trong hệ tiết niệu, nhất là trong thận. Sỏi thận 6mm sẽ có khả năng phát triển và rơi vào niệu quản hoặc niệu đạo, gây ra tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu khiến cho tăng áp suất trong niệu đạo, dẫn tới những cơn đau quặn thận. Đau xuất hiện ở vùng sườn bụng, đau 2 bên hông, cảm giác đau tới tận háng. Dần sẽ dẫn tới thận ứ nước, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh.

+ Suy thận: Nếu trường hợp xảy ra khi 2 quả thận đều bị thận ứ nước cùng một lúc thì bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng không bài tiết được nước tiểu ra ngoài. Nếu tình trạng này không được xử lý ngay thì bệnh nhân rất dễ bị tử vong sau vài ngày. Quá trình ứ nước, nhiễm trùng sẽ dẫn tới việc hủy hoại các mô thận rất nhanh làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận.

+ Nguy cơ vỡ thận ở người bệnh sỏi thận: Trường hợp này rất hiếm khi có thể xảy ra. Vỡ thận xảy ra khi thận ứ nước to, vách thận mỏng, áp lực của nước tiểu lên thận lớn. Sỏi thận 6mm nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm thì bệnh có thể gây ra rất nhiều những biến chứng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Bệnh sỏi thận 6mm chỉ cần người bệnh chú ý tới chế độ ăn uống hằng ngày và uống nước đều đặn hằng ngày, hoặc có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để giúp hỗ trợ trong quá trình điều trị sỏi thận 6mm.

5. Đánh tan sỏi thận 6mm bằng thực phẩm chức năng Super Power Uriclean.

Super Power UriClean là một công thức đặc biệt có các thành phần quan trọng được mệnh danh là "Người cắt đá, Máy nghiền đá, Máy tan đá", đây là một sự phối hợp đặc biệt của các hoạt chất sinh học được chiết xuất từ các thảo dược quý từ thiên nhiên của quả cranberry (Nam Việt Quất), Chanca piedra (Diệp Hạ Châu), Purple Corn Extract (Ngô tím) và vitamin C để tạo ra một sản phẩm hữu hiệu bảo vệ sức khỏe đường tiết niệu và gan mật.

Các loại thảo dược có trong Super Power Uriclean đã được sử dụng hàng trăm năm trong lịch sử ở dạng các bài thuốc cổ truyền để phòng và chữa sỏi thận và sỏi đường mật cải thiện chức năng thận, gan và túi mật và bồi bổ sức khỏe tổng thể. Các hoạt chất có trong Super Power Uriclean đã được xác nhận lâm sàng trong hỗ trợ loại bỏ chất lỏng thông thường (lợi tiểu) / sản xuất, bài tiết mật và hỗ trợ quá trình thanh lọc cơ thể.

super power uriclean

Chi tiết xem thêm tại: >>> TPCN Super Power Uriclean giúp tan sỏi thận

* Tìm hiểu thêm về bệnh sỏi thận

1. Bệnh sỏi thận là gì?

Sỏi thận hình thành khi lượng nước tiểu quá ít hay nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại, lâu ngày kết tụ tạo thành sỏi. Theo David Kaufman - chuyên gia y khoa kiêm giám đốc Trung tâm y tế Central Park trực thuộc Maiden Lane Medical ở New York, sỏi thận có chứa 905 canxi oxalat và 10% axit uric. Bệnh có thể gây ra những cơn đau khó chịu và nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận

+ Không uống đủ nước: Uống ít nước sẽ khiến lượng nước tiểu bài tiết ít hơn, trở nên đậm đặc hơn, nồng độ tinh thể dễ tăng cao và tạo thành sỏi thận.

+ Nguyên nhân sỏi thận do mất ngủ: Vào buổi tối khi ngủ, mô thận sẽ có thời gian tự tái tạo lại những tổn thương. Nhưng nếu bạn mất ngủ, chức năng này sẽ không được thực hiện, lâu ngày sẽ gây nên nhiều bệnh lý về thận trong đó có sỏi thận.

+ Thói quen ăn mặn, nhiều dầu mỡ: Các loại thức ăn có hàm lượng muối, dầu mỡ cao là nguyên nhân khiến thận gia tăng bài tiết canxi, giảm pH nước tiểu, giảm bài tiết citrat niệu, tạo tiền đề cho sỏi thận hình thành.

+ Béo phì: Theo một nghiên cứu được đăng lên tạp chí The American Medical Association của Eric N. Taylor và cộng sự đã chỉ rõ mối liên hệ giữa béo phì và bệnh sỏi thận. Tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận tăng hơn ở người có chỉ số BMI (chỉ số khối của cơ thể) cao và kích thước vòng eo cao hơn bình thường. Vì vậy, việc kiểm soát cân nặng giúp giảm nguy cơ sỏi thận và phòng cho sỏi thận không tăng thêm.

+ Bổ sung vitamin C và Canxi không đúng cách: Uống bổ sung Vitamin C hằng ngày, trong suốt thời gian dài có thể dẫn đến thừa vitamin C, vitamin C sẽ chuyển hóa thành oxalat đào thải ra ngoài tại thận. Và cũng tương tự như khi uống Canxi không đúng chỉ định và uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thừa canxi gây ức chế việc hấp thu các chất khác như sắt và kẽm, từ đó sẽ làm cho cơ thể có nguy cơ thiếu hai chất này. Mặt khác, thừa canxi còn gây quá tải cho thận và tăng nguy cơ sỏi niệu quản, sỏi thận.

+ Mắc một số bệnh đường tiêu hóa: Một số trường hợp bị tiêu chảy, viêm loét đại tràng hay phẫu thuật dạ dạy, ruột có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận Oxalat Canxi. Tiêu chảy sẽ làm giảm một lượng lớn chất lỏng từ cơ thể, đồng thời làm giảm lượng nước tiểu. Lúc này cơ thể sẽ hấp thu oxalate quá mức từ ruột, làm tăng oxalte trong nước tiểu. Lượng nước tiểu ít và nồng độ oxalate trong nước tiểu tăng cao sẽ là điều kiện thuận lợi để hình thành sỏi thận Oxalat Canxi.

+ Một số bệnh về đường tiết niệu: Dị dạng đường tiểu hoặc một số bệnh đường tiểu làm cản trở lưu thông nước tiểu gây ứ đọng tạo nên sỏi (dị dạng, u, sỏi bàng quang, u xơ, viêm tiền liệt tuyến). Sỏi thận có thể do nhiễm khuẩn đường tiểu (viêm thận, viêm bàng quang, niệu đạo,...). Sỏi bàng quang, sỏi niệu quản có thể gây nhiễm khuẩn ngược dòng gây nhiễm khuẩn thận, từ đó có thể tạo điều kiện cho sự hình thành sỏi thận.

Sỏi thận 6mm có nguy hiểm không

3. Có bao nhiêu loại sỏi thận?

Hiện nay, bác sĩ đã phát hiện ra bốn loại sỏi thận chính:

+ Loại phổ biến nhất là sỏi có chứa canxi. Canxi là một phần bình thường của cơ thể. Canxi không được sử dụng bởi xương và cơ bắp sẽ đi đến thận. Ở hầu hết mọi người, thận sẽ thải canxi thừa ra ngoài cùng với nước tiểu. Nhưng khi canxi có quá nhiều trong nước tiểu, nó sẽ kết hợp với các chất khác để tạo thành sỏi. Có hai loại sỏi canxi là canxi oxalate và sỏi canxi phosphate. Sỏi canxi oxalat phổ biến hơn;

+ Sỏi axit uric có thể hình thành khi nước tiểu chứa quá nhiều axit uric. Những người ăn nhiều thịt, cá, động vật có vỏ có thể có sỏi axit uric;

+ Sỏi struvite có thể hình thành sau khi bạn bị nhiễm trùng thận;

+ Sỏi cystine sinh ra từ rối loạn di truyền, có nghĩa là bệnh này truyền từ bố mẹ sang con. Các rối loạn khiến cystine rò rỉ thông qua thận và nước tiểu;

4. Bí quyết giúp bạn đối phó với bệnh sỏi thận

Sỏi thận có thể gây nên những biến chứng khó lường, vì thế nhằm hạn chế tối đa tác động của bệnh sỏi thận đến sức khỏe người bệnh cần kịp thời điều trị và lựa chọn đúng biện pháp, để đó tránh một số tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

Các biện pháp ngoại khoa như: tán sỏi, nội soi lấy sỏi, phẫu thuật… không thể giúp chữa được tận gốc và sỏi dễ tái phát trở lại sau đó. Trường hợp hi hữu có thể sót lại sỏi và gây biến chứng như viêm nhiễm đường tiết niệu, chảy máu, ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận… khiến thể trạng người bệnh bị suy nhược và mất thời gian lâu để hồi phục.

Để đối phó với bệnh sỏi thận bạn nên:

- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học: Một chế độ ăn lành mạnh với nhiều chất xơ, vitamin và ít chất béo giúp tăng cường sức khỏe cho đường mật của bạn, loại trừ được các triệu chứng do sỏi gây ra.

+ Uống nhiều nước (ít nhất 2 lít nước mỗi ngày). Hạn chế các loại thức uống chứa chất kích thích như: cà phê, trà đặc…

+ Giảm lượng muối ăn hàng ngày.

+ Không nên dùng những loại thực phẩm có thể làm tăng lượng axit uric hoặc oxalate trong nước tiểu như: chocolate, củ cải đường, cám lúa mì...

+ Giảm thiểu sử dụng đường và protein động vật: không nên ăn nhiều thịt nội tạng như gan. Tránh các thực phẩm đóng gói chứa nhiều đường.

+ Bổ sung chất xơ không hòa tan: nên ăn nhiều trái cây và rau xanh hàng ngày.

- Thường xuyên tập thể dục thường xuyên đều đặn làm giảm khả năng tích tụ chất thải, giảm nguy cơ hình thành sỏi và ngăn ngừa bệnh. Ngoài ra, nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ để việc điều trị bệnh được tốt nhất.

- Điều trị các đợt nhiễm khuẩn, viêm nhiễm ở thận

- Điều trị các biến chứng và các yếu tố thuận lợi dễ hình thành sỏi.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu sỏi thận 6mm có nguy hiểm không và cách phòng bệnh ra sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Viết bình luận