Rối loạn tiền đình có tập yoga được không?

Rối loạn tiền đình có tập yoga được không? Tập yoga thực sự rất tốt đối với sức khỏe con người đồng thời giúp phòng tránh và chữa trị nhiều loại bệnh trong đó có bệnh rối loạn tiền đình. Cùng tìm câu trả lời qua nội dung dưới đây.

 

 

Tiền đình là bộ phận nằm ở vị trí sau hai bên ốc tai giữ vai trò vô cùng quan trọng trong sự điều khiển thăng bằng tư thế từ dáng đi cho đến các hành động khác của tứ chi, đầu và thân mình… Khi cơ thể bị mất căn bằng, các động tác trên bị lệch về một tư thế, mọi hoạt động diễn ra không được bình thường dẫn đến chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đầu óc quay cuồng, đi đứng không vững… bệnh phát triển.

I. Yoga có lợi cho sức khỏe như thế nào?

Là phương pháp được sử dụng từ rất lâu đời, trải qua hàng trăm năm nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy phương pháp tập luyện yoga có những tác dụng hữu ích cho sức khỏe như sau:

Với hệ tuần hoàn: yoga có khả năng điều chỉnh nhịp tim và huyết áp, tăng cường lưu lượng tuần hoàn vành, cải thiện sức co bóp cơ tim, nâng cao sức chịu đựng của cơ tim trong điều kiện thiếu ôxy, tập luyện đều đặn sẽ làm nhịp tim giảm khoảng 10%, huyết áp giảm từ 15 – 25%, phòng ngừa tích cực bệnh tăng huyết áp

Tăng cường năng lực của hệ thống miễn dịch, ức chế sự phát triển của các tế bào ác tính, kéo dài và cải thiện cuộc sống cho các bệnh nhân bị bệnh ung thư.

Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống nội tiết. Làm giảm đường máu và điều chỉnh rối loạn lipid máu.

Điều hòa hệ thống tuần hoàn mạch máu, giảm thiểu các cơn hoa mắt, chóng mặt, đau đầu do rối loạn vận mạch.

Với hệ thống thần kinh: yoga có tác dụng duy trì cân bằng giữa hưng phấn và ức chế, nâng cao khả năng kiểm soát của vỏ não, tăng cường lưu lượng tuần hoàn não, cải thiện trí nhớ và sức chú ý, phát triển phản xạ có điều kiện, khơi dậy những tiềm năng trí tuệ vốn có, kiểm soát được phương hướng, làm giảm căng thẳng, phòng chống tác hại của stress – một trong những tác nhân phổ biến gây ra rối loạn tiền đình và ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.

Với hệ hô hấp: làm hưng phấn trung khu hô hấp, tăng thông khí phổi, giảm lượng khí cặn, cải thiện tuần hoàn phổi, tăng cường quá trình trao đổi khí ở phế nang, tăng sự hấp thu ôxy từ 10 – 70% tùy theo từng thế tập (asana), làm giảm lượng ôxy tiêu thụ, chỉ số thông khí/phút giảm 12 – 18%.

Với hệ tiêu hóa: yoga góp phần xoa bóp các nội tạng, cải thiện công năng tiêu hóa, kích thích cảm giác ngon miệng, điều chỉnh công năng co bóp, tiết dịch và hấp thu của dạ dày ruột, cải thiện năng lực hoạt động của hệ tiêu hóa.

Với hệ xương khớp: Tăng cường tính linh hoạt, khả năng co giãn của dây chằng, giúp cho các khớp hoạt động dẻo dai, đặc biệt là các khớp cột sống.

Ngoài ra, cải thiện chức năng giải độc của cơ thể; tiêu mỡ làm đẹp, cải tạo vóc dáng và khả năng dẻo dai của cơ thể, chống lão hóa; tăng cường khả năng thích nghi của cơ thể trước mọi biến đổi của môi trường tự nhiên và xã hội, giúp con người trở nên kiên nhẫn, suy nghĩ sâu sắc, dễ khép mình vào kỷ luật và giàu tính tự tin.

II. Rối loạn tiền đình có tập yoga được không?

1. Tầm quan trọng của yoga với người rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là một căn bệnh có nguyên nhân sâu xa là tổn thương dây thần kinh số 8, chính vì vậy, bên cạnh việc sử dụng thuốc chữa bệnh, bạn nên tham khảo một số bài thập yoga cho bệnh rối loạn tiền đình.

Trên thực tế, có nhiều người đã chữa khỏi bệnh rối loạn tiền đình nhờ kiên trì uống thuốc kết hợp luyện tập Yoga, nhưng cũng có không ít người thắc mắc rối loạn tiền đình có nên tập yoga không và nó cần thiết như thế nào đối với người bệnh.

Cần lưu ý các bệnh nhân rằng, tập luyện Yoga chính là việc kết hợp sự vận động của các cơ khớp, dây chằng, dây thần kinh, điều hòa hơi thở làm cho các tế bào, dây thần kinh bên trong cơ thể được phục hồi dần dần, tế bào cũ chết đi được thay thế bởi các tế bào mới. Nguồn năng lượng bên ngoài được hấp thụ vào bên trong cơ thể một cách tự nhiên, làm trẻ hóa mọi cơ quan bên trong cơ thể. Chính vì vậy,  yoga trị liệu rối loạn tiền đình là hoàn toàn có cơ sở.

2. Những đặc trưng của các bài tập yoga điều trị rối loạn tiền đình

Trước hết, khác với thể dục hiện đại, yoga thiếu mặt vận động, không có chạy, nhảy, bơi lội, đấu đá… mà chủ yếu vạch ra con đường tập luyện phần nội, mặt tĩnh của con người. Nhưng thực ra, trong tĩnh có động, tĩnh có tốt thì động mới có hiệu quả cao. Yoga không làm cho người ta phát triển về cơ bắp, vai to, ngực nở… mà cái chính là làm khỏe về tinh thần và trí tuệ, nhưng cũng không vì thế mà cơ bắp kém dẻo dai.

Thứ hai, yoga lấy tập thở là chủ yếu và quan trọng. Người ta thường nghĩ là các thế tập (asana) là đặc trưng của yoga, nhưng đó là một sai lầm đáng tiếc. Nhiều người thường hay phô trương rằng mình tập được các động tác khó này, các thế đặc biệt nọ, nhưng thực ra, cũng như khí công dưỡng sinh, phép luyện thở hay luyện khí, còn gọi là prana-yama, là quan trọng hơn cả. Làm chủ hơi thở đi đôi với tập trung ý nghĩ là chủ yếu, tư thế là cần thiết nhưng không phải là trọng tâm.

Thứ ba, yoga là một phương pháp toàn diện, huy động toàn bộ con người, cả về sinh lý và tâm lý, làm cho con người ổn định cả hai mặt.

Thứ tư, yoga không đồng nghĩa với sự tiếp thu và thể hiện sức mạnh siêu nhân. Người ta thường quen nhìn nhận yoga như một thuật lạ xa xưa, kết hợp một lô tín điều tôn giáo với một quy tắc thực hành kỳ bí lạ lùng.Thực chất, điều đó đã làm mất đi tính thực tiễn và khoa học của yoga.

 

3. Chú ý khi tập yoga điều trị rối loạn tiền đình

Một là, cũng như tập luyện khí công dưỡng sinh, yoga đòi hỏi người tập phải kiên trì và nhẫn nại. Yoga không có hiệu quả, thậm chí là phản tác dụng với những ai “ăn xổi ở thì”, phàm tục và lười biếng. Tập luyện yoga đòi hỏi người tập phải tự nguyện lựa chọn và có ý chí quyết tâm đi tới cùng chứ không phải tập 1 vài buổi mà nản chí vì không hết được các triệu chứng rối loạn tiền đình

Hai là, phải tập luyện đúng phương pháp và kỹ thuật, đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, mỗi động tác phải phân chia ra nhiều bước với thời gian thích hợp, tốt nhất là phải có thầy chính danh hướng dẫn một cách chu đáo và tỉ mỉ. Nếu không thực hiện chuẩn xác, yoga có thể đem lại những tai biến không đáng có về xương khớp, tiềm thức, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn…Ví như tập luyện sai sẽ dẫn đến trầm cảm, ám ảnh hoặc rơi vào trạng thái phấn khích quá đà dẫn đến mất ngủ, tâm trạng bồn chồn, thay đổi tính nết…

Ba là, khi tập luyện yoga phải thực hiện tốt 4 không: không vội vã (từ từ, thận trọng và tiệm tiến), không kỷ lục (không nên bị thúc ép hoặc gắng gượng), không quá sức (biết dừng lại ở khả năng vốn có của mình mà cố gắng) và không phân tán (tập trung cao độ và biết cách thư giãn).

III. 05 bài tập yoga tốt cho người bị rối loạn tiền đình

1. Tư thế trái núi (Tadasana)

Toàn thân đứng thẳng, hai bàn chân song song khoảng cách rộng bằng vai (giúp giữ thăng bằng tốt hơn), hai tay buông thả dọc theo thân.

Hít sâu hóp bụng dưới nâng cao lồng ngực, rướn dài các đốt sống lên cao đồng thời 2 tay vươn lên qua khỏi đầu, chắp 2 tay lại áp sát mang tai, khuỷu tay thẳng thả lỏng. Giữ yên tư thế từ 1 – 3 phút hít thở đều.

Thở ra từ từ hạ 2 tay xuống thả lỏng.

2. Tư thế gập người về phía trước (Padahastasana) Uttanasana

Giữ người đứng thẳng, hai chân khép sát lại, hai tay buông dọc theo thân, lòng bàn tay áp sát đùi. Hít vào vươn hai tay lên cao qua đầu áp sát mang tai lòng bàn tay song song hướng vào nhau, mắt nhìn theo tay.

Thở ra cúi gập người về phía trước và đặt bàn tay lên sàn cạnh bàn chân. Nếu tay không thể chạm đất thì có thể đặt tay ôm cổ chân. Hai chân giữ thẳng, hít vào, đẩy hơi cho căng lồng ngực.

Thở ra và nâng người lên, lưng song song với sàn. Đầu gối và cột sống thả lỏng thoải mái, hơi mở rộng hai bàn chân để mở rộng lưng và xương chậu giúp phần hông linh hoạt hơn.

Giữ áp lực đều nhau trên hai bàn chân, dùng lực từ phần xương chậu để giữ thăng bằng cho cơ thể. Thả lỏng phần trên cơ thể từ đốt sống lưng đến đỉnh đầu ở mức độ bạn cảm thấy thoải mái và có thể kiểm soát được. Giữ vị trí đó từ 3 đến 8 hơi thở.

Tác dụng:

Động tác Uttanasana với tư thế đầu cúi ngược giúp đẩy máu về não, cung cấp oxy và thúc đẩy quá trình hoạt động của trí não. Khi cúi thấp đầu và phần thân trên thả lỏng, đung đưa qua lại sẽ giúp giải toả stress trong phần cơ và nội tạng, giúp điều hoà nguồn năng lượng bên trong cơ thể, từ đó giúp gương mặt cũng trở nên rạng rỡ hơn; Kích thích toàn bộ các hệ thần kinh; Tăng nguồn máu cung cấp tới não. Rất hiệu quả cho việc tập trung, loại bỏ tính trì trệ, kém năng động.

3. Tư thế con cá (Matsyasana)

Đặt người nằm ngửa trên thảm, hai chân khép sát, duỗi thẳng tự nhiên, hai tay xuôi dọc theo thân, lòng bàn tay úp xuống sàn. Hít vào tì khuỷu tay xuống sàn làm điểm tựa, nâng vai, ưỡn ngực lên, chống đỉnh đầu xuống sàn, thả lỏng cổ. Giữ tư thế hít thở đều, lồng ngực ưỡn cong hết mức, uốn cong cổ ra sau càng nhiều càng tốt, 90% độ nặng dồn vào cùi chỏ, 10% độ nặng ở đỉnh đầu.
Hít vào nâng đầu vai lên khỏi sàn. Thở ra từ từ hạ nhẹ nhàng đầu xuống, thư giãn.

4. Tư thế cây cầu (Sethu Bandhasana)

Nằm ngửa, hai chân mở rộng bằng vai, co chân lại để gót chân sát vào mông, hai gối hướng lên, hai tay buông dọc theo thân, lòng bài tay úp xuống sàn, hít vào từ từ đẩy hông lên cao, vai và cổ sát sàn, tỳ cằm sát vào xương ức, phần thân trước dần dần căng ra theo từng nhịp thở. Giữ tư thế trong 5 đến 10 nhịp hít thở.

Tác dụng: Thúc đẩy khí huyết lưu thông vùng vai, cổ, vùng thắt lưng, cung cấp máu dồi dào cho não, tăng cường chức năng của tuyến giáp. Làm giảm các chứng mệt mỏi hai chi dưới do đứng hoặc ngồi lâu.

5. Tư thế nằm ôm gối chán chạm gối (Ardra Pada Pavanamuktasana)

Chuẩn bị đặt người nằm ngửa. Hai chân duỗi thẳng, hít vào nâng hai chân lên 45 độ, thở ra từ từ co hai gối lại sát vào bụng, hai tay ôm gối, ngẩng đầu cho cằm chạm gối. Giữ yên tư thế trong 30 giây hít thở sâu 30 giây.

Thở ra hạ cổ và hạ đầu xuống sàn, hạ chân về tư thế nằm ngửa.

Tiếp tục thực hiện 5-7 lần và hít thở đều khi giữ thế.

Tác dụng: Giúp giải phóng các cơ bắp của lưng và cổ khỏi sự mệt mỏi.

IV. Những nguyên tắc cần nhớ khi bạn bị rối loạn tiền đình

 

1. Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý

 

Người mắc rối loạn tiền đình nên xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học:

 

- Tập thể dục mỗi ngày.

 

- Không nên đứng lên ngồi xuống liên tục hoặt đột ngột.

 

- Khi nằm ngủ, người bệnh nên để gối cao vừa phải để tuần hoàn máu tốt hơn.

 

- Tránh làm việc căng thẳng trong thời gian dài. Đối với những người làm việc văn phòng, khoảng 1 – 2 tiếng, bạn nên đứng dậy, đi lại hoặc thay đổi góc nhìn để tránh căng thẳng thần kinh.

 

- Nếu cảm thấy bị chóng mặt, đứng không vững, mất thăng bằng… nên ngồi hoặc nằm xuống một lúc.

 

- Hạn chế lái xe, trèo cao…

 

Hạn chế stress

 

Căng thẳng và lo âu quá mức cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình hoặc làm gia tăng các triệu chứng bệnh. Stress làm suy giảm hệ miễn dịch khiến gia tăng tình trạng nhiễm trùng tai cũng như các vấn đề khác có liên quan đến hệ thống tiền đình. Do đó, điều chỉnh lối sống bằng cách dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và ngủ đủ giấc để giảm stress cũng là một trong những cách giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình.

2. Chế độ ăn lành mạnh và uống đủ nước

Một chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, ít muối và đường, nhất là gia tăng các thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn và kiểm soát nồng độ huyết áp đồng thời đừng bao giờ để cơ thể thiếu nước cũng là một giải pháp kiểm soát bệnh rối loạn tiền đình tự nhiên và hiệu quả mà ai cũng có thể áp dụng tại nhà.

Theo đó, những thực phẩm mà bạn nên thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày đó là: các loại rau có lá màu xanh đậm, chuối, bơ, cá giàu omega-3 như cá hồi, cá thu,…; dầu dừa, dầu olive, thịt gia cầm, trứng… Bên cạnh đó, đừng quên uống đủ nước mỗi ngày (tốt nhất là 2 lít/ngày), giảm uống cà phê và rượu nếu triệu chứng chóng mặt diễn ra thường xuyên và hay tái phát. Hiện tượng mất nước có thể làm tồi tệ thêm tình trạng chóng mặt, mất thăng bằng và buồn nôn nên bạn đừng bao giờ để cơ thể mình thiếu nước nhé!

3. Thực phẩm chức năng điều trị rối loạn tiền đình

Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại thực phẩm chức năng có công dụng hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình, một số nhóm thực phẩm chức năng có tác dụng hoạt huyết. Nếu dùng sản phẩm trong một thời gian nhất định sẽ thấy giảm được các triệu chứng của rối loạn tiền đình. Điều trị rối loạn tiền đình là điều trị được nguyên nhân sâu xa của rối loạn tiền đình như do huyết áp thấp, lo âu căng thẳng, thiếu máu, xơ vữa động mạch,…

 
Super Power Neuro Max là một sản phẩm hoàn hảo để hỗ trợ điều trị các bệnh về não với sự kết hợp các thành phần giữ vai trò quan trọng đặc biệt trong não như: CDP-Choline, Corti-PS, Alpha Lipoic Acid, Acetyl L-Carnitine, L-Glutamine và Taurine để tăng cường chuyển hóa của tế bào não và bảo vệ, chống lại sự phá hủy của các chất oxy hóa đối với não.

Bổ não Super Power Neuro Max thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở não bộ, nuôi dưỡng và bảo vệ não nhờ sự kết hợp đầy đủ các chất dinh dưỡng an toàn và hiệu quả. Super Power Neuro Max cung cấp chất chống oxy hóa mạnh nhất để bảo vệ tổ chức não, làm tăng sự điều khiển tối ưu của sự kích thích màng tế bào và độ thẩm thấu tế bào não, cải thiện quá trình sử dụng glucose và kiến tạo năng lượng cho não, hỗ trợ tổng hợp phospholipid cho sự gia tăng nhận thức và tăng tổng hợp acetylcholine và các chất dẫn truyền thần kinh.

 
 
 

Công dụng của Super Power Neuro Max
-  Super Power Neuro Max chống suy nhược thần kinh, mất ngủ lo âu, sa sut trí tuệ, rối loạn nhận thức, hành vi do bệnh lý não, tâm thần, trầm cảm, stress…
- Khắc phục di chứng bệnh não cấp tính: tai biến mạch não cấp và bán cấp, thiểu năng tuần hoàn não, xuất huyết não, nhũn não…
 - Chấn thương sọ não, phù não, viêm não, bại não  giảm thời gian hôn mê và mức độ nghiêm trọng
- Phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật thần kinh, não ….
- Hồi phục di chứng bệnh não mạn tính, lão suy, bệnh Alzheimer, xơ vữa mạch máu não
- Thúc đẩy khả năng tập trung, nhạy bén trong học tập, cải thiện trí nhớ, nhận thức và phản xạ ở những người làm việc với cường độ trí óc cao như học sinh, sinh viên ôn thi, các nhà quản lý…
- Rối loạn, thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu não cục bộ, thiếu máu não mãn tính,rối loạn tiền đình, ù tai, chóng mặt…
- Phối hợp với các thuốc kháng cholinergic trong điều trị Parkinson.
- Phối hợp với thuốc ức chế men protease trong điều trị viêm tụy. 
- Các biến chứng não, thần kinh của bệnh tiểu đường, đau thần kinh ngoại biên, rối loạn thần kinh tim, rối loạn vận mạch ngoại biên.
- Tăng nồng độ acetylcholine, norepinephrine và dopamine trong hệ thống thần kinh trung ương.

 
 
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn biết thêm về bệnh rối loạn tiền đìnhCảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Viết bình luận