Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không - BNC medipharm

Bạn bij rối loạn kinh nguyệt, bạn đang phân vân với câu hỏi rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Rối loạn kinh nguyệt không phải là bệnh, nó chỉ là biểu hiện cảnh báo cơ thể bạn đang gặp nhiều vấn đề bất ổn trong kỳ kinh nguyệt. Do đó, bạn cần chủ động tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết của căn bệnh này để kịp thời chữa trị từ sớm. Rối loạn kinh nguyệt rất đa dạng, từ đau bụng kinh đến kinh nhiều, kinh dày, kinh thưa, kinh ít. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu xem rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không và cách khắc phục ra sao.

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không

* Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Xin trả lời là nó không nguy hiểm đến tính mạng con người. Nhưng nó cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe như:

+ Ảnh hưởng đến nhan sắc:

Phụ nữ được gọi là phái đẹp nên sắc đẹp là vấn đề mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng quan tâm. Rối loạn kinh nguyệt làm cho cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, dễ cáu gắt làm cho chị em phụ nữ trông thiếu sức sống, xuống sắc.

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản:

Rối loạn kinh nguyệt có thể là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, u nang buồng trứng,… Rối loạn kinh nguyệt đôi khi làm cho vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ dễ nhiễm khuẩn và dẫn đến mắc một số bệnh phụ khoa. Các bệnh phụ khoa nếu không điều trị kịp thời rất dễ chuyển biến thành bệnh ác tính và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

+ Nguy cơ vô sinh:

Nguy cơ hiếm muộn, thậm chí là vô sinh ở những người bị rối loạn kinh nguyệt là rất cao. Rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện của sự bất thường về sinh lý ở phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt không đều dẫn tới việc khó khăn trong dự tính ngày rụng trứng, làm giảm khả năng thụ thai. Có một tỉ lệ lớn các chị em phụ nữ ở độ tuổi 30-40 tuổi vẫn chưa có con bị rối loạn kinh nguyệt. Nó chứng minh rối loạn kinh nguyệt làm giảm khả năng thụ thai và có nguy cơ vô sinh cao.

+ Gây thiếu máu:

Chảy máu kinh nguyệt nhiều là một nguyên nhân gây thiếu máu, nó là nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu (giảm hồng cầu máu) ở phụ nữ tiền mãn kinh. Sự mất máu hơn 80mL mỗi chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể dẫn đến thiếu máu. Hầu hết các trường hợp đều là thiếu máu nhẹ. Tuy nhiên, dù là thiếu máu nhẹ đến trung bình cũng có thể làm giảm vận chuyển oxy trong máu, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt và da xanh xao, thiếu sức sống, thậm chí ngất xỉu nhiều lần. Thiếu máu nặng nếu không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề về tim.

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không

* Các nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt

+ Rối loạn tuyến giáp:

Phụ nữ bị rối loạn tuyến giáp thường có kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân do hoóc môn tuyến giáp ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất của cơ thể chúng ta và vì thế ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

+ Trước khi mãn kinh:

Đến giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ cũng trải qua kinh nguyệt không đều. Điều này là bình thường bởi kể từ khi mức độ hoóc môn nữ bắt đầu giảm thì chu kỳ kinh trước đó bị phá vỡ và dẫn đến kinh nguyệt không đều.

+ Tập thể dục quá nhiều:

Tập thể dục nhiều cũng làm thay đổi các hoạt động thông thường của cơ thể và gây kinh nguyệt không đều. Chẳng vậy mà hầu hết các vận động viên - những người tập thể dục rất nhiều - thường xuyên phải đối mặt với vấn đề rối loạn kinh nguyệt.

+ Dậy thì:

Khi mới có kinh nguyệt, hầu hết bạn gái đều có kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân vì mức độ nội tiết tố mới được giải phóng trong cơ thể phải mất một thời gian để ổn định và hình thành quy luật. Nói chung, các bạn gái thường phải mất 2, 3 năm đầu tiên bị kinh nguyệt không đều.

+ Tăng hoặc giảm cân:

Đột nhiên tăng hoặc giảm cân cũng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt bởi vì những biến động trong cân nặng của phụ nữ làm nhiễu loạn mức độ hoóc môn trong cơ thể và ảnh hưởng đến sự hành kinh. Hầu hết phụ nữ giảm cân đều bị kinh nguyệt thất thường, còn đôi khi phụ nữ tăng cân cũng bị tình trạng này.

+ Rối loạn ăn uống:

Một số rối loạn ăn uống như chán ăn tâm thần hoặc ăn vô độ cũng có thể làm cho kinh nguyệt không đều. Chế độ ăn uống và dinh dưỡng không bình thường làm biến động mức độ hoóc môn và cũng có thể làm ảnh hưởng xấu đến các chức năng quan trọng của cơ thể, ví dụ như tỷ lệ trao đổi chất cơ bản.

+ Mất cân bằng nội tiết tố:

Trong suốt thời kỳ sinh sản của mình, người phụ nữ phải trải qua nhiều giai đoạn bao gồm từ lúc có kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh, mãn kinh. Những điểm mốc này thường đi liền với sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, biểu hiện thành các dạng như kinh nguyệt không đều hoặc bị mất.

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không

+ Căng thẳng:

Công việc căng thẳng, ốm đau nhiều ngày, stress... sẽ làm cho tuyến thượng thận sẽ tiết ra hoóc môn cortisol. Loại hoóc môn này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh sản các nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone. Sự ảnh hưởng của các loại hoóc môn này sẽ là nguy cơ gây ra rối loạn nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ và ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn.

+ Cho con bú:

Cho con bú cũng ảnh hưởng đến lượng hoóc môn và làm rối loạn cân bằng bình thường của phụ nữ dẫn đến thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường những người cho con bú sẽ có vòng kinh muộn hơn do chất prolactin có trong sữa mẹ làm chậm chu kỳ kinh. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm giảm tần số rụng trứng khoảng 1/3 so với bình thường. Sau khi có kinh trở lại cũng phải cần một thời gian nó mới đi vào ổn định.

+ Hội chứng buồng trứng đa nang:

Hội chứng buồng trứng đa nang xảy ra ở khoảng 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Trong độ tuổi này, buồng trứng có thể sản sinh ra các nang làm tăng lượng estrogen trong cơ thể, làm cho lớp niêm mạc tử cung dày lên và bong ra. Nếu tình trạng này xảy ra, phụ nữ không có chu kỳ kinh thật sự vì quá trình rụng trứng diễn ra không đều. Nó có nhiều triệu chứng nhận thấy được bao gồm tăng cân, mụn trứng cá, thường xuyên chậm kinh, mất kinh và rậm lông.

* Cách khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt diễn ra quá 3 – 6 chu kỳ kinh vẫn không bình thường trở lại hoặc có các biểu hiện nghiêm trọng như đau bụng dưới, đau khi quan hệ, chảy máu khi quan hệ, cơ thể sốt cao hoặc ớn lạnh, tiểu buốt, tiểu rắt,… thì chị em nên đi khám sớm. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, từ đó có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả.

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không

Bên cạnh đó, nữ giới cũng lưu ý chăm sóc sức khỏe tại nhà thật tốt để loại bỏ những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến chu kỳ kinh:

+ Thứ nhất, xây dựng chế độ ăn uống khoa học bao gồm: ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh, uống đủ nước và tránh xa các thức ăn cay nóng, đồ uống có gas, cồn.

+ Thứ hai, tăng cường luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga,… và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức để duy trì thể trạng tốt.

+ Thứ ba, chú ý giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày để tránh những bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

+ Thứ tư, khám phụ khoa định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần để sớm phát hiện những bất thường trong cơ thể, từ đó điều trị bệnh sớm và hạn chế những biến chứng tiêu cực của bệnh.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn trả lời câu hỏi rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không và cách khắc phục như thế nào. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0978.307.072 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Triệu chứng tiền mãn kinh kéo dài bao lâu và cách khắc phục

>>> Tuổi mãn kinh của phụ nữ Việt Nam là bao nhiêu

>>> Eluna - thực phẩm chức năng tăng cường sinh lý nữ

Viết bình luận