Phục hồi thể lực cho bệnh nhân sau xạ trị và hóa trị - Phần cuối

Phục hồi thể lực cho bệnh nhân sau xạ trị và hóa trị

MC: Sau quá trình hóa trị xạ, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những nguy cơ về suy giảm thể lực. Xin bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng cần thiết phải áp dụng trong giai đoạn này?

Người mắc bệnh ung thư cần duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và bổ sung những thực phẩm giàu dưỡng chất trong chế độ ăn hàng ngày. Đôi khi các tác dụng phụ của phẫu thuật, xạ trị, liệu pháp miễn dịch và hóa trị có thể khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, bị sụt cân mất kiểm soát và sức khỏe suy yếu, kiệt sức, mệt mỏi. Để giúp bệnh nhân ung thư cân bằng được cuộc sống, dưới đây là một số khuyến cáo dinh dưỡng chung cho những người đang điều trị ung thư:

Đối với những bệnh nhân ung thư, khẩu vị của họ có thể không tốt hoặc thường xuyên cảm thấy chán ăn, vì vậy tư vấn dinh dưỡng là một bước cần thiết trong quá trình chăm sóc cho người bệnh. Tư vấn dinh dưỡng có thể giúp những người bị ung thư bổ sung thêm các chất dinh dưỡng thiết yếu, chẳng hạn như protein, vitamin và khoáng chất, từ đó giúp cơ thể người bệnh khỏe mạnh hơn, chiến đấu lại với bệnh tật tốt hơn.

Những người chăm sóc nên chiều theo khẩu vị của người bệnh, chia nhỏ các bữa ăn để bệnh nhân dễ hấp thụ dưỡng chất. Những người đang điều trị ung thư cũng nên chịu khó vận động cơ thể, ít nằm một chỗ để cơ thể được thoải mái, đầu óc thư giãn, tránh suy nghĩ quá nhiều sẽ giúp kết quả điều trị đạt hiệu quả cao.

Để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, nên theo những chỉ dẫn sau:

Bổ sung loại vitamin tổng hợp hoặc vitamin và khoáng chất mà cơ thể chưa nhận đủ.

Bổ sung các chất lỏng và đồ ăn nhẹ với nhiều chất dinh dưỡng.

Chọn thực phẩm phù hợp với cơ thể.

Vitamin cho bà bầu

Bệnh nhân ung thư nên bổ sung Vitamin cho cơ thể

Một số chất dinh dưỡng cần đảm bảo trong bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân ung thư bao gồm:

Đạm: Đạm hầu hết có trong các loại thịt, tôm, cua, cá. Đây là những loại thực phẩm giàu acid amin, rất cần thiết cho cơ thể. Cần đa dạng các loại thực phẩm và khẩu phần ăn để đảm bảo cân bằng giữa protein động vật và thực vật. Nên chọn những loại thịt trắng như thịt gia cầm; các loại thịt đỏ giàu sắt và kẽm như thịt bò, thịt lợn nạc; hoặc các loại hải sản và nhuyễn thể khác.

Tinh bột: Thường có trong các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo, ngô, lúa mì, lúa mạch, hoặc các loại củ như khoai tây, khoai lang, sắn,.. nên tránh ăn những thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn hoặc những thực phẩm có chứa các chất phụ gia và các chất bảo quản, vì đây là những thực phẩm không đảm bảo an toàn cho sức khỏe, có thể khiến ung thư trở nên tồi tệ hơn.

Chất béo: Là chất đem lại nguồn năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào của cơ thể. Nên bổ sung một hàm lượng lipid nhất định vào chế độ ăn hàng ngày, lưu ý hàm lượng acid béo không no không vượt quá 50% tổng năng lượng.

Rau quả: Trong rau quả có chứa hàm lượng vitamin cao, rất có lợi cho sức khỏe của người bệnh. Nên chọn những loại rau, quả tươi sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn và bảo quản trong điều kiện lạnh để không làm mất đi hàm lượng vitamin trong quá trình chế biến cũng như sơ chế, bảo quản.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bệnh nhân có thể tìm đến sự hỗ trợ của các sản phẩm bổ sung để đạt hiệu quả tốt nhất không, thưa bác sĩ?

Có thể bổ sung dinh dưỡng hợp lý bằng một số sản phẩm có các thành phần như: đạm Albumin,  Tảo nâu Nhật Bản, colagen thủy phân, DNA, RNA, và các axit amin thiết yếu  như Glutamine, Lysine, Cysteine, Arginine, Alanine, Methionine, Isoleucine giúp tăng cường sinh lực cơ thể, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, cải thiện chức năng gan, thận.

MC: Vậy còn chế độ luyện tập thì sao, thưa bác sĩ? Bệnh nhân sau khi điều trị hóa trị và xạ trị thì có nên luyện tập thể dục thể thao không?

Đối với bệnh nhân hóa trị liệu, hóa chất không chỉ tiêu diệt tế bào ung thư mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào khỏe mạnh khác như tế bào máu; khiến cơ thể dễ bị thiếu máu , gây cảm giác mệt mỏi triền miên, tế bào miễn dịch làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể. May mắn thay, luyện tập góp phần đẩy lùi nguy cơ này cũng như hiện tượng suy yếu cơ bắp do tác dụng phụ của hóa chất.

Đối với từng dạng bệnh, tình hình sức khỏe và tuổi tác của bệnh nhân mà các chuyên gia đưa ra các bài tập khác nhau. Thông thường, sau một đến bảy ngày phẫu thuật, nếu không phải kiêng kị thì bệnh nhân nên nhờ người nhà giúp đỡ trong việc đi lại, tập những động tác nhẹ nhàng ở bốn chi nhằm thúc đẩy chức năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng.

MC: Rất cảm ơn những chia sẻ rất hữu ích và chi tiết của Bs trong chương trình ngày hôm nay. Và ngay bây giờ để tổng quát lại nội dung của chương trình ngày hôm nay xin mời quý vị và các bạn theo dõi một đoạn phim khoa học mà chúng tôi đã thực hiện.

Phẫu thuật, Xạ trị và hóa trị là những phương pháp điều trị đặc biệt đối với bệnh nhân ung thư. Phương pháp này có tác dụng ngăn chặn sự phát triển, tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên bên cạnh đó những phương pháp này cũng sẽ gây tổn hại cho những tế bào lành, tế bào vùng lân cận, nhất là tế bào máu được tạo ra từ tuỷ xương, tế bào chân tóc, tế bào trong miệng, đường tiêu hoá, trong tim, phổi, và hệ thống sinh sản, ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ người bệnh. Thực tế đa số bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng. Việc cung cấp dinh dưỡng hàng ngày để hỗ trợ điều trị là một phần không thể thiếu được trong các biện pháp điều trị tổng hợp.

Phục hồi thể lực cho bệnh nhân sau xạ trị và hóa trị

Xu hướng hiện nay ở các nước phát triển là sử dụng nguồn dinh dưỡng từ thiên nhiên.

Khoa học đã chứng minh hoạt chất fucoidan chiết xuất từ tảo nâu có hoạt tính sinh hoc cao, là chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng ngăn ngừa các bệnh qua trung gian gốc tự do thông qua 3 cơ chế:

- Kích hoạt hệ thống tự chết tế bào ung thư

- Ngăn cản sự hình thành các mạch máu nuôi dưỡng xung quanh khối u, ngăn cản sự di căn của ung thư.

- Kích hoạt hệ thống miễn dịch nâng cao sức đề kháng của cơ thể, thúc đẩy quá trình truyền tín hiệu đến các tế bào lympho (là các tế bào kiểm soát khả năng miễn dịch của cơ thể)  để chúng tấn công các mầm bệnh, tăng khả năng miễn dịch một cách hiệu quả.

Ngoài ra Fucoidan còn giúp làm giảm Triglyceride, điều hoà huyết áp, tăng cường chức năng gan, thận

Cùng với đó, liệu pháp albumin cung cấp chất đạm cần thiết cho bệnh nhân bị suy nhược cơ thể sau phẫu thuật, xạ trị, hóa trị... cung cấp nguồn đạm đặc hiệu, axit amin để tổng hợp protein ở các mô tổn thương, góp phần duy trì áp suất thẩm thấu keo, cân bằng kiềm toan cho cơ thể; làm giảm các phản ứng oxy hóa

Việc tạo ra một protein thủy phân với trọng lượng phân tử thấp, loại bỏ mọi chất gây dị ứng giúp cơ thể dễ hấp thu, tăng sức đề kháng và chống suy kiệt. Kết hợp với các thành phần DNA và RNA đem lại nhiều lợi ích như tăng cường hệ thống miễn dịch, sửa chữa các tổn thương mức độ DNA, ngăn ngừa ung thư, hồi phục và tăng cường chức năng gan…

Những axit amin như Glutamine, Lysine, Cysteine, Arginine, Alanine, Methionine và Isoleucine là nguồn nguyên liệu giúp cơ thể sửa chữa các thổn thương do phẫu thuật, hoá-xạ trị, bồi bổ cơ thể, hồi phục thể trạng và nâng cao sức đề kháng cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, di căn, đã, đang và sau xạ - hoá  trị, chạy thận nhân tạo, suy gan, thận, hội chứng gan-thận…

Các nhà khoa học Canada đã nghiên ra sản phẩm Bi-Nutafit với Fucoidan từ tảo nâu Nhật Bản giúp khử các gốc tự do, chống các chất oxy hoá gây ra các bệnh lý không nhiễm khuẩn như ung thư, tiểu đường, bệnh lý tim mạch, các bệnh rối loạn chuyển hoá, lão hoá, bằng 3 cơ chế đồng bộ kích hoạt hệ thống tự chết tế bào ung thư; ngăn cản sự phát triển và di căn của ung thư; và kích hoạt hệ thống miễn dịch đồng bộ giúp nâng cao sức đề kháng toàn diện cho cơ thể.… Kết hợp với albumin, protein thủy phân, DNA, RNA, và các axit amin như Glutamine, Lysine, Cysteine, Arginine, Alanine, Methionine và Isoleucine cung cấp cho cơ thể các tinh chất đạm, các protein và nguồn năng lượng đặc biệt quý giá, giúp cơ thể dễ hấp thu và phát huy hiệu quả triệt để, đào thải các độc tố, cải thiện chức năng gan và thận, hồi phục thể trạng và nâng cao sức đề kháng, đặc biệt cho các đối tượng suy nhược cơ thể do hoá-xạ trị, phẩu thuật, suy gan, thận, chạy thận nhân tạo... Sử dụng Bi-Nutafit hàng ngày là giải pháp tái tạo thể chất, hồi phục tinh thần, dọn sạch gốc tự do hỗ trợ phòng và chữa các bệnh lý không nhiễm khuẩn.

Ngoài ra Fucoidan còn giúp làm giảm Triglyceride, điều hoà huyết áp, tăng cường chức năng gan, thận

Cùng với đó, liệu pháp albumin cung cấp chất đạm cần thiết cho bệnh nhân bị suy nhược cơ thể sau phẫu thuật, xạ trị, hóa trị... cung cấp nguồn axit amin để tổng hợp protein ở các mô tổn thương, góp phần duy trì cân bằng kiềm toan cho cơ thể; làm giảm các phản ứng oxy hóa.

Việc tạo ra một protein thủy phân loại bỏ mọi chất gây dị ứng giúp cơ thể tăng sức đề kháng và suy kiệt. Kết hợp với các thành phần DNA và RNA đem lại nhiều lợi ích như tăng cường hệ thống miễn dịch, sửa chữa các tổn thương mức độ DNA, ngăn ngừa ung thư, hồi phục và tăng cường chức năng gan… 

Những axit amin như Glutamine, Lysine, Cysteine, Arginine, Alanine, Methionine và Isoleucine giúp bồi bổ cơ thể, hồi phục thể trạng và nâng cao sức đề kháng cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, di căn, đang và sau xạ trị hay điều trị hoá chất, chạy thận nhân tạo, suy gan, thận, hội chứng gan-thận…

bi-nutafit

Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Nutafit - Tăng cường miễn dịch, phòng chống ung thư

MC: Tiếp theo chương trình xin mời quý khán giả cùng Bs sẽ đến với phần tư vấn trực tiếp của chuyên gia với khán giả của chương trình. Xin mời câu hỏi đầu tiên.

Câu 1: Bố tôi bị ung thư dạ dày đã phẫu thuật cắt bỏ và điều trị hóa chất. Xin hỏi bác sĩ, bố tôi có được phép ăn uống đầy đủ chất không, liệu có làm cho khối u phát triển trở lại không? Hiện có loại TPCN nào an toàn dành riêng các bệnh nhân ung thư đang điều trị hoá chất để nâng cao sức đề kháng và hạn chế các tác dụng phụ của hoá chất không?

Sau khi mổ khí huyết người bệnh bị suy yếu và thường có các triệu chứng: nhiệt độ cơ thể thấp, toàn thân bứt rứt khó chịu, vết mổ chưa lành, dạ dày và bụng chướng đầy, khi ăn uống yêu cầu phải ăn ít chia làm nhiều bữa, ăn các loại thanh đạm dễ tiêu hoá mà lại giàu dinh dưỡng.

Thời gian này tuy cần phải bồi bổ nhưng tránh không nên đại bổ, đặc biệt phải kiêng những thực phẩm nhiều chất béo như thịt mỡ, gà béo, thực phẩm quay. Ngoài ra sau khi mổ đều phải nên kiêng thuốc lá, rượu và các loại chất cay kích thích.

Nếu như trong quá trình trị liệu có dùng thuốc hoá học, thì sẽ xuất hiện phản ứng ở đường tiêu hoá, thường thấy các triệu chứng đờ đẫn, ói mửa, bụng chướng, tiêu chảy hoặc bí đại tiện. Vì vậy, cũng cần phải chú ý ăn kiêng, kiêng ăn những chất cay, kích thích, các loại thức ăn rán hoặc tẩm hương liệu. Sau phẫu thuật ung thư dạ dày nên tránh đồ ăn cay nóng Sau phẫu thuật ung thư dạ dày nên tránh đồ ăn cay nóng

Đối với người khí trệ, thường biểu hiện ra là đầy bụng, chán ăn, tiêu hoá kém hoặc bụng quặn đau… bệnh do tỳ vị chuyển hoá thất thường nên kiêng ăn thức ăn gây tắc khí, bao gồm những thực phẩm có lượng carbohydrate cao, chất béo chất bổ nhiều hoặc các đồ ăn qua nướng, quay, chiên.

Những loại thường phải kiêng là: lạc, khoai lang, khoai tây, bí đỏ, gạo nếp, ba ba, thịt mỡ, gà vịt béo, và các chế phẩm dầm muối. Nếu người bệnh tiêu hóa kém, thường biểu hiện triệu chứng tiêu chảy, hấp thụ không tốt, gầy yếu mệt mỏi, khi đó cần kiêng những thức ăn hoạt huyết tiêu đạo như sơn trà, củ cải… đồng thời phải kiêng các thực phẩm có dầu mỡ.

Vì đối với những người này, chức năng tiêu hoá rõ ràng giảm sút, ăn những loại đó vào càng gây tổn thương đường tiêu hóa. Đối với những người có các triệu chứng thân nhiệt tăng thì nên hạn chế các đồ nòng như tỏi, ớt còn đối với người sợ lạnh thì nên ăn kiêng các đồ đá, lạnh.

Chú ý trong chế độ ăn uống: Do hệ thống tiêu hóa của người bệnh ung thư dạ dày có nhiều thay đổi sau phẫu thuật nên không chỉ chú ý đến ung thư dạ dày nên ăn gì, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống.

Cụ thể:

Có thể chế biến thức ăn dạng lỏng, sệt như súp, cháo… để dạ dày dễ tiêu hóa.

Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành 5 – 6 bữa thay vì 3 bữa chính như trước. Việc này vừa giúp bệnh nhân dễ hấp thụ lại tránh gây áp quá lớn lên dạ dày.

Nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút sau khi ăn xong, không nên nằm xuống hoặc đi lại ngay sau ăn.

Nên chọn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, tươi mới và tuyệt đối không có chất bảo quản.

Tránh xa các loại đồ ăn cay, nóng hoặc các loại thực phẩm chứa nhiều mỡ động vật, đồ chiên xào, đồ nướng…

Tuyệt đối không uống rượu, bia, hạn chế các loại đồ uống có gas. Nắm rõ ung thư dạ dày nên ăn gì trước và sau phẫu thuật, bệnh nhân cần tuân thủ một cách nghiêm túc. Nếu áp dụng một chế độ ăn uống khoa học thì bệnh nhân có thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe, lấy lại sức sống và cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn khi chống đỡ với bệnh tật.

Hiện bạn có thể bổ sung dinh dưỡng hợp lý bằng một số sản phẩm có các thành phần như: đạm Albumin, Tảo nâu Nhật Bản, colagen thủy phân, DNA, RNA, và các axit amin thiết yếu  như Glutamine, Lysine, Cysteine, Arginine, Alanine, Methionine, Isoleucine giúp tăng cường sinh lực cơ thể, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, cải thiện chức năng gan, thận.

Phục hồi thể lực cho bệnh nhân sau xạ trị và hóa trị

Câu 2: Tôi bị ung thư hầu họng, BS chỉ định cho điều trị tia xạ. Tôi nghe nói điều trị hóa chất và tia xạ rất mệt và có nhiều tác dụng phụ? Có cách nào hạn chế những tác dụng phụ đó không?

Mệt mỏi là tác dụng phụ của hóa trị ung thư hay gặp nhất. Một số bệnh nhân chỉ cảm thấy mệt thoáng qua như thiếu năng lượng, một số nặng có thể thấy suy kiệt cơ thể.

Tùy thuộc vào mức độ mệt mỏi của bạn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng các thuốc chữa các nguyên nhân (có thể là các tác dụng phụ khác của hóa trị) gây ra tình trạng đó: căng thẳng/trầm cảm, đau hay thiếu máu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng các thuốc trị triệu chứng trên sẽ làm giảm mệt mỏi cho bệnh nhân ung thư.

Bên cạnh việc dùng thuốc trị triệu chứng, bạn có thể thực hiện những việc đơn giản sau để giảm cảm giác mệt mỏi:

Không cố làm nhiều việc một lúc hoặc một mình, hãy nhờ sự giúp đỡ của người thân, bạn bè.

Điều chỉnh lại lịch làm việc, sinh hoạt nhẹ nhàng hơn.

Chế độ ăn lành mạnh, ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc và protein, uống nhiều nước.

Tập thể dục đều đặn, phù hợp với sức khỏe dù chỉ một chút mỗi ngày.

Ngủ đủ và đúng giờ.

Câu 3: Nghe nói sụt cân nhanh là dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân ung thư. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư? Xin bác sĩ tư vấn biện pháp khắc phục hiệu quả? Tôi thấy có nhiều TPCN quảng cáo có tác dụng phòng ngừa ung thư, theo BS trong trường hợp của tôi bị sụt cân như vây thì nên dùng loại nào hợp lý để nâng cao thể trạng, sức đề kháng và phòng tránh được ung thư?

Sụt cân có thể là một trong các triệu chứng đầu tiên của  bệnh ung thư, và là một trong các đặc điểm của suy mòn do ung thư

Có đến 80% bệnh nhân ung thư bị sụt cân vào một thời điểm nào đó trong quá trình bệnh. Sụt cân có thể khởi phát sớm và hầu như hiện diện ở các giai đoạn tiến triển hoặc giai đoạn cuối của bệnh ung thư.

Sụt cân thường gặp ở các ung thư phổi và đường tiêu hóa hơn so với ở các ung thư máu và một số ung thư khác (ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến…)

Tác giả DeWys khảo sát tần suất và độ nặng của sụt cân ở 3.047 bệnh nhân với các loại ung thư khác nhau; hơn một nửa các bệnh nhân sụt cân, với 22% sụt 0-5% cân nặng so với 6 tháng trước, 17% sụt 5-10% và 15% sụt trên 10% cân nặng

Những hậu quả: Đáp ứng với điều trị, chất lượng cuộc sống và thời gian sống còn của bệnh nhân đều bị ảnh hưởng xấu bởi sụt cân. Thực tế cho thấy, mức độ sụt cân chỉ có 5% cũng làm giảm đáng kể đáp ứng với các liệu pháp và rút ngắn thời gian sống. Ví dụ, với bệnh nhân nặng 70 kg thì chỉ cần sụt 3,5 kg là đã sụt tới 5% trọng lượng cơ thể.

Thật đáng ngạc nhiên là, ít nhất 20% bệnh nhân ung thư tử vong vì chứng sụt cân liên quan đến ung thư chứ không phải vì chính khối u.

Sụt cân do ung thư cũng dẫn đến:

Tăng độc tính của các liệu pháp điều trị

Giảm đáp ứng với các điều trị

Tăng thời gian của các đợt nằm viện và tỉ lệ tái nhập viện

Tăng các biến chứng và các nhiễm trùng

Giảm chất lượng sống

Cảm giác suy sụp, mất tự chủ

Các nguyên nhân: Sụt cân trong ung thư không chỉ mang ý nghĩa là không muốn ăn. Trước đây, khi các cơ chế sinh l‎ý bệnh chưa được làm sáng tỏ, người ta thường tin rằng “nếu bệnh nhân ăn nhiều hơn một chút, sụt cân sẽ bị đảo ngược”. Ngày nay, chúng ta biết rằng cơ chế sụt cân trong ung thư không đơn giản như thế, và cung cấp năng lượng đơn thuần không khắc phục được triệu chứng này.

Trong ung thư, các yếu tố gây sụt cân có thể chia thành 2 nhóm: sụt cân do các nguyên nhân đi kèm với ung thư (cancer-associated causes of weight loss) và sụt cân do bản thân khối u gây nên (cancer-induced weight loss).

Một trong những mục tiêu quan trọng của điều trị ung thư là hiểu và điều trị sụt cân do ung thư, thường được gọi là hội chứng suy mòn do ung thư (cancer cachexia).

Một giải thích đơn giản cho hội chứng suy mòn do ung thư là, do những thay đổi chuyển hóa, cơ thể đốt cháy calori nhanh hơn mức calori được thay thế. Những thay đổi chuyển hóa này gây ra bởi các yếu tố trung gian viêm và các yếu tố gây phân giải protein được sản sinh ra do hậu quả của ung thư. Chính vì sụt cân do ung thư là từ các thay đổi cơ bản trong quá trình chuyển hóa, nên nó không thể được đảo ngược đơn thuần bằng cách tăng cung cấp năng lượng.

Có thể bổ sung dinh dưỡng hợp lý bằng một số sản phẩm có các thành phần như: đạm Albumin,  Tảo nâu Nhật Bản, colagen thủy phân, DNA, RNA, và các axit amin thiết yếu  như Glutamine, Lysine, Cysteine, Arginine, Alanine, Methionine, Isoleucine giúp tăng cường sinh lực cơ thể, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, cải thiện chức năng gan, thận.

Câu 4: Bố tôi được chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến đã được điệu trị bằng phẫu thuật và xạ trị. Hiện tại sức khoẻ tương đối tốt và có thể tiếp tục trở lại làm việc. Tôi đã động viên bố tôi ăn uống, bồi bổ cơ thể nhưng ông nói phải ăn kiêng theo bằng phương pháp thực dưỡng của GS. Ohsawa theo quy luật cân bằng âm dương như một hình thức ăn chay, liệu phương pháp này có ảnh hưởng gì đến việc phục hồi của cơ thể?

Thực dưỡng Ohsawa là phương pháp thực dưỡng thông qua ăn uống. Phương pháp này do Sakurazawa Nyoichi (George Ohsawa) – giáo sư người Nhật khám phá và phát triển nên đặt tên phương pháp này theo tên của ông.

Nhà y triết lỗi lạc thế kỷ 20 này đã truyền phương pháp thực dưỡng này, hỗ trợ nhiều người chữa được nhiều bệnh, kể cả những bệnh nan y.

Trong những yếu tố tạo nên cuộc đời khỏe mạnh, cơ bản nhất là tuyển chọn thực phẩm, nấu nướng, ăn uống đúng trật tự vũ trụ.

Ohsawa là phương pháp ăn chay thuận với thiên nhiên và cân bằng Âm – Dương của cơ thể. Bạn đã từng lắng nghe cơ thể mình nói chưa? Nếu chưa thì bạn hãy lắng nghe đi.

Bởi, một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh tật đó là chúng ta không biết lắng nghe cơ thể mình và nạp nhiều thức ăn vào cơ thể mà chẳng hiểu gì về chúng.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến ngày càng xuất hiện nhiều căn bệnh lạ, khó điều trị, làm giảm tuổi thọ của con người.

Phương pháp thực dưỡng ohsawa giúp bạn có cuộc sống vui khỏe, đồng thời hỗ trợ trị liệu một số bệnh về thể xác lẫn tinh thần.

Đây là phương pháp thực dưỡng chọn nguồn thực phẩm chủ yếu là rau củ quả tự nhiên và các loại ngũ cốc. Trong đó, gạo lứt và muối mè không thể thiếu trong phương pháp thực dưỡng này.

Theo nghiên cứu trong gạo lứt có các thành phần: chất đạm, tinh bột, chất béo, chất xơ và nhiều loại vitamin quan trọng (B1, B2, B3, B6).

Trong gạo lứt cũng rất giàu các acid pantothenic, acid para-aminobenzonic, sắt, canxi, magie, kali, xelen, glutathione…Trong mè đen có nhiều vitamin (H, E, K) tiền vitamin A, photpho, chất béo chưa bão hòa.

Mà bạn biết không, xelen có khả năng ngăn ngừa ung thư, glutathione phòng nhiễm bụi phóng xạ. Acid pantothenic tăng cường chức năng vỏ não, chống u bướu ác tính và viêm da. Nên chế độ ăn toàn gạo lứt, muối mè rất tốt cho người bệnh.

Hơn nữa trong gạo lứt có những ưu điểm tuyệt vời:

Đầy đủ chất bổ dưỡng.

Phòng và điều trị được nhiều bệnh nan y.

Dễ dàng chế biến.

Giản dị trong việc bếp núc.

Hiện nay, chúng ta chưa có bằng chứng cho thấy việc sử dụng chế độ thực dưỡng có hiệu quả trong chữa trị ung thư. Ngược lại, chúng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong việc đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư, dẫn đến suy nhược cơ thể.

Thực dưỡng gây ra nguy cơ suy dinh dưỡng:

Suy dinh dưỡng là vấn đề thường gặp ở bệnh nhân ung thư. Nó dẫn đến nhập viện kéo dài, giảm đáp ứng với điều trị, tăng tác dụng phụ, chất lượng cuộc sống bị suy giảm và tiên lượng xấu hơn.

Người bệnh cần đảm bảo chế độ ăn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng gồm đạm, đường, tinh bột, chất béo, nước, vitamin, khoáng cần thiết để đáp ứng cân nặng và lượng calorie cần thiết.

Chúng ta chỉ có duy nhất bằng chứng cho thấy chế độ ăn giảm chất béo có thể giúp phòng ngừa tái phát cho bệnh nhân ung thư vú giai đoạn đầu. Tuy vậy, việc đảm bảo cân nặng, calo nạp vào và các chất dinh dưỡng còn lại vẫn cần thiết.

Ảnh hưởng quá trình điều trị ung thư:

Một nghiên cứu tổng hợp so sánh thực dưỡng với chế độ ăn bình thường cho thấy chế độ thực dưỡng thiên lệch nhiều về gạo lứt. Nó hạn chế thực phẩm cung cấp nhiều đạm như thịt, cá, trứng, sữa, đậu tương.

Điều này dẫn đến thiếu hụt lượng calorie, đạm, vitamin D, vitamin B1, B2, B3, B12 (những chất quan trọng cho hình thành tế bào hồng cầu, tổng hợp DNA). Thiếu vitamin B12 có thể dẫn tới mất vị giác, khứu giác, làm ăn uống không ngon, từ đó tiếp tục làm suy dinh dưỡng ở bệnh nhân. Thiếu canxi (quan trọng cho sức khỏe tim mạch và xương) cần thiết cho cơ thể.

Phục hồi thể lực cho bệnh nhân sau xạ trị và hóa trị

MC: Xin chân thành cảm ơn những câu hỏi của khán giả và phần tư vấn hết sức chi tiết của BS. Do thời lượng chương trình có hạn nên những câu hỏi chưa được bác sỹ trả lời trực tiếp chúng tôi sẽ trả lời riêng vào hòm thư cá nhân của quý vị. Còn bây giờ sẽ là một số lưu ý của chương trình.

Sau đây là những lưu ý quan trọng để có thể chăm sóc bệnh nhân hóa trị liệu đúng cách

Về dinh dưỡng:

Đối với bệnh nhân ung thư sau hóa trị cơ thể trở nên rất yếu ớt do các tác dụng phụ của hóa chất chống ung thư. Bệnh nhân sau hóa trị cần được bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng dễ tiêu để tránh các tổn thương hệ tiêu hóa vốn đang rất yếu. Cá, thịt trắng, và trứng là những thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ hấp thụ cho bệnh nhân. Đồng thời bệnh nhân cũng rất cần bổ sung khoáng chất và vitamin để bù đắp lượng thiếu hụt và suy giảm do quá trình hóa trị. Các loại rau xanh như bắp cải, xà lách, súp lơ, cà rốt rất phù hợp để thực hiện nhiệm vụ này.

Về khả năng miễn dịch:

Hầu hết các loại thuốc trị ung thư đều sẽ ảnh hưởng xấu đến tủy xương, từ đó làm giảm khả năng tạo bạch cầu của bệnh nhân. Trong khi đó Bạch cầu là những tế bào có thể tiêu diệt vi khuẩn từ đó duy trì sức đề kháng và miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Quá trình hóa trị ung thư có thể làm suy giảm sức đề kháng của người bệnh, tạo cơ hội cho vi trùng xâm nhập và gây bệnh. Vì vậy người nhà và bệnh nhân cần lưu ý thận trọng trong sinh hoạt nhằm đề phòng sự nhiễm trùng

Luyện tập tăng cường thể trạng sau hóa trị:

Nhiều bệnh nhân ung thư ngại vận động sau hóa trị bởi lo ngại các bài tập dễ khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất sức hơn. Nhưng các nghiên cứu cho thấy, luyện tập phù hợp, theo chỉ dẫn của bác sĩ không khiến bạn cảm thấy mệt mỏi mà còn giúp tăng cường thể chất, cải thiện các chức năng miễn dịch, giảm khả năng hoạt động của các tế bào ung thư. Thông thường, sau một đến bảy ngày phẫu thuật, nếu không phải kiêng kị thì bệnh nhân nên nhờ người nhà giúp đỡ trong việc đi lại, tập những động tác nhẹ nhàng ở bốn chi nhằm thúc đẩy chức năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng.

Bổ sung sản phẩm có tác dụng hỗ trợ tăng cường miễn dịch và nâng cao thể chất. Có thể sử dụng sản phẩm có các thành phần như: đạm Albumin,  Tảo nâu Nhật Bản, colagen thủy phân, DNA, RNA, và các axit amin thiết yếu  như Glutamine, Lysine, Cysteine, Arginine, Alanine, Methionine, Isoleucine

Kính thưa quý vị, Bệnh tật rất khó trừ một ai, tuy nhiên dù trong hoàn cảnh nào thì chúng ta hãy luôn lạc quan và cố gắng tìm cho mình một phương pháp điều trị hiệu quả để có thể chiến thắng được bệnh tật và tiếp tục vui sống. Thời lượng chương trình Hãy chia sẻ cùng chúng tôi ngày hôm nay xin được tạm dừng. Xin được chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong các số tiếp theo.

Viết bình luận