Phục hồi thể lực cho bệnh nhân sau xạ trị và hóa trị - Phần 1

Ung thư hiện nay vẫn đang là một gánh nặng cho toàn cầu. Một căn bệnh nguy hiểm mà khoa học vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị. Theo thống kê của cơ quan Nghiên Cứu Ung Thư Quốc Tế (IARC), năm hàng năm trên thế giới có 12,7 triệu người mắc bệnh ung thư, 7,6 triệu người đã chết vì căn bệnh này. Chỉ tính riêng ở Việt Nam, cứ 100.000 người dân thì có 138,7 người mắc bệnh ung thư, trong đó có 101 người tử vong. Các phương pháp điều trị ung thư hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới chủ yếu phẫu thuật cắt bỏ khối u, kết hợp với truyền hoá chất trị liệu và xạ trị.

Phục hồi thể lực cho bệnh nhân sau xạ trị và hóa trị

Phục hồi thể lực cho bệnh nhân sau xạ trị và hóa trị

Tuy vậy ngoài tác dụng tích cực của hoá trị và xạ trị là tiêu diệt tế bào ung thư song vẫn còn nhiều tác dụng phụ gây tổn hại cho những tế bào lành, tế bào vùng lân cận, nhất là tế bào máu được tạo ra từ tuỷ xương, tế bào chân tóc, tế bào trong miệng, đường tiêu hoá, trong tim, phổi, và hệ thống sinh sản, ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ người bệnh.

Tác dụng phụ thường gặp sau hoá trị và xạ trị của bệnh nhân ung thư là:

- Giảm sức đề kháng

- Thiếu máu (giảm số lượng hồng cầu)

- Buồn nôn và nôn, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân

- Rụng tóc: thường khởi phát từ 3-4 tuần sau chu kỳ điều trị đầu tiên

- Đặc biệt lưu ý, Ung thư tăng nguy cơ hình thành huyết khối và việc hoá trị càng khiến nguy cơ này tăng cao hơn, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Trên thực tế đa số bệnh nhân Ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến việc hạn chế đến mức thấp nhất tác dụng phụ có hại của Hoá trị và Xạ trị. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy kiệt, sức khoẻ ngày càng giám sút trầm trọng. Nhiều bệnh nhân Ung thư chết do suy kiệt trước khi chết vì khối ung thư. Điều này cho thấy cần phải lưu tâm tới tác dụng phụ của Hoá trị và Xạ trị.

Bệnh nhân Ung thư phải đối mặt với rất nhiều hậu quả từ chính căn bệnh này gây ra, thêm vào đó những tác dụng phụ từ việc sử dụng hoá chất trị liệu đã ảnh hưởng một phần không nhỏ vào tâm lý và thể chất của người bệnh. Vì thế, sự cần thiết là phải lưu ý đến những tác dụng không mong muốn của hoá chất gây ra là hết sức quan trọng để từ đó có những biện pháp tích cực trong việc giảm thiểu những tác dụng phụ cho bệnh nhân, nhằm nâng cao chất lượng điều trị và mang lại những lợi ích thiết thực hơn cho người bệnh.

Mỗi năm, nước ta có khoảng 150.000 bệnh nhân chết vì ung thư, trong đó 80% bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u. Thế nhưng, trong các buổi khám bệnh, rất ít bệnh nhân đề cập đến việc ăn uống thế nào cho hợp lý. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng chỉ cần sụt 5% cân nặng đã rút ngắn 1/3 thời gian sống của bệnh nhân. Việc bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khoẻ để hỗ trợ điều trị là một bộ phận không thể thiếu được trong các biện pháp điều trị tổng hợp. Do đó nơi nào không có hỗ trợ điều trị bằng cách cung cấp dinh dưỡng và các chất bổ sung hàng ngày thì nơi đó không thể có điều trị hợp lý được, đặc biệt quan trọng đối với các bệnh nhân điều trị ung thư bằng xạ trị, hoá trị liệu, phẩu thuật hoặc điều trị nhắm đích.

MC: Thưa quý vị! Theo ước tính, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 126.000 ca mới mắc ung thư và 94.000 ca tử vong do ung thư, gấp 9 lần con số tử vong do tai nạn giao thông. Dự kiến đến năm 2020 sẽ có tối thiểu 189.344 ca ung thư mới mắc.

Hóa trị và xạ trị là những phương pháp hiệu quả trong điều trị bệnh ung thư, nó có thể tiêu diệt các tế bào ung thư, đồng thời cũng ảnh hưởng tới các mô lành xung quanh. Bên cạnh đó, người điều trị ung thư bằng hóa trị và xạ trị còn chịu những tác dụng phụ không mong muốn ….. Nhằm giúp quý vị khán giả hiểu hơn về hóa trị và xạ trị, cũng như những ảnh hưởng với người bệnh và làm thế nào để hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân ung thư sau mỗi đợt điều trị, Chương trình ngày hôm nay đã mời đến trường quay:

Phục hồi thể lực cho bệnh nhân sau xạ trị và hóa trị

Thưa quý vị, nhắc đến ung thư thì dường như tất cả chúng ta đề biết, đây là căn bệnh ngày càng phổ biến trong xã hội, khó chữa trị và tỷ lệ tử vong cao. Phần lớn bệnh nhân ung thư sẽ phải đối mặt với việc phải sử dụng phương pháp hóa trị và xạ trị trong quá trình điều trị. Xin bác sĩ giải thích rõ hơn về khái niệm này và quá trình thực hiện những phương pháp điề trị này?

Ung thư là căn bệnh đáng sợ nhất của thế giới hiện đại. Số người mắc phải căn bệnh này ngày càng một nhiều và không có xu hướng dừng lại. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh. Trong đó có 2 phương pháp thông thường được áp dụng để điều trị cho bệnh nhân ung thư chính là hóa trị và xạ trị. Tùy vào từng tình trạng bệnh mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng phương pháp điều trị cho phù hợp.

Hóa trị là phương pháp sử dụng một hay nhiều hóa chất truyền vào cơ thể cho bệnh nhân ung thư. Con đường đưa thuốc vào trong cơ thể chủ yếu là đường tĩnh mạch.

Còn đối với xạ trị là phương pháp sử dụng các tia năng lượng cao chiếu vào cơ quan bị ung thư. Các tia năng lượng đó có thể là tia X, tia gamma, tia proton,...

Cả 2 phương pháp hóa trị và xạ trị đều có chung một mục đích là tiêu diệt các tế bào ung thư, từ đó khiến cho khối u nhỏ đi.

MC: Vậy thì khi buộc phải sử dụng 1 trong 2 phương pháp điều trị hóa trị hay xạ trị thì bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những tác dụng phụ như thế nào, thưa bác sĩ?

Với cả 2 biện pháp điều trị ung thư bằng hóa trị hay xạ trị đều khiến bệnh nhân sẽ gặp phải rất nhiều các tác dụng phụ chung như:

- Buồn nôn, nôn

- Thiếu máu

- Suy giảm hệ miễn dịch.

- Ngoài ra cả 2 bệnh đều khiến bệnh nhân bị rụng tóc, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ,...

- Ngoài ra còn một số các tác dụng khác như: mẩn đỏ, nứt nẻ da, da dễ bị viêm nhiễm, lở loét và nặng hơn có thể gây hoại tử vị trí đó.

MC: Cụ thể hơn thì quá trình hóa trị và xạ trị sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các cơ quan trong cơ thể của bệnh nhân, thưa bác sĩ?

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời quý vị cùng theo dõi một số tư liệu sau:

Bên cạnh vai trò giúp bệnh nhân giành lại sự sống, hóa trị liệu cũng gây ra không ít tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan của cơ thể.

- Máu và thành phần máu: Gây ra tình trạng thiếu hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu

- Hệ miễn dịch: Hóa trị liệu dẫn tới suy giảm chức năng của hệ thống miễn dịch do các tế bào miễn dịch bị tiêu diệt và tủy xương không sản xuất các tế bào miễn dịch mới. Biểu hiện là cơ thể dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus, nấm dẫn đến viêm phổi, viêm đường tiết niệu, lở loét miệng, nấm miệng…

- Hệ tiêu hóa (gan, đường ruột): Gan: gan là "nhà máy khử độc của cơ thể" nên sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Việc sử dụng hóa chất sẽ làm tổn thương các tế bào gan đưa đến suy giảm chức năng gan, các men gan tăng cao trong máu và làm tăng nguy cơ nhiễm độc cho cơ thể. Đường ruột: Tế bào niêm mạc đường ruột cũng là loại tế bào nhạy cảm với hóa chất. Chúng bị tiêu diệt và suy giảm nặng nề nên các chức năng của dạ dày, ruột non, đại tràng đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch đường ruột, nơi tập trung 80% kháng thể của cơ thể cũng bị suy giảm nặng nề, hậu quả tiêu chảy và các hình thức rối loạn tiêu hóa khác xuất hiện: phân lỏng, táo bón…

- Nhiều loại thuốc hóa trị ảnh hưởng đến nang lông và có thể gây rụng tóc trong vòng một vài tuần điều trị đầu tiên. Rụng tóc có thể xảy ra trên đầu, lông mày, lông mi. Tuy nhiên, tình trạng rụng tóc chỉ là tạm thời, tóc tăng trưởng mới thường bắt đầu một vài tuần sau đợt điều trị cuối cùng.

- Hệ tuần hoàn: Một số loại thuốc hóa trị có thể làm suy yếu cơ tim, dẫn đến bệnh cơ tim, hoặc ảnh hưởng đến khả năng bơm máu hiệu quả của cơ tim. Một số loại thuốc hóa trị có thể làm tăng nguy cơ đau cơ tim.

- Hệ bài tiết (thận và bàng quang): Thận sẽ phải làm việc rất nhiều khi thuốc hóa trị vào cơ thể. Các triệu chứng của tổn thương thận là biểu hiện của viêm cầu thận cấp như giảm đi tiểu, phù nề và đau đầu.

- Hệ thần kinh: Thuốc hóa trị có thể gây ra vấn đề với trí nhớ, khiến bệnh nhân gặp khó khăn để tập trung hoặc suy nghĩ. Suy giảm nhận thức này có thể mất đi sau khi kết thúc điều trị, hoặc có thể kéo dài trong nhiều năm.

- Một số loại thuốc hóa trị có thể gây đau, yếu, tê hoặc ngứa ran ở bàn tay và bàn chân (bệnh thần kinh ngoại biên). Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, đau nhức, hay run rẩy. Phản xạ và kỹ năng vận động có thể giảm sút.

Phục hồi thể lực cho bệnh nhân sau xạ trị và hóa trị

MC: Để giảm tải những tác dụng phụ đối với bệnh nhân trong quá trình hóa trị xạ thì y học đã có những giải pháp như thế nào, thưa bác sĩ?

Phương pháp 1: Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để giảm nhẹ tác dụng phụ hóa trị

Thời gian của một phác đồ hóa trị thường kéo dài. Theo các chuyên gia y tế, nếu người bệnh ung thư có sức khỏe tốt thì những tác dụng phụ của hóa trị ung thư thường nhẹ và kết thúc nhanh hơn so với những người suy kiệt. Chế độ dinh dưỡng có thể nói là biện pháp đầu bảng để gia tăng sức khỏe cho bệnh nhân.

Do đó, trước khi bắt đầu hóa trị, để duy trì sức khỏe và năng lượng bạn nên chuẩn bị một chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng. Những thực phẩm bạn nên ưu tiên trong thực đơn hàng ngày là rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Uống nhiều nước, sữa, súp, nước ép trái cây,… để tránh tình trạng mất nước trong quá trình hóa trị, đồng thời các bữa ăn lỏng cũng là lựa chọn hợp lý nếu bạn bị viêm loét miệng, khó ăn đồ cứng, khó hấp thu. Ăn các món mềm, mát hoặc đông lạnh như sữa chua, kem tươi và nước đá. Chia các bữa ăn thành 5-6 bữa nhỏ một ngày thay vì ba bữa lớn. Một lưu ý có thể rất cần với người bệnh bị tác dụng phụ buồn nôn và nôn là ăn nhiều protein và calo sẽ giúp giảm cảm giác buồn nôn.

Ngoài ra, bệnh nhân cần hạn chế các chất kích thích, thực phẩm có hàm lượng đường trắng cao, nhiều chất béo bão hòa và muối.

Bên cạnh chế độ ăn uống, thì bạn cũng cần điều chỉnh lại lịch làm việc, sinh hoạt nhẹ nhàng hơn, ngủ đủ và đúng giờ để cải thiện thể trạng, chuẩn bị tốt nhất cho một đợt hóa trị thành công.

Phương pháp 2: Hạn chế tác dụng phụ của hóa trị bằng luyện tập và vận động

Nhiều bệnh nhân ung thư không muốn vận động, luyện tập trong và sau quá trình hóa trị vì vừa mệt mỏi vừa lo tập gây mệt mỏi, mất sức hơn. Trên thực tế, tập luyện vừa phải theo hướng dẫn của bác sĩ và các chuyên gia y tế lại là phương pháp hiệu quả giúp giảm mệt mỏi do tăng lượng máu tới các cơ quan, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ bị yếu cơ bắp do thiếu vận động.

Tùy từng bệnh ung thư, tuổi tác và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà có lịch tập luyện hợp lý. Thường là trong tuần đầu sau hóa trị, bệnh nhân đã có thể tập đi lại, tập những động tác nhẹ nhàng để tăng lượng máu đến cơ, kích thích tiêu hóa và bài tiết chất độc. Thời gian tập phụ thuộc vào cảm giác chủ quan của bạn, tuy vậy nên tăng dần thời gian qua mỗi lần tập. Khi tập cần mặc quần áo thoải mái, ăn uống vừa đủ để hỗ trợ tốt cho việc tập luyện.

Phương pháp 3: Hỏi bác sĩ về thuốc dự phòng hoặc điều trị tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ của hóa trị có thể dự phòng hoặc điều trị triệu chứng hiệu quả bằng thuốc. Thuốc có thể được kê bởi bác sĩ ngay khi có chỉ định về loại thuốc hóa trị liệu hoặc do bệnh nhân đề xuất khi có triệu chứng. Các nhóm thuốc như:

Thuốc chống nôn thường được kê ngay từ đầu trong trường hợp loại thuốc hóa trị bạn dùng dễ gây buồn nôn và nôn.

Thuốc giảm đau/hạ sốt trong trường hợp có đau hoặc sốt.

Thuốc trị tiêu chảy/táo bón: cân nhắc sau khi thay đổi thói quen ăn uống, vận động, sinh hoạt.

Thuốc trị thiếu máu: thường bổ sung sắt, acid folic, B12.

Thuốc kích thích sinh các dòng tế bào máu: kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu/bạch cầu/tiểu cầu tùy trường hợp.

Thuốc gây tê: giảm đau trong những trường hợp viêm loét miệng.

Bù nước, điện giải: khi bệnh nhân sốt hay tiêu chảy có nguy cơ mất nước.

Tuy nhiên bạn cần đặc biệt lưu ý hỏi bác sĩ trước khi có ý định sử dụng bất cứ loại thuốc nào trong giai đoạn này.

Phương pháp 4: Ghi nhật ký tác dụng phụ gặp phải để dự phòng lần sau

Hóa trị thường chia thành nhiều đợt. Đợt đầu tiên bạn thường tham khảo ý kiến từ bác sĩ, nhân viên y tế, các bệnh nhân khác hoặc tìm hiểu thông tin qua mạng để dự phòng và đối phó với các tác dụng phụ có thể xảy ra khi hóa trị. Tuy nhiên, những đợt sau đó bạn có thể theo dõi tác dụng phụ mình hay gặp bằng cách ghi lại sổ nhật ký. Như vậy bạn có thể biết rõ tác dụng phụ nào mình hay gặp, gặp ở thời điểm nào, sau bao lâu tác dụng phụ này thuyên giảm, chế độ ăn uống và sinh hoạt thế nào thì bản thân bạn sẽ thấy thoải mái và nhanh hồi phục hơn,…

Ngoài ra trong sổ nhật ký tác dụng phụ này bạn hãy ghi thêm số điện thoại bác sĩ, số cấp cứu, những điều cần lưu ý khác. Cuốn sổ này bạn cũng nên chia sẻ với người thân của bạn để được giúp đỡ khi cần.

Phương pháp 5: Chuẩn bị tâm lý để chiến thắng tác dụng phụ của hóa trị ung thư

Tâm lý lo lắng, sợ hãi quá mức có thể làm sức khỏe chuyến biến xấu, ảnh hưởng không tốt đến quá trình hóa trị.

Bạn nên tin tưởng vào bác sĩ, suy nghĩ lạc quan, tích cực. Bên cạnh chế độ ăn uống, sinh hoạt theo sở thích cá nhân, bạn có thể thay đổi hình ảnh để có thêm tự tin, khắc phục yếu tố tự ti trong tâm lý. Ví dụ khi rụng tóc bạn có thể mang tóc giả, đội mũ, choàng khăn, chăm sóc da và trang điểm. Chia sẻ với người thân quen, bạn bè của bạn để vơi đi gánh nặng tâm lý. Tham gia các hội nhóm bệnh nhân ung thư để kết nối, đồng cảm và sẻ chia cùng nhau cũng là một lựa chọn tốt.

Các kỹ thuật giãn cơ, thôi miên, ức chế sinh học để thư giãn có thể giúp ích và cần được thực hiện bởi nhân viên y tế. Ví dụ để giảm mức lo lắng và quên được những khó chịu có thể dùng 0,5 mg Iorazepam 3 lần/ngày.

Một số trường hợp cần cách ly trong hay sau khi điều trị có thể dẫn đến cảm giác cô đơn, trầm cảm, rối loạn tâm thần. Lúc này cần cả người thân, bác sĩ điều trị và bác sĩ tâm lý vào cuộc. Các nhu cầu tình cảm của bệnh nhân cần được đặt lên cao nhất trong trường hợp này.

Phương pháp 6: Giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị bằng Bi-Nutafit với 2 viên mỗi ngày

Y học hiện đại ngày nay đã và đang nỗ lực không ngừng để tìm ra các hoạt chất có tác dụng cải thiện chất lượng cuộc sống, hạn chế các tác dụng có hại gây ra bởi các phương pháp điều trị truyền thống. Trong đó nổi bật nhất là Fucoidan - một hợp chất cao phân tử được chiết xuất từ loài tảo nâu Nhật Bản.

Hợp chất này đã được nghiên cứu và cho đi vào sử dụng cách đây rất nhiều năm ở các quốc gia phát triển trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản. Fucoidan đem lại rất nhiều tác dụng có lợi cho người mắc bệnh ung thư, như khả năng làm tăng cường sức đề kháng của cơ thể, kích thích tế bào ung thư tự chết đi, ngăn chặn quá trình xâm lấn và di căn của tế bào ung thư.

Khoa học đã chứng minh hoạt chất fucoidan chiết xuất từ tảo nâu có hoạt tính sinh hoc cao, là chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng ngăn ngừa các bệnh qua trung gian gốc tự do thông qua 3 cơ chế: 

- Kích hoạt hệ thống tự chết tế bào ung thư

- Ngăn cản sự hình thành các mạch máu nuôi dưỡng xung quanh khối u, ngăn cản sự di căn của ung thư.

- Kích hoạt hệ thống miễn dịch nâng cao sức đề kháng của cơ thể, thúc đẩy quá trình truyền tín hiệu đến các tế bào lympho (là các tế bào kiểm soát khả năng miễn dịch của cơ thể)  để chúng tấn công các mầm bệnh, tăng khả năng miễn dịch một cách hiệu quả.

Ngoài ra Fucoidan còn giúp làm giảm Triglyceride, điều hoà huyết áp, tăng cường chức năng gan, thận

Cùng với đó, liệu pháp albumin cung cấp chất đạm cần thiết cho bệnh nhân bị suy nhược cơ thể sau phẫu thuật, xạ trị, hóa trị... cung cấp nguồn axit amin để tổng hợp protein ở các mô tổn thương, góp phần duy trì cân bằng kiềm toan cho cơ thể; làm giảm các phản ứng oxy hóa.

Việc tạo ra một protein thủy phân loại bỏ mọi chất gây dị ứng giúp cơ thể tăng sức đề kháng và suy kiệt. Kết hợp với các thành phần DNA và RNA đem lại nhiều lợi ích như tăng cường hệ thống miễn dịch, sửa chữa các tổn thương mức độ DNA, ngăn ngừa ung thư, hồi phục và tăng cường chức năng gan… 

Những axit amin như Glutamine, Lysine, Cysteine, Arginine, Alanine, Methionine và Isoleucine giúp bồi bổ cơ thể, hồi phục thể trạng và nâng cao sức đề kháng cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, di căn, đang và sau xạ trị hay điều trị hoá chất, chạy thận nhân tạo, suy gan, thận, hội chứng gan-thận…

Các nhà khoa học Canada đã nghiên ra sản phẩm Bi –Nutafit với Fucoidan từ tảo nâu Nhật Bản giúp khử các gốc tự do, chống các chất oxy hoá. Kết hợp với albumin, protein thủy phân, DNA, RNA, và các axit amin như Glutamine, Lysine, Cysteine, Arginine, Alanine, Methionine và Isoleucine giúp cơ thể đào thải các độc tố, cải thiện chức năng gan và thận, hồi phục thể trạng và nâng cao sức đề kháng. Sử dụng Bi-Nutafit hàng ngày là giải pháp tái tạo thể chất, hồi phục tinh thần, dọn sạch gốc tự do hỗ trợ phòng và chữa các bệnh lý không nhiễm khuẩn 

bi-nutafit

Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Nutafit - Tăng cường miễn dịch, phòng chống ung thư

Viết bình luận