Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không?

Phồng đĩa đệm là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm. Vậy phồng đĩa đệm có nguy hiểm không? Và cách điều trị phồng đĩa đệm như thế nào? Là câu hỏi của không ít người hiện nay. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về bệnh phồng đĩa đệm, nguyên nhân và cách phòng điều trị bệnh.

Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không

>> Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chữa như thế nào

>> Thoát vị đĩa đệm ăn gì tốt nhất

Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không?

* Phồng đĩa đệm là gì?

Phồng đĩa đệm là giai đoạn đầu, thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm khi đĩa đệm chỉ mới phồng ra sau, về phía vòng sợi bị suy yếu, nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ và thường không gây chèn ép thần kinh nên hiện tượng đau nhức đôi khi không rõ ràng và nghiêm trọng vì vậy rất khó để người bệnh có thể nhận biết.

Tuy nhiên, tình trạng phồng đĩa đệm kéo dài cùng với tác động từ bên ngoài như mang vác vật nặng, cúi nhiều, lao động nặng nhọc, vất vả… sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Lúc này đĩa đệm sẽ chính thực chệch ra ngoài gây chèn ép lên rễ thần kinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng vận động của người bệnh.

* Nguyên nhân phồng đĩa đệm

- Do yếu tố tuổi tác, cột sống và đĩa đệm dần bị thoái hóa, các đĩa đệm vì thế trở nên suy yếu và dễ bị phồng lên. Các dây chằng bao quanh cũng dần mất đi tính đàn hồi và dễ rách.

- Do thường xuyên mang vác vật nặng dễ khiến cột sống và đĩa đệm chịu nhiều áp lực, lâu ngày đĩa đệm bị suy yếu, xơ vữa gây tình trạng phồng đĩa đệm.

- Chấn thương cột sống cũng là nguyên nhân khiến đĩa đệm bị ảnh hưởng và có thể gây phồng đĩa đệm.

- Béo phì gây áp lực lên cột sống, đĩa đệm cũng là nguyên nhân có thể gây phồng đĩa đệm

Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không

* Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không?

Phồng đĩa đệm không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị, phòng ngừa có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm - đây là mối nguy hiểm thật sự gây ảnh hưởng lớn đến vận động và sinh hoạt của người bệnh, có thể gây ra bại liệt không đi lại được.

* Cách phòng và điều trị bệnh phồng đĩa đệm

>> Cách phòng tránh bệnh phồng đĩa đệm

+ Để ngăn chặn bệnh được hiệu quả nhất, mọi người cần chú ý chăm sóc sức khỏe của chính bản thân mình ngay từ khi còn trẻ, khi cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt sẽ phòng ngừa bệnh tật được hiệu quả hơn.

+ Bí quyết phòng ngừa tình trạng phồng đĩa đệm là bạn luôn đứng, ngồi đúng tư thế, không được mang vác vật quá nặng, không cúi người để khiêng mà phải ngồi xuống từ từ khiêng lên lấy lực từ 2 chân.

+ Tập thể dục: là biện pháp vô cùng quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe cũng như duy trì sự dẻo dai của cơ thể nhằm phòng ngừa bệnh tật, giảm thiểu tình trạng đau nhức một cách hiệu quả.

Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không

+ Giữ trọng lượng cân nặng hợp lý: ăn uống một cách khoa học, giữ trọng lượng cân nặng ở mức hợp lý, ổn định, tránh tình trạng thừa cân béo phì sẽ gây ra đau lưng, phồng đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm,…

+ Khám sức khỏe định kỳ: đến khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện bệnh được sớm từ đó việc điều trị cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.

+ Bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp như: xương ống hầm, sữa, ngũ cốc, nấm, cà chua, giá đỗ, trà xanh,…

>> Cách điều trị phồng đĩa đệm

+ Điều trị nội khoa: Thông thường, để giảm nhanh hiện tượng đau, một số loại thuốc Tây y có tác dụng giảm đau và chống viêm sẽ được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn. Ngoài ra bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc giãn cơ, an thần, trấn tĩnh thần kinh và vitamin nhóm B liều cao (B1, B6, B12). Việc sử dụng đúng và đủ liều lượng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp tình trạng bệnh của người bệnh giảm đi nhanh chóng. Nhưng biện pháp này chỉ là tạm thời không điều trị dứt điểm được bênh.

+ Thuốc Đông y: hiện nay cũng được nhiều bệnh nhân lựa chọn để điều trị bệnh phồng đĩa đệm. Các bài thuốc này thường phải điều trị với thời gian dài và phải có sự kiên trì thì mới có hiệu quả.

+ Tập vật lý trị liệu: Việc tập các bài tập vật lý trị liệu có thể được tiến hành độc lập trong trường hợp bệnh nhẹ, hoặc kết hợp với việc dùng thuốc, thực phẩm chức năng khi bệnh đã tiến triển nặng. Một số biện pháp điều trị vật lý và các liệu pháp phản xạ thường được sử dụng: bao gồm phương pháp nhiệt như chườm nóng (túi nước, muối rang, cám rang, lá lốt, lá ngải cứu nóng); dùng các dòng điện tại khoa vật lý trị liệu, điều trị bằng laser; châm cứu… Các bài tập này sẽ giúp kéo giãn cột sống, làm giãn mâm sống và dịch chuyển đĩa đệm bị phồng, giúp đĩa đệm trở lại tình trạng như ban đầu.

+ Dùng thực phẩm chức năng trị bênh: Hiện nay thực phẩm chức năng được rất nhiều bệnh nhân tin dùng về tính an toàn, tiện dụng và hiệu quả của nó. Thực phẩm chức năng điều trị được tận gốc bệnh, được điều chế dạng viên dễ dàng sử dụng, không có tác dụng phụ và rút ngắn thời gian điều trị.

Qua bài viết này đã giúp chúng ta trả lời được câu hỏi phồng đĩa đệm có nguy hiểm không? Và cách điều trị phồng đĩa đệm như thế nào? Chúc các bạn luôn có sức khỏe tốt!

Lời khuyên:

Bạn nên kết hợp tập luyện thể thao nhẹ đồng thời uống kèm thực phẩm chức năng bổ xương khớp giúp xương khớp của bạn luôn khỏe mạnh và  phòng tránh các bệnh như phồng đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, viêm đa khớp, thấp khớp, ...

Bạn thể tham khảo: >>> Bi-Jcare - Sức khỏe xương khớp cho mọi nhà

Bi-Jcare

 

Viết bình luận