Phân biệt tiểu đường type 1 và type 2

Tiểu đường là một bệnh lý mạn tính và hầu như không thể chữa khỏi hoàn toàn. Đây là nguyên nhân phổ biến gây tàn phế từ rất sớm, thậm chí là tử vong ở các nước phát triển do các biến chứng nghiêm trọng của bệnh gây ra. Bệnh gồm 2 type chính đó là tiểu đường type 1 và type 2. Trong đó đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 chiếm đến 90%, 10% là type 1. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn so sánh tiểu đường type 1 và type 2.


 

1. Tổng quan về bệnh tiểu đường


Tại Việt Nam có đến hơn 5 triệu người bị đái tháo đường, chiếm tỷ lệ ca bệnh nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á và đây là bệnh lý nằm trong 4 nhóm bệnh gây biến chứng nguy hiểm nhất cho sức khỏe người dân. Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế được thực hiện vào năm 2015, trên toàn quốc số bệnh nhân bị ĐTĐ trong độ tuổi từ 18 - 69 là 4,1%, trong khi đó tiền ĐTĐ là 3,6%.

Dựa vào những số liệu trên có thể thấy rằng việc kiểm soát tốt lượng đường trong máu sẽ giúp làm giảm nguy cơ gặp biến chứng nghiêm trọng của căn bệnh này. Trong đó việc chẩn đoán và phân biệt đúng loại tiểu đường type 1 và type 2 lại rất có giá trị trong công tác điều trị.


2. Phân biệt tiểu đường type 1 và type 2


2.1.Tiểu đường type 1

 
Tiểu đường type 1, còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin. Trong bệnh tiểu đường type 1, là do cơ chế tự miễn, tức tuyến tụy bị tấn công và phá hủy bởi chính cơ thể, làm cho tuyến tụy không còn khả năng sản xuất insulin nữa.

Kháng thể bất thường này được thành lập ngay trong cơ thể người bệnh tiểu đường type 1. Kháng thể này bản chất là protein trong máu, một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bệnh nhân bị tiểu đường type 1 muốn sống được cần phải chích insulin mỗi ngày.

Tiểu đường type 1 có xu hướng xảy ra ở người trẻ, thường dưới 30 tuổi. Tuy nhiên ở bệnh nhân trẻ, tiểu đường type 1 chiếm khoảng 10%, còn tiểu đường type 2 chiếm 90%.
 

2.2.Tiểu đường type 2

 
Không phải lúc nào các biểu hiện cũng rõ ràng để chúng ta có thể xác định được type bệnh tiểu đường.

Điển hình là những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ thừa cân và không tiêm insulin, trong khi những người có bệnh tiểu đường tuýp 1 phải tiêm insulin và bị thiếu cân.

Tuy vậy, những khái niệm này không phải lúc nào cũng đúng. Khoảng 20% những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 có cân nặng bình thường khi phát hiện bệnh, và nhiều người trong số họ vẫn phụ thuộc vào insulin.

Trong một số trường hợp, những người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 vẫn bị thừa cân.

Vì cả hai tuyp bệnh tiểu đường rất đa dạng và không thể đoán trước, nên thường rất khó xác định bạn bị tiểu đường tuýp nào.

Giả định rằng một người thừa cân có đường huyết cao thì mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 là không chính xác, bởi vì nguyên nhân có thể do bệnh tiểu đường type 1.

Trong một số trường hợp, khi không rõ bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp nào, bác sĩ cần thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên biệt để đề xuất cách điều trị thích hợp nhất.
 

2.3. Bệnh tiểu đường type 1 phát triển như thế nào?

 
Bệnh tiểu đường tuýp 1 là một bệnh tự miễn, có nghĩa là do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các bộ phận của cơ thể. Lúc này, hệ thống miễn dịch xác định sai mục tiêu và hướng đến các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy.

Chưa ai biết được nguyên nhân của tình trạng này, hay làm thế nào để ngăn chặn nó. Các hệ thống miễn dịch của bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 tiếp tục tấn công các tế bào beta cho đến khi tuyến tụy mất khả năng sản xuất insulin.

Những người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 cần phải tiêm insulin để bù đắp lại sự chết đi của các tế bào beta trong cơ thể. Bệnh nhân tiểu đường type 1 phải phụ thuộc insulin.
 

2.4.Bệnh tiểu đường type 2 phát triển như thế nào?

 

 
Bệnh tiểu đường type 2 có những biểu hiện khác so với type 1. Các hệ thống tự miễn dịch của bệnh nhân tiểu đường type 2 không tấn công các tế bào beta. Thay vào đó, bệnh tiểu đường type 2 xảy ra khi cơ thể mất khả năng đáp ứng lại insulin. Tình trạng này được gọi là kháng insulin.

Cơ thể bù đắp lại sự hoạt động thiếu hiệu quả của insulin bằng cách sản xuất ra nhiều hơn, nhưng không phải lúc nào cũng đủ. Theo thời gian, các tế bào beta của tuyến tụy phải sản xuất lượng lớn insulin chịu nhiều áp lực dẫn đến tế bào bị phá hủy, và làm mất bớt lượng insulin.

Những người bị bệnh tiểu đường type 2 cần phải tiêm insulin, vì một trong hai lý do sau:

•    Kém nhạy với insulin: Thừa cân gây ra tình trạng cơ thể phản ứng ít nhạy cảm hơn với insulin nghĩa là insulin mất khả năng làm giảm lượng đường trong máu. Những người có độ nhạy cảm với insulin thấp thường cần phải tiêm insulin để tránh tăng đường huyết.

•    Suy yếu tế bào beta: Nếu cơ thể bạn kháng insulin, insulin được sản sinh nhiều hơn để duy trì lượng đường trong máu của bạn ổn định, nghĩa là tuyến tụy phải làm việc nhiều. Theo thời gian, các tế bào beta có thể bị phá hủy do chịu áp lực liên tục, và dẫn đến ngừng sản xuất insulin hoàn toàn. Sau cùng, bạn có thể gặp tình trạng tương tự như bệnh nhân tiểu đường type 1, đó là cơ thể không có khả năng sản xuất ra lượng insulin đủ để duy trì, kiểm soát lượng đường trong máu, do đó cần tiêm insulin trong những ca bệnh này.
 
Bệnh tiểu đường type 1 hay type 2 đều nguy hiểm, ảnh hưởng  đến sức khỏe của bạn. Ngoài việc uống thuốc  trị bệnh, bạn cần áp dụng chế độ ăn uống sinh hoạt tốt, nên thường xuyên vận động mỗi ngày để lượng đường không tăng.


3. Điều gì xảy ra khi bạn mắc bệnh tiểu đường type 1 và type 2?


Nếu bạn bị tiểu đường type 1 hoặc type 2 đều có nghĩa là bạn có quá nhiều glucose (một loại đường) trong máu. Điều này giống nhau đối với cả hai loại nhưng chúng lại khác nhau ở cách diễn ra.

Trên thực tế, tất cả con người đều cần insulin vì nó giúp đưa glucose từ máu vào các tế bào của cơ thể. Sau đó, cơ thể sẽ sử dụng glucose để làm năng lượng. Nếu không có insulin, lượng glucose trong máu của sẽ quá cao.

Nếu bạn bị bệnh tiểu đường type 1 có nghĩa là bạn có một tình trạng tự miễn dịch. Điều này có nghĩa là cơ thể bạn đã tấn công và phá hủy các tế bào tạo ra một loại hormone gọi là insulin. Do đó cơ thể không thể tự tạo ra insulin nữa. 

Nếu bạn mắc phải bệnh tiểu đường type 2, hoặc cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin hoặc insulin của bạn không hoạt động bình thường và nó được gọi là kháng insulin. Trong tình trạng kháng insulin, gan, cơ và các tế bào mỡ giảm khả năng sử dụng insulin, tác động này làm cản trở mang glucose vào trong các tế bào của cơ thể. Do đó, cơ thể cần nhiều insulin hơn để thu nhận glucose vào trong tế bào. Tuyến tụy cố gắng đáp ứng nhu cầu bằng cách gia tăng sản xuất thêm insulin. Qua thời gian, tuyến tụy không đáp ứng được đầy đủ sản xuất insulin, khi có sự gia tăng mức đường trong máu. Khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin, bạn cần phải điều trị bổ sung để khống chế tốt bệnh đái tháo đường.

Để chẩn đoán phân loại type đái tháo đường người ta có thể dựa vào tuổi phát hiện đái tháo đường, trọng lượng bệnh nhân, yếu tố gia đình, các xét nghiệm như: định lượng Insulin, Cpeptide, kháng thể kháng tiểu đảo tụy...


4. Phòng ngừa đái tháo đường type 1 và type 2


Bệnh đái tháo đường type 1: Cho đến nay, chưa có phương pháp đặc hiệu nào để phòng ngừa type 1, nhưng các nghiên cứu vẫn tiếp tục nhằm tìm ra biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Bệnh đái tháo đường type 2: Có thể ngăn ngừa bằng cách lựa chọn lối sống lành mạnh. Việc tiêu thụ thực phẩm lành mạnh có nhiều chất xơ và ít calo như trái cây là điều cần thiết. Tập thể dục thường xuyên hoặc vận động cơ thể vừa phải trong 30 phút mỗi ngày cũng sẽ giúp ích. Trọng lượng cần phải được giữ trong một phạm vi khỏe mạnh bằng các phương pháp khác nhau.

Hi vọng bài viết này đã giúp bạn phân biệt tiểu đường tuýp 1 và type 2 để có thể điều trị hiệu quả hơn. Tiểu đường type 1 và 2 đều cần điều trị suốt đời bằng việc tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng, sinh hoạt lành mạnh, tiêm insulin và dùng thuốc nếu cần. Vì vậy, khi được chẩn đoán mắc bệnh thì nên chú ý thực hiện các biện pháp trên để kiểm soát tốt đường huyết nhé!
 

Giới thiệu đến bạn: Punsemin -  ổn định đường huyết phòng biến chứng bệnh tiểu đường.

Punsemin là một công thức phối hợp giữa các dược chất Portusana với Banaba Leaf Extract, Myrrh Powder Extract, Cinnamon Bark Extract và Bitter Melon Extract, sự kết hợp của các thảo dược quý hiếm được sử dụng lâu đời trên thế giới trong y học cổ truyền giúp điều hoà và ổn định đường huyết một cách hiệu quả. Punsemin đã được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Vesta Pharmaceuticals, Inc, U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị bệnh lý tiểu đường với 3 cơ chế tác dụng trên chuyển hóa glucose trong máu bằng cách: ngăn cản sự hấp thụ glucose và carbohydrate khác từ ruột vào máu; tăng hấp thụ glucose và chuyển glucose tự do từ máu vào thế bào ở dạng dữ trữ glucogen; và tăng sự đáp ứng và nhạy cảm của tế bào với insulin và sản xuất insulin.

Công dụng của Punsemin:


>> Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên.


>> Bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường týp 2.


>> Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.


>> Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp.


>> Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.


>> Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường.


>> Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch.


>> Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phì.


>> Cải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá.


>> Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch.


Đối tượng sử dụng: 


Người lớn có mức đường huyết cao hơn bình thường, nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, những người mắc bệnh đái tháo đường type 1, type 2, đái tháo đường kháng insulin. Những người trưởng thành sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng của bệnh đái tháo đường.

 Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Viết bình luận