Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu như thế nào

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh phổ biến và nhiều người mắc phải. Viêm đường tiết niệu cũng có nhiều cách điều trị khác nhau. Vậy phác  đồ điều trị viêm đường tiết niệu như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Viêm đường tiết niệu hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu. Nó là hiện tượng nhiễm trùng ở hệ thống bài tiết nước tiểu. Nhiễm trùng giới hạn ở bàng quang thường gây đau và khó chịu. Nhưng khi lan lên thận thì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu như thế nào

Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu như thế nào.

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu như thế nào

* Nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu

+  Vệ sinh cơ quan sinh dục không sạch sẽ dẫn đến vi khuẩn tấn công và gây nhiễm trùng đường tiểu.

+  Quan hệ tình dục không an toàn, bừa bãi với nhiều người đang bị bệnh sùi mào gà, lậu,...

+  Do bệnh nhân có tiền sử của bệnh phì đại tuyến tiền liệt  hoặc sỏi thận mà chưa được can thiệp dứt điểm.

+  Do dương vật bị chấn thương hoặc cọ sát với quần áo, thủ dâm nhiều, … cũng có thể gây hại đến niệu đạo, ảnh hưởng đến đường tiết niệu.

+ Các thói quen như nhịn tiểu, uống ít nước cũng làm cho nữ giới dễ mắc viêm đường tiết niệu. Việc nhịn tiểu làm cho nước tiểu bị ngưng đọng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E.Coli phát triển.

+ Việc sử dụng băng vệ sinh khi đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong quá trình sinh nở cũng tạo ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn di chuyển từ hậu môn sang niệu đạo. Chị em nên thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng một lần để đảm bảo vệ sinh.

+ Cấu tạo đường niệu ở nữ giới ngắn và thẳng, lại gần hậu môn nên vi khuẩn E.Coli dễ dàng xâm nhập sang gây bệnh. E.Coli là loại vi khuẩn có hại thường trú trong đường ruột, dễ gây viêm khi sống trong đường niệu. Đây là nguyên nhân chính gây viêm đường tiết niệu ở chị em.

+ Bệnh xuất phát từ thói quen vệ sinh hàng ngày và lau chùi sau khi đi đại tiện của phụ nữ. Hầu hết chị em đều có thói quen vệ sinh từ sau ra trước do thuận tay, nhưng không biết rằng thói quen này khiến vi khuẩn từ hậu môn dễ dàng được đưa vào đường niệu gây viêm hơn. Cách vệ sinh đúng là từ trước ra sau, từ âm đạo đến hậu môn.

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu như thế nào

* Triệu chứng của viêm đường tiết niệu

- Bị đau buốt mỗi khi đi tiểu.

- Lượng nước tiểu ít và có mùi khai khó chịu.

- Bị đau ở vùng bụng dưới, đôi khi đau cả ở vùng lưng.

- Nước tiểu thường sậm màu và đục hơn so với bình thường.

- Cơ thể bị sốt, kèm theo các triệu chứng bị ớn lạnh, buồn nôn và chóng mặt.

- Thường xuyên đi tiểu trong ngày, vừa đi tiểu đã lại có cảm giác buồn tiểu tiếp.

* Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu

+ Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị:

Chủ yếu để phát hiện sỏi cản quang hệ tiết niệu: Đối với mọi nhiễm khuẩn đường tiết niệu lần đầu và đối với nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới tái phát.

+ Siêu âm:

Đây là xét nghiệm làm nhanh cho kết quả chính xác, giá rẻ, có thể làm lại nhiều lần, do đó nên làm cho tất cả các bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tiết niệu. Nó cho phép chẩn đoán tình trạng tắc nghẽn đường tiểu trên, các dị vật, u...

+ Xét nghiệm nước tiểu:

- Nhiễm khuẩn tiết niệu được chẩn đoán khi số lượng nhiều bạch cầu trong nước tiểu >100/ml.

- Xét nghiệm nước tiểu rất quan trọng cho chẩn đoán do đó khi lấy mẫu xét nghiệm phải sát trùng kỹ vùng bộ phận sinh dục và cho bệnh nhân đái bỏ nước tiểu đầu bãi để tránh tạp khuẩn.

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu như thế nào

+ Xét nghiệm máu:

- Bạch cầu tăng, nhất là bạch cầu đa nhân trung tính.

- Tốc độ lắng máu (VS) cao.

- Định lượng ure, creatinin máu để đánh giá chức năng thận, nhất là khi có tắc nghẽn đường bài tiết nước tiểu.

+ Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên (viêm thận - bể thận):

Điều trị kháng sinh mạnh, kết hợp 2 loại kháng sinh: Một kháng sinh thông thường bằng đường uống và Gentamicin TB.

- Gentamicin 80mg: 3-5mg/kg/ngày x 7 ngày (chú ý chức năng thận).

- Ciprofloxacin 0,5g: 15-20mg/kg/ngày x 10-14 ngày.

Sau khi kết thúc liệu trình kháng sinh, xét nghiệm nước tiểu kiểm tra.

+ Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới :

- Uống nhiều nước.

- Dùng kháng sinh bằng đường uống

Sulfamid (Cotrim forte): 2 viên/ngày.

Hoặc Ciprofloxacin 0,5g: 15-20mg/kg/ngày.

Nitrofuran: 150mg/ngày( Sát khuẩn đường niệu)

- Các kháng sinh dùng trong vòng ít nhất 10 ngày.

- Khi kết thúc đợt điều trị phải xét nghiệm nước tiểu kiểm tra.

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu như thế nào

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ  hữu ích với bạn và người thân. Bạn nên tìm hiểu phương pháp điều trị trên hoặc có thể tham khảo thêm sản phẩm Super Power Uriclean của Mỹ. Super Power UriClean là một công thức đặc biệt có các thành phần quan trọng đây là một sự phối hợp đặc biệt của các hoạt chất sinh học được chiết xuất từ các thảo dược quý từ thiên nhiên của quả cranberry (Nam Việt Quất), Chanca piedra (Diệp Hạ Châu), Purple Corn Extract (Ngô tím) và vitamin C để tạo ra một sản phẩm hữu hiệu bảo vệ sức khỏe đường tiết niệu và gan mật. Giúp tan sỏi thận và làm mềm sỏi thận,

Có thể bạn quan tâm:

>>> TPCN: Super Power UriClean - Giúp Duy Trì Sức Khỏe Cho Đường Tiết Niệu

>>> Thuốc điều trị viêm đường tiết niệu an toàn hiệu quả

>>> Cách điều trị sỏi thận và ngừa tái phát an toàn hiệu quả

Viết bình luận