Nứt kẽ hậu môn có phải là dấu hiệu của bệnh trĩ?

Nhiều người thường lo lắng khi thấy hiện tượng đi ngoài ra máu, đau rát quanh hậu môn và không biết mình bị nứt kẽ hậu môn hay bệnh trĩ. Vậy nứt kẽ hậu môn liệu có phải là dấu hiệu của bệnh trĩ? Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
 
 
1. Nứt kẽ hậu môn là gì?
 
Nứt hậu môn là tình trạng xuất hiện các vết loét, nứt ở rìa hoặc ống hậu môn. Các vết nứt này gây ra sự đau đớn, ra máu khi đi đại tiện. Bệnh này thường có hai giai đoạn:

•    Nứt hậu môn cấp tính khi vết nứt nông nhỏ, vết nứt có dấu hiệu viêm nề nhẹ. Người bệnh sẽ có cảm giác đau, bị ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt đời sống hàng ngày. Bệnh hoàn toàn có thể được điều trị dứt điểm và hạn chế tối đa nguy cơ chuyển nặng thành nứt hậu môn mạn tính.

•    Nếu không được điều trị dứt điểm và sớm hơn thì nứt hậu môn chuyển mạn tính với các vết nứt sâu hơn, rộng hơn tạo ra các cơn đau thắt, khó chịu và mệt mỏi kéo dài.

Người bệnh bị nứt hậu môn sẽ có các triệu chứng điển hình để nhận ra như:

•    Hậu môn ngứa, có xuất hiện dịch ở hậu môn, máu xuất hiện khi đi đại tiện hoặc cả khi không đi cũng có máu, hậu môn luôn có cảm giác ẩm ướt, khó chịu vì ngứa ngáy

•    Hậu môn đau rát khi đại tiện, tiểu tiện, thậm chí bình thường cũng đau rát. Cơn đau càng tăng khi đại tiện, bị táo bón, bệnh càng lâu cơn đau càng kinh khủng

•    Máu dính với phân khi đi đại tiện, có màu đỏ tươi

•    Da quanh hậu môn bị nứt, xuất hiện da thừa ở hậu môn

2. Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn

Cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh nứt kẽ hậu môn, nhưng thường gặp nhất là ở người có khối phân to, rắn, chắc, lúc đại tiện sẽ gây chấn thương ống hậu môn, đặc biệt là bệnh táo bón dài ngày.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân sau:

•    Viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng: Các tế bào viêm sản sinh ra các men phân hủy chất keo, làm giảm sức bền tổ chức, khi có sự căng dãn thì vết nứt dễ xuất hiện, nhất là khi phân rắn đi qua sẽ làm rách lớp niêm mạc da hậu môn tạo nên ổ loét.

•    Viêm xơ cơ thắt trong hậu môn: Khối cơ thắt hậu môn phì đại, tăng trương lực, co thắt rất mạnh, sự co thắt của cơ thắt trong là yếu tố cơ bản làm cho ổ loét không lành được.

•    Thiếu máu tại chỗ làm ổ loét không lành được và gọi là loét thiếu máu.

•    Yếu tố cơ địa: Do cơ thể một số người có cấu tạo vòng hậu môn nhỏ.

•    Bệnh HIV, lao hậu môn – trực tràng, giang mai.

•    Bệnh Crohn hoặc các bệnh viêm đại tràng khác, ung thư hậu môn – trực tràng.

•    Chấn thương: phân cứng hoặc phân quá lớn, sau mổ cắt trĩ, hẹp hậu môn, sau khi rặn sinh.

•    Các nguyên nhân khác như: táo bón và phải rặn nhiều khi đi tiêu; tiêu chảy kéo dài mà không chữa dứt điểm, đi đại tiện nhiều làm tổn thương cơ vòng hậu môn; quan hệ tình dục qua đường hậu môn.

3.Nứt kẽ hậu môn có phải là dấu hiệu của bệnh trĩ?

Nứt hậu môn và bệnh trĩ đều có một số biểu hiện, triệu chứng khá giống nhau như đau rát khi đi đại tiện, chảy máu từ hậu môn, khó chịu kéo dài... do đó khá nhiều người thường không phân biệt được và bị nhầm lẫn 2 bệnh này với nhau.

Trong khi biểu hiện của nứt hậu môn là đau nhức vùng hậu môn khi đi đại tiện phân cứng, thậm chí đau nhức cả ngày thì ở trĩ là chảy máu, lồi búi trĩ chỉ khi các khối trĩ sưng tấy và viêm mới mang lại cảm giác khó chịu, đau, vướng víu.

3.1. Về vị trí & nguyên nhân

•    Nứt hậu môn: Là một vết rách nhỏ trên da nằm bên ngoài niêm mạc hậu môn. Nguyên nhân thường do phân cứng, quá lớn khi đi đại tiện hoặc quan hệ qua đường hậu môn.

•    Bệnh trĩ: Là những tĩnh mạch bị sưng, tạo thành dạng búi, cục có thể nằm bên trong hoặc ở mép ngoài hậu môn. Nguyên nhân sẽ đa dạng hơn gồm: tĩnh mạch bị căng thẳng, táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính, ngồi nhiều, béo phì, đang mang thai...

3.2. Về triệu chứng, biểu hiện

•    Nứt hậu môn: Cảm giác đau rát dữ dội, thường chỉ xuất hiện mỗi khi đại tiện và kéo dài không lâu sau đó. Máu thường được thấy trong phân và xuất hiện trên giấy vệ sinh sau khi chùi.

•    Bệnh trĩ: Cảm giác đau nhức, khó chịu sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu người bệnh đang trong giai đoạn trĩ độ 3 trở đi, búi trĩ có thể sưng to và lòi ra ngoài thì sẽ luôn cảm thấy đau nhức, kể cả khi đang đứng hay ngồi.

4. Đối tượng có nguy cơ mắc nứt kẽ hậu môn

Nếu có những thói quen sau đây, bạn rất dễ mắc nứt kẽ hậu môn:

Những người có thói quen ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm có lượng chất béo bão hòa cao, hoặc ăn ít chất xơ dễ bị táo bón.
Những người ít vận động cũng dễ bị táo bón. Vì vậy, để phòng ngừa mắc nứt kẽ hậu môn, bạn nên tăng cường vận động bằng cách chơi thể thao, đi bộ, tập thể dục…

Nếu bị táo bón dài ngày thì cần uống thuốc chống táo bón theo chỉ dẫn bác sĩ nhằm làm mềm phân và nhuận tràng, hoặc dùng thuốc thoa tại chỗ, kem nhét hậu môn, nhằm chống viêm, giảm bớt sự khó chịu, bôi trơn để dễ đại tiện, giảm đau, làm giãn mạch và tăng cường lưu lượng máu đến, giúp mau lành vết nứt.

Trẻ em: nhiều trẻ nhỏ bị nứt hậu môn trong những năm đầu đời mà không có nguyên nhân.

Người lớn tuổi: nhiều người lớn tuổi có thể bị nứt hậu môn do sự giảm máu nuôi, hậu quả của việc giảm tưới máu vùng hậu môn trực tràng.

Người thường xuyên bị táo bón nên thường rặn nhiều khi đi cầu vì phân quá cứng. Để phòng ngừa cần có thói quen đi đại tiện thường xuyên, mỗi ngày theo một giờ cụ thể. Thay đổi thói quen ăn uống và vận động như trên để giảm táo bón. Khi người bệnh bị táo bón thì không được dùng sức để rặn, nên dùng nước muối ấm để thụt tháo phân. Sau khi đi đại tiện phải vệ sinh sạch sẽ, có thể vệ sinh bằng nước sau đó lau khô bằng vải sạch. Không nên sử dụng giấy thơm hoặc để hậu môn bị ẩm ướt có thể dẫn đến viêm nhiễm hậu môn.

Người bị nứt kẽ hậu môn nên thay đổi thói quen ăn uống, thường xuyên bổ sung rau xanh

5. Điều trị nứt hậu môn như thế nào?

Xác định đúng tình trạng nứt hậu môn sẽ có cách điều trị đúng cách, hiệu quả. Người bệnh nứt hậu môn phần lớn không cần phẫu thuật. Khi tình trạng hậu môn nứt cấp tính, người bệnh cần được điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước để giảm áp lực ở hậu môn khi đi đại tiện. Tùy vào tình trạng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc đặt tại hậu môn để giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh có thể ngâm hậu môn trong nước ấm sạch từ 10-20 phút nhiều lần trong ngày, nhất là khi đi đại tiện xong để làm dịu và bớt đau thắt hậu môn, làm lành vết thương nứt hậu môn nhanh hơn.

Bệnh nhân nứt hậu môn mạn tính thường được các bác sĩ chỉ định điều trị bằng nội khoa lâu dài, nếu không có tiến triển sẽ tiến hành phẫu thuật, chấm dứt nứt hậu môn hiệu quả.

Tuy nhiên vết nứt hậu môn thường dễ tái phát, người bệnh phải biết cách duy trì, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát bằng cách không đại tiện phân rắn hoặc gây ra các chấn thương khác tại hậu môn. Bằng cách duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh sẽ hạn chế được nguy cơ tái phát sau điều trị.

Nứt hậu môn như đã nói ở trên, dễ gây nhầm lẫn với bệnh trĩ, vì vậy người bệnh khi có triệu chứng cần đi khám ngay để xác định đúng bệnh, được điều trị đúng cách sớm và hiệu quả nhất.
 
 
Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại. Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch. Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện. Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.
 
 
 
Công dụng của Bi-Hem Max:

Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại:

+ Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch.

+ Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện.

+ Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.

+ Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.

Đối tượng sử dụng: Người bị trĩ nội, trĩ ngoại. người bị trĩ cấp với các triệu chứng như: chảy máu khi đi đại tiện; đau rát, ngứa vùng hậu môn và trực tràng; búi trĩ sa ra ngoài. Những người phẫu thuật hoặc can thiệp bệnh trĩ, phòng tái phát. Người bị rối loạn tiêu hoá, táo bón, viêm đại, trực tràng mãn tính. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cấp và mãn tính…

 
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Viết bình luận