Viêm phổi là loại bệnh mắc phải do phổi bị nhiễm trùng, dẫn đến viêm các bộ phận của phổi. Đặc biệt ở môi trường khí hậu nhiệt đới làm tăng khả năng nhiễm bệnh do điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Vậy những biến chứng mà bệnh viêm phổi gây ra là gì? Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh viêm phổi?
Viêm phổi là tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng đến phổi, gây ra mối đe dọa đáng kể cho những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, các bệnh lý nền và trẻ nhỏ. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây viêm phổi có ý nghĩa sống còn để phòng ngừa và điều trị kịp thời.
1.1.Viêm phổi do vi khuẩn
Vi khuẩn là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp viêm phổi cộng đồng ở người trưởng thành. Viêm phổi do vi khuẩn thường lây truyền qua đường giọt bắn (khi người khỏe mạnh hít, nuốt phải các giọt chứa đầy vi khuẩn sau khi người mắc bệnh ho hoặc hắt hơi). Những người có hệ miễn dịch suy yếu, những người có các bệnh lý nền mạn tính sẽ dễ bị viêm phổi do vi khuẩn hơn người bình thường.
1.2. Viêm phổi do nấm
Loại viêm phổi này do hít phải các bào tử của nấm, hay gặp ở những người có vấn đề sức khỏe mạn tính hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu. Viêm phổi do nấm phát triển rất nhanh, các bào tử nấm khi hít phải bám vào phổi. Người hút thuốc lá, sinh sống ở môi trường bụi bẩn, ẩm mốc, dễ mắc bệnh viêm phổi do nấm.
1.3. Viêm phổi do hóa chất
Viêm phổi do hóa chất hay còn được gọi là viêm phổi hít. Đây là bệnh viêm phổi rất ít gặp, nhưng mức độ nguy hiểm cao. Viêm phổi do hóa chất xảy ra với nhiều mức độ khác nhau. Mức độ nặng của tình trạng sẽ phụ thuộc vào: loại hóa chất, thời gian phơi nhiễm, thể trạng người bệnh, các biện pháp sơ cứu đã thực hiện… Ngoài ra, các hóa chất gây viêm phổi còn có thể gây hại cho nhiều cơ quan khác.
1.4. Viêm phổi bệnh viện
Là viêm phổi xảy ra sau 48 giờ nhập viện mà trước đó người bệnh không có các triệu chứng của viêm phổi. Viêm phổi bệnh viện thường do những vi khuẩn gây ra là P. aeruginosa, Acinetobacter spp, Enterobacteriacae, Haemophillus spp, S. aureus, Streptococcus spp.
1.5. Viêm phổi cộng đồng
Viêm phổi cộng đồng là cách chỉ tất cả các loại viêm phổi mà không phải là viêm phổi bệnh viện. Nguyên nhân gây ra viêm phổi cộng đồng rất đa dạng, thông thường nhất là viêm phổi do vi khuẩn, virus.
1.6. Nhiễm virus gây viêm phổi
Nhiều loại virus viêm phổi với cơ chế lây nhiễm đơn giản khiến virus trở thành nguyên nhân phổ biến thứ 2. Phổ biến nhất là virus gây cảm lạnh, cúm,... gần đây nhất là virus CORONA gây bệnh viêm phổi Vũ Hán.
Bên cạnh đó, có rất nhiều điều kiện ở môi trường xung quanh là tăng khả năng nhiễm bệnh như thường xuyên hít phải khói thuốc lá, bệnh nhân có vấn đề về đường hô hấp như bị viêm thanh quản, dễ cảm lạnh,... những bệnh nhân mắc HIV, ung thư hoặc có tiền sử các loại bệnh liên quan đến gan, tim mạch, hen suyễn, đái tháo đường,... cũng có khả năng cao hơn đối với việc mắc bệnh viêm phổi.
2. Những biến chứng viêm phổi không thể chủ quan
2.1. Nhiễm trùng máu
Đây là một trong những biến chứng viêm phổi được xếp vào hàng vô cùng nguy hiểm. Nếu bị viêm phổi do vi khuẩn thì tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào máu và khi không điều trị kịp thời nó dễ dẫn đến nhiễm trùng máu.
Tình huống nghiêm trọng nhất xảy ra đối với nhiễm trùng máu là sốc nhiễm trùng bởi nó làm cho huyết áp giảm xuống ở mức nguy hiểm. Huyết áp quá thấp sẽ làm cho tim không đủ khả năng bơm đủ máu đến các cơ quan trong cơ thể và hậu quả là những cơ quan ấy ngừng hoạt động.
Người bị viêm phổi biến chứng nhiễm trùng máu thường có triệu chứng: ớn lạnh, sốt, huyết áp thấp, thở nhanh, nhịp tim nhanh, đau dạ dày, rối loạn tâm thần,...
2.2. Tràn dịch màng phổi
Người bị viêm phổi không được điều trị sớm và hiệu quả có thể dẫn đến sưng màng phổi và gặp cơn đau nhói khi hít vào. Nếu lượng dịch trong khoang màng phổi nhiều quá mức sinh lý sẽ làm tràn dịch màng phổi.
Nếu có những triệu chứng sau thì cần cảnh giác trước nguy cơ biến chứng tràn dịch màng phổi do viêm phổi: khó thở, sốt, có cơn đau ngực lan đến vai, không thể thở sâu vì nếu thở sẽ rất đau, đau ngực,...
2.3. Áp xe phổi
Áp xe phổi là một biến chứng viêm phổi xảy ra khi có hiện tượng tích tụ túi mủ ở phổi. Mặc dù biến chứng này ít gặp nhưng nó vẫn cần được cảnh giác, nhất là những người bị suy yếu hệ miễn dịch, có tiền sử nhiễm khuẩn huyết. Người bị áp xe phổi thường có triệu chứng: ho ra mủ, mệt mỏi, đổ mồ hôi về đêm, không có cảm giác đói, bị giảm cân bất thường, sốt từ 38.5 độ C trở lên,...
2.4. Suy hô hấp nặng
Khi bị viêm phổi thì oxy sẽ không được vận chuyển đầy đủ vào trong máu, carbon dioxide trong máu bị loại bỏ. Tình trạng này được gọi là suy hô hấp ở mức độ nặng, rất dễ đe dọa đến tính mạng của người bệnh vì không có đủ oxy cho các cơ quan của cơ thể duy trì hoạt động.
Biến chứng viêm phổi này đặc biệt có nguy cơ cao với những người nghiện rượu, đang điều trị ở bệnh viện, người cao tuổi, người bị suy yếu miễn dịch. Bệnh nhân suy hô hấp nghiêm trọng thường xuất hiện triệu chứng: lo lắng, lú lẫn, cảm thấy rất mệt mỏi, đổ mồ hôi, bồn chồn, mất ý thức, nhịp tim không đều hoặc quá nhanh, môi hoặc da đầu ngón tay bị xanh tím, cảm giác thiếu không khí để thở, không thể thở như người bình thường hoặc thở rất nhanh,...
2.5. Suy thận
Viêm phổi khi đã gây sốc nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn huyết sẽ khiến cho tim không thể bơm đủ máu cho thận, kết quả là suy thận. Mặc dù biến chứng viêm phổi này không phổ biến nhưng nó lại rất nghiêm trọng vì nếu không được nhận đủ máu, khả năng hoạt động của thận sẽ dừng lại.
Bệnh nhân suy thận thường có triệu chứng: hôn mê, lú lẫn, khó thở, cảm giác đuối sức, đau ngực, buồn nôn, nhịp tim bất thường, động kinh, tiểu tiện ít hơn so với bình thường, bàn chân hoặc mắt cá chân bị sưng,...
2.6. Suy tim
Viêm phổi biến chứng suy tim là nguy cơ dễ xảy ra ở những người bị viêm phổi đang điều trị tại bệnh viện. Tình trạng này chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập vào tim gây căng thẳng cho người bệnh hoặc làm cho các cơ quan trong cơ thể bị thiếu oxy.
3. Phương pháp điều trị bệnh viêm phổi
Điều trị viêm phổi liên quan đến việc chữa nhiễm trùng và ngăn ngừa các biến chứng. Những người bị viêm phổi mắc phải trong cộng đồng thường có thể được điều trị tại nhà bằng thuốc. Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Thị Mộng Trinh, chuyên khoa Hô hấp, khoa Khám bệnh, BVĐK Tâm Anh: “Mọi trường hợp viêm phổi ở trẻ dưới 2 tháng đều được xem là nặng và phải nhập viện điều trị”.
3.1. Điều trị tại nhà
Hầu hết các triệu chứng giảm bớt trong một vài ngày hoặc vài tuần, cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài trong một tháng hoặc hơn. Khi điều trị tại nhà, bạn sẽ được bác sĩ kê thuốc theo nguyên nhân gây viêm phổi. Đồng thời được hẹn đến bệnh viện tái khám theo chỉ định, hoặc đến bệnh viện ngay nếu có biến chứng khó thở, sốt cao không hạ…
3.2. Điều trị tại bệnh viện
Người lớn mắc bệnh viêm phổi nặng với biểu hiện thở gắng sức cần được đưa đến bệnh viện điều trị kịp thời. Riêng với trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi có các biểu hiện viêm phổi đều phải nhập viện cấp cứu ngay. Trẻ từ 2-5 tuổi mà không ăn uống, co giật, ngủ li bì – khó đánh thức, thở có tiếng rít cũng phải lập tức nhập viện điều trị.
3.3. Các loại thuốc cho bệnh nhân viêm phổi
Các loại thuốc điều trị bệnh viêm phổi phụ thuộc vào loại viêm phổi và mức độ nghiêm trọng của viêm phổi, tuổi tác và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Các bác sĩ thường kê các thuốc điều trị bao gồm:
• Thuốc kháng sinh
Những loại thuốc này được sử dụng để điều trị viêm phổi do vi khuẩn. Có thể mất thời gian để xác định loại vi khuẩn gây viêm phổi và lựa chọn loại kháng sinh tốt nhất để điều trị. Nếu các triệu chứng không cải thiện, bác sĩ có thể đề nghị một loại kháng sinh khác.
• Thuốc hạ sốt/thuốc giảm đau
Người bệnh có thể dùng những loại thuốc này khi cần thiết để hạ sốt. Chúng bao gồm các loại thuốc như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác) và acetaminophen (Tylenol, những loại khác).
4. Biện pháp phòng ngừa các biến chứng viêm phổi
Các biến chứng viêm phổi có thể gây rủi ro đáng kể cho sức khỏe và hạnh phúc của cá nhân. Tuy nhiên, bằng cách thực hiện các biện pháp chủ động, chúng ta có thể giảm thiểu những rủi ro này và đảm bảo kết quả tốt hơn.
- Ưu tiên khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ là chìa khóa để nhận biết bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng bất thường nào trong cơ thể bạn. Phát hiện sớm viêm phổi hoặc các tình trạng hô hấp liên quan cho phép can thiệp y tế kịp thời, giảm nguy cơ biến chứng. Hãy chủ động theo dõi sức khỏe của bạn và tham khảo ý kiến của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu bạn nghi ngờ bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh viêm phổi hoặc viêm phế quản.
- Thực hiện theo lời khuyên y tế
Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi, điều quan trọng là phải tuân thủ nghiêm ngặt kế hoạch điều trị do bác sĩ chỉ định. Điều trị kịp thời và thích hợp giúp chống nhiễm trùng và giảm thiểu khả năng biến chứng. Thực hiện theo các loại thuốc được kê đơn, hoàn thành liệu trình kháng sinh và tham dự các cuộc hẹn tiếp theo để theo dõi tiến trình của bạn.
- Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức
Nếu bạn gặp các triệu chứng gợi ý viêm phổi hoặc viêm phế quản, đừng cố tự dùng thuốc tại nhà. Thay vào đó, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức tại một cơ sở chăm sóc sức khỏe. Chẩn đoán kịp thời và chăm sóc chuyên nghiệp là rất quan trọng trong việc quản lý nhiễm trùng đường hô hấp một cách hiệu quả và giảm nguy cơ biến chứng.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn
Tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các biến chứng viêm phổi. Duy trì chế độ ăn uống bổ dưỡng với nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc để cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và các kỹ thuật quản lý căng thẳng cũng góp phần tạo nên một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ.
- Không hút thuốc
Tránh tiếp xúc với khói thuốc là điều cần thiết cho sức khỏe đường hô hấp. Hút thuốc làm tổn thương phổi và làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến các cá nhân dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp và biến chứng. Nếu bạn hút thuốc, hãy cân nhắc tìm kiếm sự hỗ trợ để bỏ thuốc lá và duy trì môi trường không khói thuốc để bảo vệ sức khỏe của bạn và những người xung quanh.
- Tạo môi trường sống trong lành, sạch sẽ
Môi trường sống sạch sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp, trong đó có viêm phổi. Giữ cho ngôi nhà của bạn không bị ô nhiễm, không có chất gây dị ứng và chất kích thích bằng cách vệ sinh thường xuyên, thông gió thích hợp và duy trì độ ẩm từ 30 - 50%. Tránh tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm môi trường, chẳng hạn như khói thuốc lá và các chất ô nhiễm công nghiệp.
- Thực hành vệ sinh tay đúng cách
Rửa tay thường xuyên là một biện pháp phòng ngừa đơn giản nhưng hiệu quả. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng chất khử trùng tay để giảm nguy cơ viêm phế quản do vi khuẩn. Vệ sinh tay đặc biệt quan trọng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với các bề mặt có thể chứa mầm bệnh.
Tóm lại, biến chứng viêm phổi rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, may mắn là các biến chứng viêm phổi có thể được giảm thiểu thông qua các biện pháp chủ động và tập trung vào sức khỏe hô hấp. Bằng cách ưu tiên khám sức khỏe định kỳ, làm theo lời khuyên của bác sĩ, duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh khói thuốc, tạo môi trường sống trong lành và thực hành vệ sinh tay đúng cách, bạn có thể giảm đáng kể nguy cơ biến chứng viêm phổi.
Giới thiệu đến bạn : BL Care Max Tăng cường sức khỏe & bảo vệ phổi toàn diện
BLCare Max là gì?
BLCare Max là viên uống bảo vệ sức khỏe hô hấp, bảo vệ phổi trước các tác nhân gây hại và phục hồi chức năng phổi bị hư tổn, giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư phồi và các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...
BLCare Max là gì?
BLCare Max là viên uống bảo vệ sức khỏe hô hấp, bảo vệ phổi trước các tác nhân gây hại và phục hồi chức năng phổi bị hư tổn, giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư phồi và các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...
BLCare Max có tác dụng gì ?
- Tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, bảo vệ gốc tự do cơ thể
- Phòng chống giảm nguy cơ ung thư phổi, giúp bảo vệ phổi, phục hồi tế bào phổi bị tổn thương, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...
- Giúp long đờm, giảm ho, giảm khó thở, giúp hô hấp dễ dàng hơn
- Hỗ trợ giải độc phổi do ô nhiễm không khí, bụi, khói các hóa chất độc hại từ môi trường..
- Tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, bảo vệ gốc tự do cơ thể
- Phòng chống giảm nguy cơ ung thư phổi, giúp bảo vệ phổi, phục hồi tế bào phổi bị tổn thương, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...
- Giúp long đờm, giảm ho, giảm khó thở, giúp hô hấp dễ dàng hơn
- Hỗ trợ giải độc phổi do ô nhiễm không khí, bụi, khói các hóa chất độc hại từ môi trường..
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Viết bình luận