Nhịp tim nhanh và cách điều trị an toàn hiệu quả

Bạn bị nhịp tim đập nhanh bạn muốn tìm cách điều trị bệnh, bạn chưa biết làm cách nào. Nhịp tim nhanh và cách điều trị an toàn hiệu quả là câu hỏi của nhiều người. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu xem nhịp tim nhanh là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh nhịp tim nhanh, các biến chứng của bệnh nhịp tim nhanh, mức độ nguy hiểm của bệnh như thế nào? Cách điều trị bệnh nhịp tim nhanh ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết.

Nhịp tim nhanh và cách điều trị an toàn hiệu quả

Nhịp tim nhanh và cách điều trị an toàn hiệu quả

* Nhịp tim nhanh là gì?

Nhịp tim của người bình thường dao động trong khoảng 60-80 nhịp/phút khi cơ thể nghỉ ngơi. Nhịp tim biến đổi trong ngày tùy thuộc vào mức độ hoạt động của cơ thể và là biểu hiện của sức khỏe. Hoạt động thể lực hoặc tình trạng hưng phấn thần kinh có thể làm nhịp tim tăng lên trên 100. Vậy tim đập trên 100 nhịp/phút gọi là nhịp tim nhanh.

* Nguyên nhân gây ra tim đập nhanh

+ Tim đập nhanh do rối loạn tinh thần: Theo tiến sỹ Shephal Doshi – giám đốc điện sinh lý tim tại Trung tâm y tế Providence Saint John tại Santa Monica, California cho biết: Nếu bạn có cảm giác trái tim mình đang đập thình thịch như thể muốn nhảy ra khỏi lồng ngực thì có thể là bạn đang trải qua một cơn rối loạn về tinh thần (lo âu, sợ hãi…), kèm theo các triệu chứng phổ biến như: run rẩy, đổ mồ hôi, cảm giác bị áp lực,… Những cơn rối loạn này có thể không quá nguy hiểm nhưng sẽ khiến tim đập nhanh hơn (do tín hiệu điện của tim bị gián đoạn) và có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng do rối loạn nhịp tim. Do đó, bạn nên đi khám ngay để được chuẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời, trong một số trường hợp, bác sỹ có thể cho bạn sử dụng thuốc chống lo âu.

Nhịp tim nhanh và cách điều trị an toàn hiệu quả

+ Caffeine khiến tim đập nhanh hơn: Caffeine có trong nhiều loại thực phẩm mà chúng ta ăn uống hàng ngày như cà phê, trà, sô cô la… trong đó cà phê chứa lượng caffeine cao nhất. Bác sỹ Brian Kolski thuộc khoa tim mạch học can thiệp tại viện St. Joseph ở Orange, California cho biết: “Caffeine là một chất kích thích, khi vào trong cơ thể, chúng sẽ tác động lên hệ thần kinh tự chủ (hệ thần kinh điều khiển nhịp tim), khiến tim đập nhanh hơn bình thường và tạo cảm giác hồi hộp”. Vì vậy, nếu bạn bỗng nhiên xuất hiện triệu chứng này, đừng vội lo lắng, rất có thể lý do là bạn vừa uống một cốc cà phê. Tuy nhiên bác sỹ Kolski cũng khuyên bạn nếu thấy triệu chứng đánh trống ngực trở nên dồn dập hoặc có kèm theo hoa mắt, choáng, đau ngực thì hãy mau chóng đến bệnh viện, thậm chí ngay cả trong trường hợp bạn nghĩ nó chỉ là do cà phê gây ra.

+ Uống rượu: Uống một lượng lớn rượu tại một thời điểm có thể gây ra tim đập nhanh, thường được gọi là "hội chứng kỳ nghỉ trái tim." Nhưng tTheo một nghiên cứu năm 2016 trên tạp chí Tim mạch Mỹ thì đối với những người không uống thường xuyên thì ngay cả một lượng nhỏ rượu có thể làm tăng nguy cơ nhịp tim bất thường. PGS.BS.Regina Druz, Khoa Tim mạch tại Đại học Hofstra và Trưởng Khoa Tim mạch tại Bệnh viện St. John Episcopal ở thành phố New York, Mỹ cho biết "Rượu thường làm giảm huyết áp, do đó tim phải làm việc nhiều hơn để bơm đủ máu cho cơ thể”. Các chuyên gia cũng nói rằng rượu có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh tự động hoặc làm hỏng tín hiệu tế bào, giúp giữ cho nhịp tim ổn định.

Nhịp tim nhanh và cách điều trị an toàn hiệu quả

+ Tim đập nhanh do mất nước: Nước có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, là môi trường để hòa tan các khoáng chất thiết yếu như natri, kali, magie… có vai trò điều hòa nhịp tim, thúc đẩy lưu thông máu. Chính vì vậy, khi bị mất nước vì một lý do nào đó (như sốt, tiêu chảy, uống ít nước,…) có thể gây rối loạn điện giải và làm giảm huyết áp, kéo theo một loạt các triệu chứng: tim đập nhanh bất thường, khô miệng, chuột rút, nước tiểu sẫm màu. Để không rơi vào tình trạng mất nước, đồng thời đảm bảo cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động một cách tối ưu, bạn cần bổ sung 2,2 lít nước (khoảng 9 cốc nước) mỗi ngày.

+ Thuốc điều trị cũng khiến tim đập nhanh hơn: Nhiều loại thuốc điều trị, trong đó có thuốc chữa bệnh hen suyễn, bệnh tuyến giáp cũng khiến nhịp tim đập nhanh hơn. Nguyên nhân có thể do chất chuyển hoá, hoặc tác dụng phụ của thuốc gây ra những thay đổi trong hệ dẫn truyền tín hiệu điện của tim. Để xác định xem thuốc điều trị có ảnh hưởng đến nhịp tim của mình hay không, bạn nên đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến dược sỹ hoặc bác sỹ điều trị trước khi dùng. Hoặc nếu bạn đang trong tình trạng tim đập nhanh thường xuyên, hãy đi khám và đừng quên liệt kê tất cả các loại thuốc mà mình đang sử dụng, nếu xác định đúng nguyên nhân do thuốc, bác sỹ sẽ cân nhắc đổi thuốc hoặc để bạn ngưng sử dụng thuốc đó.

Nhịp tim nhanh và cách điều trị an toàn hiệu quả

+ Trào ngược axit: Theo PGS.BS.Regina Druz cho rằng hầu hết người mắc bệnh trào ngược axit đều xuất hiện hiện tượng đánh trống ngực do vị trí của thực quản có thể gây kích ứng bao ngoài của trái tim. Nếu đánh trống ngực xảy ra sau khi ăn hoặc khi đi ngủ hay đi kèm với chứng ợ nóng thì đây có thể là biểu hiện do trào ngược axit.

+ Thiếu máu gây rối loạn nhịp tim nhanh: Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng cơ thể không tạo đủ số lượng tế bào hồng cầu cần thiết để thực hiện chức năng vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể. Do đó, người bị thiếu máu đôi khi sẽ cảm thấy tim đập nhanh và mạnh hơn bình thường vì lúc này tim phải hoạt động nhiều hơn để tăng cường cung cấp oxy cho cơ thể. Một số triệu chứng kèm theo có thể nhận thấy là mệt mỏi, rụng tóc…

+ Nhịp tim đập nhanh là dấu hiệu của các bệnh như:

- Mắc bệnh cao huyết áp dài kỳ, van tim không làm đúng chức năng.

- Lưu thông máu gặp sự cố trục trặc, viêm màng ngoài tim, các túi xơ bao tim.

- Mắc bệnh rối loạn tuyến giáp, bệnh rối loạn máu, khuyết tật buồng tim trên.

Nhịp tim nhanh và cách điều trị an toàn hiệu quả

- Viêm cơ tim, mắc bệnh tim vành, bộ phận tạo nhịp của tim làm việc kém, không đủ lượng oxy cung cấp cho cơ tim.

- Mắc bệnh về phổi, như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Khả năng đàn hồi mô phổi kém, ảnh hưởng đến chức năng của tim.

Có thể bạn quan tâm:

>> Nhịp tim đập chậm có nguy hiểm không và cách khắc phục

>> Nhịp tim bình thường là bao nhiêu và cách đo nhịp tim tại nhà

* Các biến chứng của bệnh tim đập nhanh

+ Ngất xỉu: khả năng ngất xỉu khi bị nhịp tim nhanh, tim đập nhanh là rất lớn, nhất là đối với những bệnh nhân thường xuyên lao động quá sức. Đây được xem là 1 trong những dấu hiệu của bệnh tim mạch, hở van tim hay bệnh lý tim bẩm sinh.

+ Ngừng tim: Tim đập nhanh có một vài trường hợp gây ngừng tim ở người bệnh, đây tuy là biến chứng hiếm gặp, tuy nhiên không phải không sảy ra. Hiện tượng thường xuyên đánh trống ngực rất có thể gây ngừng tim. Đây cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi nhịp tim đập nhanh có nguy hiểm không?

+ Suy tim: Biến chứng thường gặp nhất của nhịp tim nhanh là suy tim. Do tim đập nhanh nên hiệu quả hoạt động của tim không hiệu quả trong một thời gian dài, và đó là nguyên nhân khiến cho chất lượng của quả tim bị suy giảm.

Nhịp tim nhanh và cách điều trị an toàn hiệu quả

+ Đột quỵ: Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh nhịp tim nhanh đó là gây đột quỵ, nguy cơ đột quỵ ở người bệnh này thường không được báo trước, bởi khi bị đánh trống ngực, tim sẽ rung thay vì đập đúng cách, do đó rất dễ gây ra những cục máu đông di chuyển đến não và gây đột quỵ.

* Bệnh tim đập nhanh có nguy hiểm không?

Bệnh tim đập nhanh nếu chỉ là thoáng qua và không liên tục chỉ bị lúc hồi hộp, căng thẳng thì không có gì nguy hiểm. Còn nếu mà liên tục và bất cứ lúc nào thì đó lại là 1 biểu hiện của 1 bệnh lý về tim mạch. Và các bệnh lý đó là các bệnh nguy hiểm đến tính mạng như suy tim, đột quỵ.

* Cách điều trị bệnh nhịp tim nhanh

Trừ khi bác sĩ thấy rằng có một bệnh tim tiềm ẩn, tim đập nhanh ít khi cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật điều trị. Thay vào đó, bác sĩ có thể khuyên cách để  tránh được những kích tố có gây ra đánh trống ngực. Nếu đánh trống ngực là do một điều kiện cơ bản như một loạn nhịp, điều trị sẽ tập trung vào điều chỉnh các điều kiện cơ bản.

+ Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục: Cách tốt nhất để điều trị hồi hộp ở nhà là để tránh những kích tố có thể gây ra các triệu chứng. Một số cách để tránh gây nên bao gồm:

- Giảm căng thẳng hoặc lo âu: Có nhiều khả năng có hồi hộp nếu đang lo lắng hoặc trong thời gian căng thẳng. Có thể cố gắng giảm bớt những cảm xúc thông qua các kỹ thuật thư giãn, tập thể dục hoặc nói chuyện với một người hoặc thành viên gia đình.

Nhịp tim nhanh và cách điều trị an toàn hiệu quả

- Tránh các chất kích thích: Chất kích thích, có thể làm cho tim đập nhanh hoặc đột xuất, có thể gây ra đánh trống ngực. Chất kích thích có thể bao gồm caffeine, nicotine, một số thuốc cảm và bổ sung thảo dược, như những thành phần trong thức uống năng lượng.

- Uống bổ sung thực phẩm chức năng bổ tim mạch hàng ngày: TPCN bổ tim mạch giúp bạn có 1 trái tim khỏe, tránh được cách bệnh lý liên quan đến tim mạch bạn có thể bổ sung các sản phẩm như Bi-Q10, Bi-Cozyme,…

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu cho bạn về bệnh nhịp tim nhanh và cách điều trị bệnh. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0978.307.072 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có một lộ trình điều trị bệnh một cách hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc!

Mách bạn:

Bi-Q10 – Sức khỏe tim mạch cho mọi nhà

bi-q10

Bi-Q10 hiệu quả cao và an toàn cho:

- Người bị các bệnh về tim mạch: suy tim, thiếu máu cơ tim,…

- Người bị xơ vữa động mạch, bệnh cơ tim

- Người bị động mạch vành

- Người bị bệnh tim mạn tính, rối loạn nhịp tim

Bi-Q10 - Giúp chống các gốc tự do, chống xơ vữa động mạch, cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường sinh lực, sức bền, chống lão hóa, kéo dài sự trẻ trung cho người bình thường.

Chi tiết xem tại Website: TPCN: Bi-Q10 - Bổ Tim Mạch, cải thiện sức khỏe tim mạch - Lọ 60 viên
Sản phẩm Bi-Q10 được nhập khẩu và phân phối trực tiếp tại Việt Nam bởi BNC medipharm Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Y Tế Bình Nghĩa
Số GPQC: 01064/2016/XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

      Viết bình luận