Bạn đã biết gì về hiện tượng tim đập nhanh, tim đập nhanh là gì? Nhịp tim nhanh là bao nhiêu thì nguy hiểm là câu hỏi của nhiều người ? Tim đập nhanh hay nhịp tim nhanh là cảm giác khi tim của bạn đập nhanh hơn bình thường hoặc lỡ một nhịp. Bạn có thể cảm thấy tim mình như đang đập thình thịch hoặc nhịp đập bất thường. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về tim đập nhanh và xem nó có nguy hiểm không?
* Nhịp tim bình thường là bao nhiêu?
Nhịp tim của người bình thường dao động trong khoảng 60-80 nhịp/phút khi cơ thể nghỉ ngơi. Nhịp tim biến đổi trong ngày tùy thuộc vào mức độ hoạt động của cơ thể và là biểu hiện của sức khỏe. Hoạt động thể lực hoặc tình trạng hưng phấn thần kinh có thể làm nhịp tim tăng lên trên 100.
* Nhịp tim nhanh là bao nhiêu?
Tim đập trên 100 nhịp/phút gọi là nhịp tim nhanh. Tuy nhiên, nếu tình trạng này chỉ xảy ra trong khoảng thời gian ngắn do tác động của một số yếu tố như chất kích thích (rượu bia, thuốc lá, caffein...); lo lắng, căng thẳng; sử dụng một số loại thuốc,... thì không đáng lo ngại và thường không cần phải điều trị. Chỉ cần loại bỏ được nguyên nhân, nhịp tim sẽ trở về bình thường.
* Nhịp tim nhanh là bao nhiêu thì nguy hiểm?
Tim đập nhanh trên 100 nhịp / phút là cũng nguy hiểm rồi với những trường hợp mà tim đập nhanh thường xuyên bất kể là khi hoạt động mạnh hay là khi nghỉ ngơi. Nếu trường hợp như này chúng ta cần phải đến các cơ sở y tế khám để chuẩn đoán xem mình bị mắc bệnh gì và có các phương pháp điều trị hợp lý. Nếu để lâu ngày sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như huyết khối, đột quỵ, suy tim, thậm chí là ngừng tim.
* Triệu chứng của tim đập nhanh
- Mạch nhanh
- Nhịp tim rung lên
- Rung trong lồng ngực
- Nặng ngực, khó chịu
- Tim bỏ nhịp, hụt hẫng
- Hồi hộp, khó thở
- Choáng váng, ngất xỉu
- Nghe thấy tiếng tim đập thình thịch ngoài lồng ngực
- Có thể cảm thấy tim đập nhanh trong cổ họng cũng như ngực
- Tim đập nhanh có thể xảy ra khi đang hoạt động hay nghỉ ngơi, đang đứng, ngồi hay nằm xuống.
Nếu tim đập nhanh kèm theo đau ngực nặng, khó thở, đổ môi bất thường, ngất xiu, người bệnh cần được nhanh chóng cấp cứu kịp thời.
* Nguyên nhân tim đập nhanh
Tim khỏe thường đảm nhận việc bơm máu tốt đi các bộ phận trong cơ thể, có nhịp tim ở mức tối thiểu. Ngược lại, nếu tim yếu buộc phải làm việc cần mẫn hơn, đập nhanh hơn mới đủ cung cấp máu nên hậu quả nhịp tim tăng cao. Vì vậy chỉ cần nghe nhịp đập là biết được sức khỏe tim. Nguyên nhân làm tăng nhịp tim rất đa dạng, phổ biến như các lý do sau:
- Mắc bệnh cao huyết áp dài kỳ.
- Van tim không làm đúng chức năng.
- Lưu thông máu gặp sự cố trục trặc.
- Viêm màng ngoài tim, các túi xơ bao tim.
- Viêm cơ tim.
- Mắc bệnh tim vành.
- Bộ phận tạo nhịp của tim làm việc kém.
- Không đủ lượng oxy cung cấp cho cơ tim.
- Mắc bệnh rối loạn tuyến giáp.
- Mắc bệnh rối loạn máu, ví dụ như máu đông.
- Khuyết tật buồng tim trên.
- Từng mắc bệnh đau tim một hoặc nhiều lần.
- Chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc quá nhiều muối.
- Mất cân bằng điện giải.
- Mắc bệnh về phổi, như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Khả năng đàn hồi mô phổi kém, ảnh hưởng đến chức năng của tim.
Trường hợp tim đập nhanh tạm thời có thể do các nguyên nhân sau:
- Thiếu vitamin.
- Thiếu máu.
- Sử dụng một số thuốc chữa bệnh.
- Dùng thuốc chữa bệnh, thuốc bổ quá liều.
- Quá căng thẳng, sợ hãi, lo lắng.
- Nhiễm trùng, sốt cao.
- Ăn quá no, lạm dụng các chất kích thích như: trà, cà phê, thuốc lá...
- Gắng sức quá mức, ví dụ như leo núi, mang vác vật nặng.
* Các phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán
Để chẩn đoán chính xác tình trạng tim đập nhanh hay không các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như:
- Điện tâm đồ (ECG)
- Theo dõi Holter
- Ghi sự kiện
- Chụp X quang
- Siêu âm tim
* Biện pháp khắc phục bằng các thói quen sống lành mạnh:
- Giảm căng thẳng hoặc lo âu
- Tránh các chất kích thích
-Tránh các loại thuốc bất hợp pháp
- Luyện tâp thể dục thể thao điều độ
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý
* Cách điều trị tim đập nhanh
Hiện nay có nhiều cách điều trị khác nhau nhưng thường là người ta kết hợp giữa thay đổi thói quen sống kết hợp với ăn uống và uống thêm thực phẩm chức năng bổ tim mạch hàng ngày.
Hiện nay trên thị trường có nhiều TPCN bổ tim nhưng điển hình có các sản phẩm như Bi-Q10 và Bi-Cozyme là 2 sản phẩm đang được nhiều người tin dùng.
Công dụng TPCN bổ tim mạch Bi-Q10 giúp chống các gốc tự do, chống xơ vữa động mạch, cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường sinh lực, sức bền, chống lão hóa, kéo dài sự trẻ trung cho người bình thường.
Đối tượng sử dụng:
Người lớn sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống mệt mỏi, chống lão hóa. Người bị xơ vữa động mạch, người cần tăng cường sức khỏe, người loạn nhịp tim.
Hướng dẫn sử dụng:
Người lớn uống sau bữa ăn: 1 viên x 1- 2 lần/ngày hoặc theo chỉ dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.
Bảo quản:
Nơi khô ráo, tránh ánh sáng.
Thời hạn sử dụng:
36 tháng kể từ ngày sản xuất. Ngày sản xuất và hạn sử dụng được ghi trên bao bì
Quy cách đóng gói:
Lọ 60 viên, lọ 100 viên.
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> TPCN bổ tim mạch, tăng cường sức khỏe tim mạch Bi-Q10
Trên đây chúng ta đã tìm hiểu về bệnh tim đập nhanh giúp bạn trả lời câu hỏi nhịp tim đập nhanh là bao nhiêu thì nguy hiểm. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0978.307.072 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Bình luận
slimchocolate - 04/25/2018 12:58:40
Nếu anh đang dùng liều khuyến cáo hàng ngày, sẽ được tải 3-5 kg mỗi tuần, mà không bị thương. Nhưng quá liều có thể có một ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe. Cơ Quan quốc gia về an toàn thực phẩm cảnh báo rằng một quá nhanh chóng giảm