Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai làm thế nào

Bạn bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai, bạn muốn tìm cách chữa, bạn chưa biết cách nào? Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai làm thế nào là câu hỏi của nhiều người. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là khi vi khuẩn xâm nhập bàng quang hay thận và sinh sôi nẩy nở rồi gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu, cuối cùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến từng cơ quan của hệ tiết niệu. Phụ nữ mang thai rất dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu do tử cung to chèn ép vào đường niệu quản dẫn đến nước tiểu bị ứ đọng sinh ra nhiều vi khuẩn. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai làm thế nào?

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai làm thế nào

* Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai làm thế nào?

Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc kháng sinh an toàn để điều trị tình trạng này. Bạn có thể sử dụng các phương pháp tự nhiên để ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh này:

+ Uống nhiều nước giúp nước tiểu loãng hơn, dễ bài trừ vi khuẩn.

+ Tránh thức uống kích thích bàng quang như cà phê, rượu và nước giải khát vì nó có thể khiến bạn đi tiểu nhiều.

+ Làm sạch bàng quang ngay sau khi quan hệ: Cố gắng loại bỏ vi khuẩn đi vào niệu đạo bằng cách uống một cốc nước đầy và đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục.

+ Lau vùng kín từ trước ra sau: Sau khi đi vệ sinh, bạn nên lau vùng kín từ trước ra sau để ngăn ngừa vi khuẩn từ hậu môn truyền sang âm đạo và niệu đạo gây viêm nhiễm.

+ Tránh sử dụng các dung dịch vệ sinh gây kích ứng: Sử dụng một số sản phẩm vệ sinh như thuốc xịt, thuốc tẩy cho vùng kín có thể kích thích niệu đạo và gây nhiễm trùng.

+ Nước ép nam việt quất: Một số bằng chứng cho thấy việc uống nước ép nam việt quất nguyên chất không thêm đường có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu vì loại quả này có đặc tính kháng khuẩn. Hiện chưa có nghiên cứu nào cho thấy phải uống bao nhiêu nước ép thì mới có thể ngăn ngừa bệnh. Bạn không nên uống loại nước ép này nếu đang dùng thuốc làm loãng máu vì có thể gây xuất huyết.

Nếu được điều trị kịp thời, nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ không gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, nếu nghi ngờ mình bị nhiễm trùng đường tiết niệu thì bạn càng phải điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm.

* Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai

Thời kỳ mang thai nhất là trong 3 tháng cuối, tử cung thường nghiêng sang phải sẽ đè ép vào niệu quản và thận phải nên dễ gây ứ nước thận và viêm thận. Hơn nữa, trong thời kỳ có thai, sự thay đổi về sinh lý nội tiết như dưới tác dụng của progesterone khi mang thai sẽ làm nhu động ruột, nhu động niệu quản giảm nên thai phụ hay bị táo bón và ứ đọng nước tiểu hơn. Hoặc trong thời kỳ hậu sản, một số sản phụ thường bí tiểu do cuộc đẻ gây ra như chấn thương đường sinh dục dưới, do thủ thuật Forceps, giác hút, đại kéo thai. Hoặc dùng thông tiểu trước, trong và sau sinh không đảm bảo vô khuẩn.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai làm thế nào

* Các triệu chứng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu

+ Đau khi giao hợp

+ Thức dậy từ giấc ngủ đến đi tiểu

+ Đau hoặc rát (khó chịu) khi đi tiểu

+ Cảm giác cấp bách khi đi tiểu

+ Máu hoặc chất nhầy trong nước tiểu

+ Chuột rút hoặc đau ở vùng bụng dưới

+ Đau, áp lực hoặc đau ở vùng bàng quang

+ Nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn bình thường

+ Thay đổi lượng nước tiểu, nhiều hơn hoặc ít hơn

+ Nước tiểu trông có mây, có mùi hôi hoặc bất thường mạnh

+ Ớn lạnh, sốt, đổ mồ hôi, rò rỉ nước tiểu (không kiểm soát được)

+ Khi vi khuẩn lan sang thận bạn có thể gặp phải: đau lưng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn và ói mửa.

* Ảnh hưởng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai

Tùy vị trí bị nhiễm khuẩn (bàng quang, niệu quản hay bể thận) mà có sự ảnh hưởng khác nhau đến thai kỳ: Khoảng 25% các trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu có triệu chứng. Một số trường hợp có thể dẫn đến động thai, sẩy thai đặc biệt vào những tháng đầu tiên của thời kỳ mang thai. Nếu viêm thận - bể thận sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn thường dẫn đến đẻ non, thai chết trong tử cung nếu chẩn đoán muộn và điều trị không tích cực.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai làm thế nào

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai làm thế nào? Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà an toàn hiệu qủa

>>> Cách chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu như thế nào

>>> Super Power Uriclean giúp tan sỏi, chống viêm nhiễm đường tiết niệu

Viết bình luận