Nhận biết nguyên nhân tụt huyết áp để phòng ngừa sớm

 

I. Nguyên nhân gây tụt huyết áp là gì?

- Nguyên nhân gây tụt huyết áp có thể bao gồm những vấn đề như thay đổi tư thế, mất nước, tác dụng phụ của thuốc, vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như bệnh tim, rối loạn nội tiết tố, tình trạng thần kinh và mang thai.

- Nhìn chung, tình trạng này được chia thành 3 dạng chính là hạ huyết áp thế đứng, hạ huyết áp qua trung gian thần kinh và hạ huyết áp nặng liên quan đến sốc, mỗi loại sẽ có những nguyên nhân cơ bản khác nhau. Đồng thời, các vấn đề về cấu trúc tim và nhiều yếu tố nguy cơ cũng góp phần gây hạ huyết áp.

1. Hạ huyết áp thế đứng

- Hạ huyết áp thế đứng (hạ huyết áp tư thế) xảy ra khi huyết áp của bạn giảm đột ngột trong quá trình thay đổi vị trí cơ thể, thường là khi thay đổi từ tư thế ngồi hoặc nằm sang tư thế đứng một cách nhanh chóng. Khi tình trạng này xuất hiện, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng tụt huyết áp như chóng mặt, mờ mắt hoặc thậm chí là ngất xỉu.

- Thông thường, khi bạn ngồi dậy từ tư thế nằm hoặc đứng dậy sau khi ngồi lâu, trọng lực sẽ làm cho máu dồn xuống phần bụng và chân. Điều này làm giảm huyết áp trung tâm vì máu hạn chế hồi lưu về tim. Lúc này, các cơ quan thụ cảm áp suất trên thành mạch sẽ gửi tín hiệu đến các trung tâm ở não, hệ thống thần kinh trung ương phản ứng lại bằng cách báo hiệu cho tim đập nhanh hơn, đồng thời kích thích lớp cơ trơn trong thành động mạch co lại nhằm ổn định huyết áp.

- Tuy nhiên, khi bị hạ huyết áp thế đứng, quá trình sinh lý trong cơ thể không xảy ra như bình thường, khiến lưu lượng máu đến não suy giảm, từ đó làm giảm huyết áp và gây các triệu chứng chóng mặt, choáng váng và hoa mắt, thậm chí là ngất xỉu.

Nhiều tình trạng khác cũng có thể là nguyên nhân gây nên các triệu chứng hạ huyết áp thế đứng, bao gồm:

• Mang thai

• Thiếu máu

• Lớn tuổi

• Vấn đề về tim mạch như nhịp tim chậm, bất thường van tim, nhồi máu cơ tim và suy tim

• Bệnh đái tháo đường

• Nhiễm trùng nặng

• Vấn đề về nội tiết như rối loạn tuyến giáp, suy thượng thận

• Mất nước (có thể là do đổ mồ hôi, không bổ sung đủ nước khi nôn ói hoặc tiêu chảy nặng)

• Rối loạn hệ thống thần kinh bao gồm bệnh Parkinson, bệnh mất trí nhớ thể Lewy, bệnh teo đa hệ thống, hội chứng Guillain-Barré

• Giãn tĩnh mạch chi dưới nặng

- Hạ huyết áp thế đứng cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc lợi tiểu hoặc thuốc điều trị cao huyết áp như thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế men chuyển (ACE). Một số thuốc dùng để điều trị rối loạn cương dương và thuốc chống trầm cảm cũng có thể là nguyên nhân gây tụt huyết áp.

- Cuối cùng, hạ huyết áp thế đứng cũng có thể đơn giản chỉ là do ra ngoài khi trời nóng hoặc ngồi yên, đứng yên không vận động trong một thời gian dài.

2. Hạ huyết áp qua trung gian thần kinh

- Các vấn đề liên quan hệ thần kinh, đặc biệt là các rối loạn hệ thần kinh tự chủ, bao gồm hội chứng nhịp
tim nhanh tư thế (POTS) và ngất do phản xạ thần kinh phế vị có thể là nguyên nhân gây tụt huyết áp sau thời gian đứng lâu. Căng thẳng về mặt cảm xúc cũng có thể là một tác nhân gây hạ huyết áp qua trung gian thần kinh.

- Nguyên nhân tụt huyết áp qua trung gian thần kinh xảy ra khi sự liên kết giữa não và tim gặp hạn chế, từ đó gửi tín hiệu sai lệch rằng huyết áp của bạn đang cao. Điều này khiến cho tim hoạt động chậm lại nhằm làm giảm huyết áp nên càng khiến huyết áp tụt nặng nề hơn.
 
- Bệnh thần kinh tự chủ (thần kinh thực vật) và bệnh thần kinh ngoại biên, được đặc trưng bởi các tổn thương cấp tính hay mạn tính trên dây thần kinh, cũng có thể ảnh hưởng đến việc điều chỉnh huyết áp.
Tụt huyết áp nghiêm trọng liên quan đến sốc
 
- Một số nguyên nhân tụt huyết áp nghiêm trọng liên quan đến sốc có thể dẫn đến hạ huyết áp thế đứng. Lúc này, tình trạng huyết áp sụt giảm nghiêm trọng hơn nhiều và hiếm khi có khả năng tự phục hồi về mức bình thường.
 
  • Các nguyên nhân gây sốc hạ huyết áp bao gồm:

- Xuất huyết nặng (cả bên trong và bên ngoài cơ thể)

- Sốc nhiễm khuẩn do nhiễm trùng hoặc độc tố

- Sốc tim do nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim

- Sốc tắc nghẽn do thuyên tắc phổi, bệnh van tim, bệnh cơ tim, huyết khối

- Sốc giãn mạch trong chấn thương đầu, suy gan, ngộ độc hoặc sốc phản vệ

- Mất dịch cơ thể nghiêm trọng do vã mồ hôi, nôn ói, tiêu chảy, bỏng hoặc lạm dụng thuốc lợi tiểu, quá liều thuốc hạ áp

Đối với một số người, huyết áp ở ngưỡng thấp đôi khi là một yếu tố cơ địa, không gây ra vấn đề gì quá nguy hiểm, trừ khi tình trạng này xảy ra đột ngột hoặc làm xuất hiện các triệu chứng khác. Trên thực tế, khi huyết áp duy trì được ở ngưỡng dưới bình thường, mọi người sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh tim, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
 
Nhận biết nguyên nhân tụt huyết áp để phòng ngừa sớm

3. Nguyên nhân tụt huyết áp do vấn đề về tim mạch

- Đôi khi huyết áp có thể bị ảnh hưởng bởi chức năng hoặc cấu trúc của tim. Điều này dẫn đến hạ huyết áp thế đứng hoặc trong trường hợp nghiêm trọng gây sốc tim. Các vấn đề về tim có thể là nguyên nhân tụt huyết áp, bao gồm nhịp tim chậm, suy giảm chức năng co bóp của tim nên làm giảm thể tích máu cung cấp vào vòng tuần hoàn cơ thể.

- Sự lão hóa cũng như quá trình tích tụ của các mảng xơ vữa trong lòng động mạch có thể làm thu hẹp mạch máu và làm giảm lưu lượng máu đến tim và não. Đây cũng có thể là nguyên nhân tại sao bạn bị tụt huyết áp.

II. Cách hạn chế các nguyên nhân tụt huyết áp

Sau đây là một số cách có thể giúp bạn giảm hoặc ngăn ngừa các triệu chứng tụt huyết áp:

• Uống nhiều nước và hạn chế uống rượu bia: Rượu bia làm mất nước và có thể làm giảm huyết áp, ngay cả khi bạn uống có chừng mực. Ngược lại, nước lọc giúp bạn chống lại sự mất nước và tăng thể tích tuần hoàn.

• Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Để nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng nhằm duy trì sức khỏe tốt, bạn cần tập trung bổ sung nhiều loại thực phẩm, bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, thịt gà và cá.

• Chú ý khi thay đổi tư thế: Bạn nên thay đổi tư thế một cách chậm rãi, từ tư thế nằm sang tư thế ngồi hoặc đứng. Chẳng hạn như trước khi thức dậy vào buổi sáng, bạn hãy hít thở sâu trong vài phút, bỏ chân xuống đất trước rồi sau đó từ từ ngồi dậy. Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế ngồi bắt chéo hai chân.

• Chia nhỏ các bữa ăn và giảm lượng carbohydrate: Để giúp ngăn ngừa huyết áp thường có khuynh hướng giảm sau bữa ăn, bạn hãy ăn nhiều bữa nhỏ mỗi ngày và hạn chế các thực phẩm giàu carbohydrate như khoai tây, gạo, mì ống và bánh mì. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên uống cà phê hoặc trà chứa caffeine trong bữa ăn để tăng huyết áp tạm thời. Tuy nhiên, caffeine có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác nếu sử dụng không đúng cách nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
 
Mách Bạn :   Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống tai biến

Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống tai biến

Bi-Cozyme Max là viên uống bảo vệ sức khỏe cho người mắc các bệnh lý về mỡ mãu, huyết áp cao, huyết áp thấp, các bệnh tim mạch, phòng chống tai biến, sau tai biến., thiếu máu lên não…

 
 

 
 
Bi-Cozyme Max có tác dụng gì ?

- Chứng đau thắt ngực, mệt mỏi, suy tim

- Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch.

- Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …

- Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch …

- Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent …

- Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường.

- Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ...

- Hạ acid uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch

- Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ... 


 
 
>>> Chi Tiết Sản Phẩm Xem Tại : Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống tai biến

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

 

Viết bình luận