Nhận biết cơn đau do sỏi thận để phát hiện sớm bệnh

Đau sỏi thận là một trong các triệu chứng thường gặp nhất khi bệnh nhân mắc phải tình trạng này. Cơn đau sẽ biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Việc nhận biết, phân biệt được các cơn đau sỏi thận sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và có hướng xử lý kịp thời khi cần. Mời bạn đọc tham khảo qua bài viết dưới đây.
 

 

1. Bệnh sỏi thận đau ở đâu?

 
Bạn thấy các cơn đau sỏi thận xuất hiện ở trong thận, kích thích đường tiết niệu khiến đường tiết niệu bị tắc hay co thắt. Nhiều trường hợp vì sỏi thận rắn và có nhiều góc cạnh, cọ xát gây tổn thương niêm mạc niệu quản, bàng quang gây ra các cơn đau.

Cơn đau này bắt đầu từ thắt lưng, hạ sườn rồi lan xuống đùi, hố chậu hay thậm chí cả cơ quan sinh dục. Cơn đau dữ dội khiến người bệnh khó chịu và cần nằm nghỉ ngơi. Đau sỏi thận thường kéo dài khoảng từ 20 tới 60 phút rồi lắng xuống hoặc tái phát liền sau đó.

Nếu bị sỏi ở niệu quản hay bể thận bạn có thể thấy cơn đau lâm râm, âm ỉ tại hông, thắt lưng. Khi sỏi thận rơi xuống cổ bàng quang hay kẹt tại niệu đạo người bệnh có thể thấy đau và bí tiểu.

Nếu bạn đang ngồi lâu, đột ngột thay đổi tư thế mà bị đau có thể bạn đang gặp biểu hiện đau sỏi thận. Nguyên nhân là do sỏi phát triển thành các viên to, áp lực lên mô quanh thận.

Các cơn đau sỏi quặn thắt dù nằm ngang hay nằm ngửa vẫn đau, đi kèm là biểu hiện ớn lạnh, sốt khi xuất hiện chứng tỏ bạn đang bị nhiễm trùng tiết niệu rồi.
 

2. Nhận biết cơn đau do sỏi thận


Sỏi thận hình thành do sự lắng cặn và kết tủa của các chất, tích tụ dần dần hình thành sỏi thận có kích thước lớn. Sỏi thận ban đầu có thể không gây triệu chứng gì, song nếu kích thước lớn hoặc số lượng nhiều, bệnh nhân sẽ xuất hiện cơn đau vùng thận đặc trưng cùng các triệu chứng khác.


2.1. Đặc điểm cơn đau do sỏi thận


Triệu chứng đau do sỏi thận rất đặc trưng:

Đau âm ỉ:

Sỏi thận thường gây đau khởi phát từ một bên vùng thắt lưng, có thể là cả hai bên vùng hạ sườn. Đôi khi, cơn đau sẽ lan dần xuống phía dưới hoặc phía trước hố chậu, đùi, thậm chí cả vùng bộ phận sinh dục.

Đau nhẹ hơn nếu sỏi nhỏ:

Nếu sỏi thận nhỏ nhưng nằm ở vị trí đặc biệt, bệnh nhân vẫn có thể bị đau nhẹ, đau âm ỉ vùng lưng, hông và thắt lưng. Cẩn thận có cả sỏi ở niệu quản và bể thận.

Đau khởi phát khi ngồi lâu:

Khi ngồi lâu hoặc thay đổi tư thế đột ngột, sỏi thận có thể mắc kẹt làm tăng áp lực lên các khu vực khác, khiến đau lan tỏa xung quanh các mô thận.


2.2. Dấu hiệu khác của sỏi thận


Bên cạnh cơn đau thận đặc trưng, người bệnh còn có những triệu chứng như:

Nôn hoặc buồn nôn:

Đây cũng là hai dấu hiệu đặc trưng của tình trạng sỏi thận gây tắc nghẽn thận, khiến nước tiểu di chuyển ít hoặc hoàn toàn không di chuyển đến bàng quang. Dây thần kinh trong ruột và thận lại có mối liên hệ, khi xảy ra sự tắc nghẽn thận, dây thần kinh liên quan cũng bị ảnh hưởng. Cụ thể, người bệnh sẽ bị co thắt dạ dày, khó chịu, buồn nôn, nôn mửa,…

Đi tiểu ra máu:

Khi sỏi thận không chỉ gây tắc nghẽn mà còn làm tổn thương niêm mạc đường tiết niệu, máu chảy ra sẽ lẫn vào nước tiểu. Khi đó khi đi tiểu, bạn sẽ thấy nước tiểu có màu nâu hoặc hồng.

Nước tiểu đục:

Nước tiểu đục cũng là dấu hiệu dễ nhận biết của sỏi thận – tiết niệu khi có quá nhiều chất cặn bã lắng đọng trong đường tiểu. Nếu nước tiểu đục kèm mùi hôi, lắng cặn nhất là cuối bãi thì nên đi khám sớm, có thể sỏi đang hình thành và tăng kích thước nhanh chóng.

Sốt, ớn lạnh:

Nữ giới bị sỏi thận thường gặp triệu chứng này nhiều hơn, chủ yếu do vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng thận.

Rối loạn tiểu tiện:
 

 
Bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như:

•    Tiểu rắt, tiểu buốt: Thông thường, sỏi thận khi rơi xuống niệu quản hoặc từ bàng quang ra niệu đạo dễ gây tắc đường dẫn tiểu, gây ra tình trạng tiểu buốt, tiểu khó. Ngoài ra, sỏi chà xát vào niêm mạc niệu đạo và niệu quản cũng gây đau rát khi đi tiểu, nếu kéo dài dẫn đến viêm nhiễm, tình trạng khó chịu càng trở nên nghiêm trọng hơn.

•    Đi tiểu nhiều lần: Do bít tắc đường tiểu nên người bệnh có cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên, nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ một lượng nhỏ. Tình trạng này nếu kéo dài, tiểu tiện nhiều lần và nhỏ giọt thì khả năng cao sỏi thận đang đi qua niệu quản.

Sỏi thận to làm tắc nghẽn niệu quản sẽ gây ra tín hiệu buồn tiểu giả, nghĩa là bạn có cảm giác buồn tiểu nhưng lại không đi tiểu được.

Thực tế, cơn đau do sỏi thận rất dễ nhầm lẫn với những cơn đau bụng khác như: đau quặn gan, đau dạ dày tá tràng, viêm ruột thừa cấp tính,… Cần phân biệt cơn đau do sỏi thận thường gặp ở vùng lưng và gây ra các bất thường đường tiểu khác để xử lý đúng.


3. Điều trị đau sỏi thận như thế nào?


Thực tế, các phương pháp điều trị sỏi thận rất đa dạng, tùy thuộc vào nguyên nhân và loại sỏi.

Điều trị sỏi thận dưới 5mm:

Đối với loại sỏi thận này, nhỏ và hầu như không gây nhiều triệu chứng thì bạn không cần điều trị y tế. Một số biện pháp tại nhà có thể chữa tình trạng này như:

•    Uống nhiều nước: khoảng 2-3 lít mỗi ngày

•    Dùng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc naproxen
Tuy nhiên, dù sỏi nhỏ vẫn cần được theo dõi thường xuyên để có biện pháp điều trị kịp thời nếu nó tăng kích thước hoặc xuất hiện thêm những viên sỏi khác.

Điều trị sỏi thận trên 5mm:

Để điều trị sỏi thận lớn, chấm dứt những cơn đau sỏi thận và ngăn thận bị tổn thương, bác sĩ sẽ đề xuất các phương pháp điều trị sau:

•    Tán sỏi thận qua da sử dụng sóng xung kích để tạo ra tác động mạnh làm vỡ viên sỏi. Các mảnh sỏi nhỏ sẽ theo nước tiểu đi ra ngoài.

•    Phẫu thuật hở thông qua một vết rạch ở lưng, loại bỏ sỏi thận rất lớn

•    Tán sỏi nội soi ngược dòng điều trị sỏi nhỏ bằng cách đưa một ống nội soi nhỏ vào theo đường niệu đạo. Ống này mang theo dụng cụ đặc biệt để tán sỏi hoặc lấy sỏi ra ngoài.

•    Phẫu thuật tuyến cận giáp. Một số sỏi canxi photphat là do tuyến cận giáp hoạt động quá mức. Khi các tuyến này sản xuất quá nhiều hormone tuyến cận giáp (cường cận giáp), nồng độ canxi có thể quá cao và dẫn đến hình thành sỏi thận. Cường cận giáp đôi khi xảy ra do có khối u nhỏ lành tính trong tuyến cận giáp và khối u này cần được loại bỏ để ngăn chặn sỏi thận.
 
Hi vọng qua bài viết này, bạn đã biết được những cơn đau do sỏi thận gây ra. Vị trí đau sỏi thận cũng không khó để nhận biết, hãy ghi nhớ nó để sớm phát hiện và thăm khám kịp thời nhé!
 

Giới thiệu đến bạn: Super Power UriClean - Làm sạch đường tiết niệu, xua tan nỗi lo sỏi thận-tiết niệu-bàng quang và sỏi mật.

Super Power UriClean là viên uống bảo vệ sức khỏe giúp duy trì sức khỏe cho đường tiết niệu làm tan sỏi thận, sỏi mật làm sạch đường tiết niệu ngăn chặn sự hình thành sỏi cũng như phòng tránh sỏi tái phát sau phẫu thuật, tán sỏi ...

 

Tác dụng của Super Power UriClean

Sản phẩm Super Power UriClean được sản xuất bởi hãng Fine Living Pharmanaturals Hoa Kỳ phẩm được sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu thảo dược có thành phần là Vitamin C, chiết xuất quả nam việt quất (Cranberry) và các thành phần khác là xenluloza, silicon dioxit, magiê stearat (nguồn gốc thực vật), gelatin. Super Power UriClean là lựa chọn cho bạn giúp duy trì sức khỏe cho đường tiết niệu tốt hơn.


- Làm tan sỏi thận, sỏi mật, ngăn chặn sự hình thành, tái phát sỏi...

- Phòng nhiễm khuẩn trên các bệnh nhân bị tổn thương tủy sống do hạn chế lưu thông nước tiểu ở bàng quang, thần kinh bàng quang hoặc đái buốt, đái dắt.

- Chống viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

- Chống viêm bàng quang.

- Tan sỏi thận.

- Chống lắng cặn trong đài bể thận.

- Ngăn chặn sự hình thành sỏi thận.

- Chống suy thận, tăng cường sức khỏe thận...
>>> Chi tiết sản phẩm xem tại: Super Power UriClean - Làm sạch đường tiết niệu, xua tan nỗi lo sỏi thận-tiết niệu-bàng quang và sỏi mật.

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072


 

Viết bình luận