Bệnh phong thấp là 1 căn bệnh nguy hiểm nó xảy ra ở nhiều khớp xương gây đau nhức, sưng,… Vậy nguyên nhân và cách trị bệnh phong thấp như thế nào. Chúng ta cùng đi tìm hiểu rõ hơn về bệnh phong thấp để biết được nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng và điều trị bệnh.
Bạn có thể quan tâm:
>> Đau nhức xương khớp dùng thuốc gì tốt nhất
>> Thoát vị đĩa đệm nguyên nhân và cách điều trị
Nguyên nhân triệu chứng và cách trị bệnh phong thấp
* Bệnh phong thấp là gì?
Phong thấp là một căn bệnh kinh niên khá nguy hiểm xảy ra ở nhiều khớp xương gây đau nhức, sưng đỏ và tổn thương đến nhiều cơ quan khác như hệ thần kinh, tim mạch, các khớp xương, cột sống. Bệnh thường trở nặng khi thời tiết thay đổi gây ra các cơn tê nhức dai dẳng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
* Nguyên nhân gấy ra bệnh phong thấp:
+ Nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh phong thấp
Bệnh này là do một loại vi khuẩn có tên là streptococcus tan huyết nhóm A gây ra tại đường hô hấp trên như viêm họng, amygdales, viêm mũi-xoang gây ra. Bệnh phong thấp RA gây ra do màng lót các khớp xương bị sưng lên khiến tiết ra một chất đạm làm màng này ngày càng dầy lên. Chất đạm này cũng phá hoại lớp sụn, xương, gân và dây chằng nơi khớp. Dần dần, khớp xương bị dị dạng, méo mó và có thể bị phá hủy.
+ Do giới tính: Nữ giới thường có tỷ lệ mắc bệnh phong thấp cao hơn nam giới và gặp nhiều di chứng nguy hiểm khó chữa trị hơn. Điều này là do thể trạng và thể chất của nữ giới thường không bằng nam giới. Người phụ nữ còn phải trải qua sinh đẻ, mãn kinh… nên sức khỏe sẽ ngày càng yếu đi, xương khớp cũng bị ảnh hưởng và dễ mang mầm bệnh hơn.
+ Gien di truyền: Di truyền là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh phong thấp. Nếu người thân hay họ hàng có tiền sử mắc bệnh này thì khả năng di truyền cho các thế hệ sau mang tỉ lệ khá cao.
+ Do tuổi tác: Lão hóa là một quá trình tự nhiên, đặc biệt ở những người cao tuổi, quá trình này diễn ra mạnh mẽ khiến cơ thể bị suy yếu trầm trọng. Đặc biệt, đối với xương khớp, lão hóa khiến chất lượng dịch khớp bị suy giảm và thiếu hụt. Sụn khớp không còn trơn bóng mà trở nên thô ráp, sần sùi, dễ cọ xát vào nhau gây ra những triệu chứng đau xương, đau khớp ở bệnh phong thấp.
+ Yếu tố nghề nghiệp: Nhửng người lao động trong môi trường ẩm thấp, phải tiếp xúc nhiều với nước hoặc khom người, đứng thường xuyên hay ngồi lâu một chỗ , ít di chuyển cũng dễ bị bệnh hơn những người khác. Bên cạnh đó, theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thợ sơn, thợ làm móng tay chân, người tiếp xúc nhiều với acetone, xăng dầu hay thuốc trừ sâu có nguy cơ mắc bệnh phong thấp rất cao.
+ Thời tiết, môi trường: Môi trường hay thời tiết cũng là một trong những yếu tố góp phần trong những nguyên nhân gây ra bệnh phong thấp. Mùa đông, thời tiết thường lạnh lẽo và ẩm thấp khiến sự lưu thông máu trong cơ thể bị ảnh hưởng ít nhiều. Dịch khớp cũng trở nên đông đặc khiến các đầu khớp xương không được bôi trơn, cọ xát gây ra đau nhức. Còn khi đến mùa hè, nhiệt độ lại tăng cao lại làm khớp giãn ra, dễ chèn ép lên các dây thần kinh quanh khớp hình thành nên những cơn đau.
+ Hút thuốc lá: Thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, các chất độc hại có trong thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trong đến nhiều cơ quan, đặc biệt là hệ xương khớp. Những chất này khiến xương khớp mất đi độ chắc khỏe, trở nên giòn và dễ gãy do loãng xương, sụn khớp cũng bị sụt giảm tạo cơ hội cho bệnh phát triển.
+ Chế độ ăn uống không hợp lý: Chế độ ăn uống có liên hệ rất lớn đến sự hình thành những căn bệnh. Những người sử dụng quá nhiều chất béo nhưng lại thiếu hụt vitamin và khoáng chất thường có sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh béo phì, tim mạch,…Đặc biệt, những người béo phì thường khiến xương khớp phải chịu một lực lớn để nâng đỡ cơ thể nên lâu ngày trở nên suy yếu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh về xương khớp, trong đó có phong thấp.
* Triệu chứng của bệnh phong thấp
+ Cứng, đau nhức và sưng ở các đầu khớp xương: khớp xương tay, đầu gối, xương chậu, vai đặc biệt nhất là trên xương sống
+ Các khớp và thân thể đau nhức, cơn đau thường chạy từ khớp này sang khớp kia; các khớp khó cử động; có thể sốt, người mệt mỏi, chỉ muốn nằm, mạch phù.
+ Bệnh phong thấp làm rối loạn tự miễn có thể gây khô mắt, mũi, miệng và cổ họng.
+ Xuất hiện dưới da những cục u cứng ở chỗ khớp bị đau. những cục u cứng này thường xuất hiện phía sau khuỷu tay, đôi khi xuất hiện cả trong mắt.
+ Không thể cử động các khớp, bắp thịt nơi chỗ khớp đau bị yếu đi. Các khớp có thể bị biến dạng theo thời gian
* Cách phòng và điều trị bệnh phong thấp
+ Cách phòng bệnh phong thấp:
- Ngăn ngừa không để bị viêm họng và các bệnh đường hô hấp trên: các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chính gây bệnh phong thấp là do nhiễm phải loại vi khuẩn có tên là streptococcus tan huyết nhóm A gây ra tại đường hô hấp trên như viêm họng, amygdales, viêm mũi-xoang gây ra. Do đó để tránh nguy cơ bị phong thấp thì bạn cần có các biện pháp để ngăn ngừa các căn bệnh trên xảy ra.
- Phải luôn giữ ấm cho cơ thể: thời tiết thay đổi, độ ẩm cũng như áp suất không khí quá cao khiến các khớp giãn ra và chèn ép vào các dây thần kinh xung quanh, gây ra phong thấp, do đó cần tránh tiếp xúc với không khí lạnh, ẩm thấp, giữ cơ thể luôn ấm, nhất là vào mùa đông, thời điểm chuyển mùa…
- Giữ trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải: đây là cách phòng bệnh phong thấp không phải ai cũng biết bởi béo phì chính là nguyên nhân khiến các khớp xương phải gánh chịu nhiều sức nặng hơn, từ đó gây ra phong thấp, vì vậy bạn nên có chế độ ăn uống, luyện tập thích hợp để không bị mập.
- Tăng cường sức đề kháng: sức đề kháng (hệ miễn dịch) tốt sẽ giúp cơ thể có khả năng chống lại các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm, chống lại sự thay đổi của thời tiết và giảm nguy cơ mắc bệnh, do đó bạn nên nâng cao hệ miễn dịch thông qua việc ăn uống, nghỉ ngơi, rèn luyện thể dục thể thao và thậm chí là có thể bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất khác…
+ Cách điều trị bệnh phong thấp:
Trước tiên, cần xác định phong tê thấp là một bệnh kinh niên, có lúc bệnh thuyên giảm nhưng cũng có lúc nặng lên. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu biết điều trị đúng phương pháp thì người bệnh vẫn có thể bảo vệ các khớp xương nói riêng và sức khỏe của mình nói chung một cách hiệu quả, an toàn.
+ Điều trị bệnh phong tê thấp theo y học hiện đại chủ yếu tập trung vào làm thế nào để giảm bớt đau và ngăn sự tiến triển của bệnh. Theo đó, các thuốc chủ yếu được ứng dụng trong điều trị là các thuốc chống viêm. Trong trường hợp điều trị nội khoa bằng thuốc không mang lại kết quả, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ngoại khoa, tức giải phẫu thay khớp. Một khi khớp xương đã bị phá hủy quá nhiều thì giải phẫu thay khớp được được xem là biện pháp hiệu quả để tái tạo chức năng của khớp và làm giảm đau.
Ưu điểm của điều trị bệnh phong tê thấp bằng phương pháp tây y hiện đại là giúp giảm đau nhanh, các triệu chứng sưng đau, tê buốt có thể mất đi tạm thời trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này đó là hiệu quả sau điều trị không lâu dài, không tác động được vài nguyên nhân sinh ra bệnh mà chủ yếu làm thuyên giảm những triệu chứng đau. Bên cạnh đó, không thể lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau trong thời gian dài để điều trị vì thuốc sẽ có tác động xấu đến các cơ quan khác của cơ thể. Phẩu thuật thay khớp cũng ẩn chứa những rủi ro nhất định và chi phí cao nên không phải ai cũng có thể điều trị theo cách này.
+ Chữa bệnh phong thấp bằng thực phẩm chức năng: Biện pháp này hiện nay được ưu tiên hàng đầu vì tính an toàn và hiệu quả. Bi-Jcare là 1 trong những sản phẩm được đánh giá cao và có hiệu quả trong việc điều trị bệnh phong thấp.
Bệnh phong thấp thường gây ra những cơn đau nhức xương khớp và để lại nhiều di chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, việc tìm hiều những nguyên nhân gây bệnh phong thấp trên đây sẽ giúp bạn có phương pháp phòng và điều trị hiệu quả, tránh được những hậu quả đáng tiếc mà căn bệnh này mang đến. Chúc bạn sống vui khỏe!
Viết bình luận