Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt – tìm hiểu ngay để biết

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng phổ biến ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, không những ảnh hưởng đến tâm lý, công việc, sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe.Vậy nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn kinh nguyệt? Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.


 

1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?


Hầu hết thời gian hành kinh ở phụ nữ kéo dài từ 4–7 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt thường lặp lại sau mỗi 28 ngày nhưng khoảng thời gian này bình thường có thể dao động từ 21–35 ngày.

Rối loạn kinh nguyệt là gì? Đây là một nhóm các vấn đề gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Cụ thể là:

•    Đau bụng kinh, hội chứng tiền kinh nguyệt

•    Kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh (mất kinh)

•    Kinh nguyệt nhiều hơn bình thường hay kéo dài (rong kinh)

•    Chảy máu hoặc xuất hiện những đốm máu ở giữa các kỳ kinh, sau khi mãn kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục

Các dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt có thể can thiệp đến cuộc sống hàng ngày của người phụ nữ và có thể gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai.
 

2. Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là gì?


Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân cũng như yếu tố tác động, có thể kể đến như:
 

2. 1. Sự thay đổi nội tiết tố


Tình trạng mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ sẽ xảy ra ở một vài giai đoạn trong suốt cuộc đời người phụ nữ như dậy thì, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh và mãn kinh.

•    Dậy thì: khi bước sang tuổi dậy thì, cơ thể nữ giới phải mất nhiều năm mới có thể cân bằng được nồng độ Estrogen và Progesterone trong cơ thể. Vì thế, rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở giai đoạn này.

•    Mang thai và cho con bú: trong suốt thời gian mang thai và ngay cả thời điểm cho con bú 6 tháng, phụ nữ sẽ mất kinh.

•    Tiền mãn kinh: buồng trứng suy giảm, không còn hiện tượng rụng trứng nên phụ nữ tiền mãn kinh sẽ mất dần kinh nguyệt. Phụ nữ được xem là mãn kinh khi không còn xuất hiện kinh nguyệt trong 1 năm.


2.2. Tăng cân hoặc giảm cân đột ngột


Tình trạng đột ngột tăng hoặc giảm cân cũng chính là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới. Những sự biến đổi về cân nặng sẽ làm nhiễu loạn nồng độ hormone. Điển hình hơn là phụ nữ giảm cân, thường có xu hướng kinh nguyệt không đều.


2.3. Rối loạn ăn uống


Việc thực hiện chế độ kiêng khem không phù hợp là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt. Lúc này, cơ thể không được cung cấp đủ lượng calo đã làm cản trở đến việc sinh sản hormone cần thiết cho quá trình rụng trứng. Ngoài ra, chế độ ăn uống thất thường, ăn nhiều thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ cũng khiến cơ thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.


2.4. Tập thể dục quá nhiều


Tập thể dục nhiều cũng làm thay đổi các hoạt động thông thường của cơ thể và gây kinh nguyệt không đều. Chẳng vậy mà hầu hết các vận động viên - những người tập thể dục rất nhiều - thường xuyên phải đối mặt với vấn đề rối loạn kinh nguyệt.


2.5.  Rối loạn tuyến giáp


Phụ nữ bị rối loạn tuyến giáp thường có kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân do hoóc môn tuyến giáp ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất của cơ thể chúng ta và vì thế ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.


2.6. Cho con bú


Cho con bú cũng ảnh hưởng đến lượng hoóc môn và làm rối loạn cân bằng bình thường của phụ nữ dẫn đến thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường những người cho con bú sẽ có vòng kinh muộn hơn do chất prolactin có trong sữa mẹ làm chậm chu kỳ kinh. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm giảm tần số rụng trứng khoảng 1/3 so với bình thường. Sau khi có kinh trở lại cũng phải cần một thời gian nó mới đi vào ổn định.
 

2.7. Dậy thì


Khi mới có kinh nguyệt, hầu hết bạn gái đều có kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân vì mức độ nội tiết tố mới được giải phóng trong cơ thể phải mất một thời gian để ổn định và hình thành quy luật. Nói chung, các bạn gái thường phải mất 2, 3 năm đầu tiên bị kinh nguyệt không đều.


2.8. Hội chứng buồng trứng đa nang


Hội chứng buồng trứng đa nang xảy ra ở khoảng 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Trong độ tuổi này, buồng trứng có thể sản sinh ra các nang làm tăng lượng estrogen trong cơ thể, làm cho lớp niêm mạc tử cung dày lên và bong ra. Nếu tình trạng này xảy ra, phụ nữ không có chu kỳ kinh thật sự vì quá trình rụng trứng diễn ra không đều. Nó có nhiều triệu chứng nhận thấy được bao gồm tăng cân, mụn trứng cá, thường xuyên chậm kinh, mất kinh và rậm lông.


2.9. Trước khi mãn kinh


Đến giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ cũng trải qua kinh nguyệt không đều. Điều này là bình thường bởi kể từ khi mức độ hoóc môn nữ bắt đầu giảm thì chu kỳ kinh trước đó bị phá vỡ và dẫn đến kinh nguyệt không đều.


2.10. Căng thẳng


 
Công việc căng thẳng, ốm đau nhiều ngày, stress... sẽ làm cho tuyến thượng thận sẽ tiết ra hoóc môn cortisol. Loại hoóc môn này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh sản các nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone. Sự ảnh hưởng của các loại hoóc môn này sẽ là nguy cơ gây ra rối loạn nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ và ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn.
 

3. Rối loạn kinh nguyệt có đáng lo ngại không?


Nhiều chị em bị rối loạn kinh nguyệt thắc mắc tình trạng này có nguy hiểm không. Kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu gián tiếp thể hiện sự hoạt động bình thường của các cơ quan sinh sản ở phụ nữ, bất kỳ tình huống nào đều tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai và mang thai của phụ nữ.

Bên cạnh đó, tình trạng rối loạn kinh nguyệt diễn ra thường xuyên và kéo dài có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm khác, trong đó phải kể đến:

•    Thiếu máu: tình trạng rong kinh, cường kinh kéo dài gây mất nhiều máu có thể khiến chị em bị thiếu máu, da xanh xao, mệt mỏi, chóng mặt, thở gấp, loạn nhịp tim… Nguy hiểm hơn, thiếu máu nặng có thể bị đe dọa đến tính mạng.

•    Tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa: thời gian hành kinh kéo dài không chỉ gây bất tiện trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, mà còn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng dễ tấn công và gây nên các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm buồng trứng…

•    Tăng nguy cơ khó đậu thai: chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn khiến chị em khó canh thời điểm rụng trứng, dẫn đến khó thụ thai thành công để mang thai.

•    Ảnh hưởng đến đời sống tình dục: chu kỳ kinh kéo dài ảnh hưởng tâm lý người phụ nữ khi quan hệ tình dục hoặc không thể quan hệ tình dục, hoặc nếu quan hệ vào những ngày hành kinh sẽ khiến chị em dễ mắc các bệnh phụ khoa.

•    Ảnh hưởng đến nhan sắc người phụ nữ: Estrogen và Progesterone đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sắc đẹp nữ giới. Tình trạng rối loạn hormone sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc chị em, khiến làn da kém mịn màng, tâm trạng dễ cáu gắt, nóng nảy…

•    Dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa cần điều trị sớm: một số trường hợp rối loạn kinh nguyệt là triệu chứng của bệnh lý như u xơ tử cung, u nang buồng trứng… nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời có thể biến chứng, chèn ép các cơ quan lân cận; hoặc rối loạn kinh nguyệt cũng là biểu hiện của các bệnh lý ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung… có thể đe dọa tính mạng phụ nữ nếu không điều trị kịp thời.

Chảy máu kinh nguyệt nặng kéo dài mà không được kiểm soát có thể gây mất máu nghiêm trọng, khiến chị em bị choáng váng, ngất xỉu, nguy hiểm đến tính mạng

“Khi nhận thấy các biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, tốt nhất chị em nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, làm các xét nghiệm kiểm tra để cho kết quả chẩn đoán chính xác nhất, phát hiện sớm tình huống kinh nguyệt bị rối loạn do bệnh lý nguy hiểm để có can thiệp kịp thời và hiệu quả, tránh những nguy hiểm đáng tiếc xảy ra”


4. Làm gì để giảm nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt?


Sau đây là một vài lời khuyên giúp giảm bớt khả năng bị hiện tượng rối loạn kinh nguyệt mà bạn nên áp dụng thử:

•    Cố gắng duy trì lối sống lành bằng cách tập luyện thể dục đều đặn, vừa phải cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý

•    Đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ

•    Thực hiện các biện pháp giúp thư giãn cơ thể và giảm bớt căng thẳng

•    Sử dụng thuốc tránh thai hoặc các biện pháp tránh thai theo chỉ dẫn của bác sĩ

•    Thay băng vệ sinh sau khoảng 4–6 giờ để tránh nhiễm trùng và hội chứng sốc độc tố

•    Thăm khám phụ khoa thường xuyên, định kỳ
 
Có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt mà chị em đang đối mặt. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài sẽ không tốt cho sức khỏe, hơn thế còn gây ra nhiều hệ lụy về sau. Chính vì vậy, hãy chủ động thăm khám và điều trị từ sớm là điều hoàn toàn cần thiết. Song, bạn cần xác định đúng nguyên nhân để việc điều trị đạt được hiệu quả cao.
 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Eluna giúp bồi bổ khí huyết, giúp chống lão hóa, hỗ trợ phục hồi và duy trì sự linh hoạt, trẻ trung cho nữ giới.
 

 
CÔNG DỤNG CỦA ELUNA:
 
- Giúp bổ sung hỗn hợp vitamin, khoáng và chiết xuất thảo dược
 
- Cân bằng nội tiết tố nữ Etrogen 
 
- Bồi bổ khí huyết, giúp chống lão hóa, chứng bốc hỏa, hỗ trợ phục hồi và duy trì sự linh hoạt, trẻ trung cho nữ giới.   
 
- Trẻ hóa da duy trì làn da trắng hồng mịn màng hấp dẫn.Chống nhăn, nám tận gốc.
 
- Điều hòa kinh nguyệt, điệu trị các triệu chứng trước trong và sau mãn kinh.
 
- Chống lão hõa, stress, căng thẳng, phiền muộn, lo âu, suy nhược cơ thể.
 
- Tăng cường trí nhớ, nhận thức, điều trị rối loạn tiền đình đau nửa đầu, mất ngủ.
 
- Tái tạo và cân bằng estron, estradiol và estriol và tettosterol kéo dài đời sống tình dục. 
 
- Chống mãn dục nữ, lãnh cảm, khô rát khi quan hệ tình dục, tăng tiết dịch nhờn âm đạo.
 
- Tăng khả năng sinh sản, hỗ trợ dễ mang thai, điều trị vô sinh hiếm muộn.
 
- Kích thích ham muốn thỏa mãn tình dục cả tần xuất và thời gian thăng hoa. 
 
- Tăng cường miễn dịch, chống viêm nhiễm đường tiết niệu âm đạo.
 
- Tăng cường chức năng gan thận và tiêu hóa giúp hấp thu can xi giúp xương chắc khỏe.
 
- Hỗ trợ giảm Colesterol và ổn định huyết áp, đường huyết, biến chứng tiểu đường.
 
- Khủ gốc tự do, phòng chống ung thư vú, ung thư cổ tử cung và buồng trứng đa nang...
 
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Viết bình luận