Nguyên nhân của bệnh trĩ và cách điều trị hiệu quả

Bệnh trị là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải. Vậy nguyên nhân của bệnh trĩ và cách điều trị hiệu quả là câu hỏi của nhiều người. Bệnh trĩ là tình trạng giãn ra của các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới, tương tự như chứng giãn tĩnh mạch chân. Bệnh trĩ có 2 dạng là trĩ nội và trĩ ngoại. Căn bệnh này gây ra như đau rát, ngứa ngáy, đi ngoài chảy máu gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống người bệnh. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân của bệnh trị và cách điều trị hiệu quả.

Nguyên nhân của bệnh trĩ và cách điều trị hiệu quả

1. Nguyên nhân của bệnh trĩ

+ Sự giãn nở tĩnh mạch trĩ - Nguyên nhân gây trĩ từ bên trong:

Nhiều nhận định cho rằng nguyên nhân gây bệnh trĩ từ bên trong là do các đám rối tĩnh mạch trĩ bị thoái hóa, trùng nhão và giãn nở, lâu dần tạo thành các búi trĩ nằm ở trên hoặc dưới đường lược. Cụ thể:

+ Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội:

là do sự giãn nở và trùng nhão của các đám rối tĩnh mạch trĩ trong, thường xảy ra ở phía trên đường lược nên người bệnh không nhìn thấy búi trĩ nội ở giai đoạn trĩ nội độ 1.

+ Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại:

là do sự giãn nở và trùng nhão của các đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài, thường xảy ra ở phía dưới đường lược, búi trĩ ngoại thường ở rìa hậu môn, có thể nhìn bằng mắt thường ngay từ trĩ cấp độ nhẹ.

+ Nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp:

Là do sự giãn nở của cả đám rối tĩnh mạch trĩ trong và đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài. Sự trùng nhão của cả 2 đám rối tĩnh mạch trĩ khiến dây chằng Parks bị thoái hóa không chịu được trọng lực, từ đây các đám rối trĩ nối liền với nhau và tạo ra búi trĩ hỗn hợp.

+ Nguyên nhân gây bệnh trĩ vòng:

Nhiều búi trĩ hỗn hợp dồn nén lại sẽ tại ra búi trĩ vòng. Vậy nên, có thể nói bệnh trĩ vòng là loại bệnh trĩ nguy hiểm nhất, các triệu chứng bệnh nặng nề và dễ gây biến chứng nhất.

Bên cạnh các nguyên nhân gây bệnh trĩ từ bên trong thì nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài cũng được xem là những “nhân tố mở đường” cho bệnh trĩ hình thành và phát triển. Cụ thể:

+ Do thói quen ăn ít rau xanh và chất xơ:

Người bệnh không thường xuyên ăn rau xanh và chất xơ, các loại hoa quả tươi; hoặc mất cân bằng giữa việc ăn rau xanh với protein hàng ngày khiến hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định, cơ thể bị nóng trong, táo bóng lâu ngày làm phát sinh gây ra các triệu chứng bệnh trĩ .

Bên cạnh đó, sở thích ăn các đồ ăn cay nóng, món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng, thường xuyên uống rượu, bia, cafe, nước ngọt có gas… cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.

+ Uống nhiều bia, rượu là nguyên nhân bị bệnh trĩ:

Bia, rượu, thuốc lá, đồ uống có cồn… không chỉ là các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe con người mà nó còn có thể là nguyên nhân gây trĩ từ bên ngoài.

Khi uống nhiều bia, rượu cơ thể bạn dễ bị mất nước, nóng trong, khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn hoạt động, làm phát sinh táo bón, người bệnh phải rặn mạnh đại tiện do phân bị khô cứng… lâu dần tác động làm hình thành bệnh trĩ.

+ Nguyên nhân mắc trĩ do táo bón mãn tính:

Táo bón được xem là yếu tố bên ngoài hàng đầu làm phát sinh ra bệnh trĩ. Một số tư liệu thống kê cho thấy có khoảng hơn 70% những người mắc trĩ từng bị táo bón lâu ngày, đi đại tiện khó khăn và không thích ăn nhiều chất xơ, rau xanh, hoa quả tươi.

Nhiều bệnh nhân trong số đó còn cho biết: táo bón khiến tình trạng bệnh trĩ của họ phát triển nhanh hơn, lúc đi đại tiện khó khăn hơn, lượng máu chảy khi đi đại tiện trầm trọng hơn.

+ Do đặc thù công việc ngồi nhiều thời gian dài:

Nếu môi trường làm việc của bạn phải ngồi liên tục quá lâu trong thời gian dài thì hãy cẩn thận bởi bạn đang có nguy cơ mắc trĩ cao hơn những người khác.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở tư thế nằm hoặc thường xuyên di chuyển thì các áp lực lên tĩnh mạch trĩ đo được là 25cm nước; nhưng ở tư thế ngồi áp lực lên tĩnh mạch trĩ đo được tăng lên 75cm nước, có nghĩa là cao gấp gần 3 lần so với khi di chuyển.

Điều này cho thấy sự đè nén lên các tĩnh mạch trĩ khi ngồi cao hơn bình thường. Và lâu dần nó khiến những người có công việc đặc thù phải ngồi liên tục nhiều giờ đồng hồ trong thời gian dài có tỉ lệ mắc trĩ cao hơn người thường xuyên vận động khi làm việc.

+ Mắc trĩ do mang thai và sinh nở ở phụ nữ:

Khi phụ nữ mang thai, trọng lượng bào thai và túi ối to dần và đè nén tạo áp lực xuống vùng chậu, vùng trực tràng của các mẹ bầu. Tình trạng này kéo dài khiến các đám rối tĩnh mạch trĩ giãn nở, lâu dần làm phụ nữ mang bầu bị trĩ (xảy ra nhiều nhất ở 3 tháng thai kỳ cuối).

Bên cạnh đó, phải rặn mạnh trong quá trình sinh em bé cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh trĩ hoặc khiến mức độ bệnh trĩ nặng nề hơn ở phụ nữ sau sinh.

+ Tăng áp lực trong khoang bụng:

Những người mắc các bệnh: viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, suy tim… có áp lực trong khoang bụng cao hơn người bình thường. Điều này cũng tác động làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trĩ (đặc biệt là tĩnh mạch trĩ ngoài) và lòng ống hậu môn khiến người bệnh dễ bị bệnh trĩ ngoại.

Do các khối u ở khu vực hậu môn – trực tràng hoặc vùng tiểu khung => làm cản trở sự lưu thông máu hậu môn trực tràng, gây áp lực lớn hơn trên khu vực này.

+ Do rối loạn nhu động ruột:

Rối loạn nhu động ruột khiến quá trình vận chuyển và tiêu hóa thức ăn, quá trình lắng đọng chất thải (phân) và đẩy chất thải ra khỏi cơ thể bị rối loạn. Nó là một nguyên nhân gây các chứng chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính… làm rối loạn tiêu hóa. Và điều này cũng góp phần tác động không tốt đến các tĩnh mạch trĩ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ cho người bệnh.

+ Hội chứng ruột kích thích:

Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích thường có nhiều cơn đau quặn bụng và mót đại tiện thường xuyên hơn, phải rặn đại tiện nhiều hơn. Điều này làm tăng nguy cơ giãn nở tĩnh mạch trĩ cũng như tác động làm gây ra bệnh trĩ.

+ Nguyên nhân gây bệnh trĩ khác:

Một số yếu tố tác động khác có thể là nguyên nhân gây bệnh trĩ như:

Do thói quen không tập trung đi đại tiện như: đọc báo, đọc sách, xem điện thoại, Ipad… khi đi đại tiện.

Rặn đại tiện quá mạnh.

Bị tiêu chảy mãn tính.

Nguyên nhân của bệnh trĩ và cách điều trị hiệu quả

+ Nguyên nhân gây bệnh trĩ theo các thuyết:

Nguyên nhân gây bệnh trĩ theo các thuyết vẫn chưa thật rõ ràng, có nhiều giả thuyết về sinh bệnh học bệnh trĩ. Trong đó, được chấp nhận nhiều nhất là hai giả thuyết cơ học và huyết học:

- Thuyết huyết học:

Trong lớp dưới niêm mạc của phần thấp trực tràng có nhiều khoang mạch. Vách các khoang mạch này có chỗ dày chỗ mỏng làm tạo nên tổ chức hang. Ở đây có sự thông nối giữa động mạch và tĩnh mạch. Hiện tượng đi cầu ra máu tươi ở bệnh trĩ là do sự rối loạn tuần hoàn tại chỗ của động mạch và tĩnh mạch trong các tổ chức hang chứ không phải do hiện tượng giãn tĩnh mạch.

Tuy nhiên, thuyết huyết học này chưa rõ ràng và vẫn đang được nghiên cứu sâu rộng hơn để có kết luận chính xác.

- Thuyết cơ học:

Các đám rối tĩnh mạch nằm ở mặt phẳng sâu của lớp dưới niêm mạc, được giữ tại chỗ bởi các dải sợi cơ có tính đàn hồi, còn gọi là dây chằng Parks.

Khi dây chằng Parks bị thoái hóa kết hợp với áp lực trong khoang bụng tăng lên (do táo bón kinh niên hay do rối loạn đại tiện) làm phát sinh các búi trĩ. Theo thời gian chúng phồng to và lòi ra ngoài làm hình thành bệnh trĩ.

2. Cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Để chữa trị bệnh trĩ ngoại một cách triệt để, an toàn, cần phải căn cứ vào cấp độ, tình trạng của bệnh mà đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng để bệnh phát triển nặng gây ra những biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, tại các cơ sở y tế uy tín đang áp dụng các phương pháp điều trị bệnh trĩ như: Thuốc tây, tiến hành tiểu phẫu cắt trĩ, áp dụng các bài thuốc dân gian, cụ thể:

2.1 Cách chữa trị bệnh trĩ bằng các bài thuốc dân gian

Bên cạnh những phương pháp chữa trị bệnh trĩ bằng thuốc và thực hiện tiểu phẫu, thì hiện nay người bệnh cũng hay thường xuyên truyền tai nhau cách chữa trị bằng những bài thuốc dân gian lâu đời, mọi người cũng có thể tham khảo qua:

+ Điều trị bệnh trĩ bằng rau diếp cá:

Rau diếp cá cũng là một loại rau khá quen thuộc, được dùng rất nhiều để chữa tình trạng cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại. Mỗi ngày, lấy một lượng lá rau diếp cá vừa đủ, ngâm chúng với nước muối loãng trong khoảng 5 phút, sau đó để ráo nước và ăn sống, có thể ăn rau diếp cá thay các loại rau khác. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể nấu nước lá rau diếp cá lên dùng để xông hoặc rửa hậu môn (nên rửa khi nước còn ấm), còn bã của rau diếp cá có thể tận dụng đắp vào hậu môn.

+ Cách chữa bệnh trĩ bằng nghệ vàng:

Nghệ vàng là một vị thuốc dân gian có tác dụng rất tốt với những chứng bệnh như: Bệnh dạ dày, gan, các tổn thương ngoài da, đặc biệt là bệnh trĩ với hợp chất cucurmin có công dụng chống viêm nhiễm rất hiệu quả.

Cách dùng: Chuẩn bị 1 củ nghệ vàng tươi đem đi rửa sạch, gọt vỏ, sau đó giã nát hoặc cũng có thể xay nhuyễn, tiếp đó lọc lấy nước cốt của nghệ. Dùng nước cốt này bôi vào hậu môn mỗi ngày để giúp các tổn thương ở hậu môn mau lành, giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

+ Chữa bệnh trĩ ngoại bằng lá trầu không:

Sử dụng lá trầu không là một trong những cách chữa trị bệnh trĩ ngoại bằng các bài thuốc dân gian được mọi người áp dụng khá nhiều. Thành phần tinh dầu bên trong lá trầu không có công dụng giúp kháng nấm, vi khuẩn có hại, kháng viêm, làm dịu các cơn đau rất tốt.

Cách dùng: Chuẩn bị nắm lá trầu không đem đi rửa sạch, đun sôi với nước, để nguội bớt rồi dùng nước này ngâm hậu môn. Hoặc người bệnh cũng có thể mang lá trầu không đã rửa sạch, vò nát, cho thêm muối rồi đun sôi chúng lên để xông hậu môn.

Lưu ý: Các chuyên gia y tế cho biết, tất cả các bài thuốc dân gian chỉ nên áp dụng chữa trị bệnh trĩ khi bệnh đang còn nhẹ, tình trạng trĩ nội ở cấp độ 1 và 2 và những phương pháp dân gian này cũng chỉ giúp hỗ trợ làm giảm đi các triệu chứng của bệnh, chứ không thể chữa trị bệnh trĩ một cách triệt để.

Vì vậy khi phát hiện bản thân có những bất thường, dấu hiệu của bệnh trĩ, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, kiểm tra, chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh và được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Tránh tình trạng để bệnh lâu ngày phát triển nặng, gây ra nhiều biến chứng nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

2.2. Cách chữa trị bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp nội khoa

Đây là phương pháp áp dụng cho những trường hợp bệnh đang ở mức độ nhẹ, chưa gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Sau khi thăm khám, kiểm tra tình trạng bệnh, nếu bệnh nhân phù hợp điều trị bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp nội khoa, lúc này bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị cho bệnh nhân, có thể là thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc đặt hậu môn.

+ Sử dụng thuốc bôi: Dùng để bôi trực tiếp vào các búi trĩ nội, trĩ ngoại ở hậu môn bị sa xuống, lòi ra bên ngoài, thuốc có tác dụng làm teo búi trĩ, giảm đau và phòng ngừa viêm nhiễm hậu môn.

+ Sử dụng thuốc uống: Thuốc uống ở đây có thể là thuốc hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của bệnh nhân được tốt hơn, hoặc là thuốc giúp bổ sung chất sắt hỗ trợ cho việc thiếu máu. Tuy nhiên, sử dụng thuốc uống có thể khiến cho nhiều bệnh nhân gặp phải một số tác dụng phụ như: Nôn ói, mắc bệnh dạ dày, bệnh gan,...

+ Thuốc đặt hậu môn: Thuốc thường có dạng hình viên đạn, dùng để đặt trực tiếp vào hậu môn, có tác dụng bôi trơn các búi trĩ, giúp việc đi đại tiện được tốt hơn, giúp hạn chế các tổn thương ở lớp niêm mạc hậu môn.

Ngoài ra, Thuốc chữa bệnh trĩ còn có thể dùng để điều trị một số bệnh liên quan đến trĩ như: Bệnh táo bón, bệnh đường ruột. Thuốc uống được dùng chữa trị cho bệnh nhân còn có thể là thuốc kháng sinh, kháng viêm và thuốc giảm đau, chính vì vậy mà bệnh nhân phải dùng thuốc đúng liều lượng được kê đơn và chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về nhà để sử dụng, khiến bệnh không khỏi còn có khả năng gây ra nhiều biến chứng.

+ Tham khảo sử dụng Bi-Hem Max giúp điều trị bệnh trĩ hiệu quả an toàn:

Bi-HemMax là sản phẩm đặc trị cho bệnh trĩ, bổ sung các hoạt chất chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên. Hầu hết các hoạt chất bioflavonoid với một lượng rất nhỏ, tinh khiết có sinh khả dụng rất cao nên chỉ cần một liệu trình Bi-Hem Max thích hợp là bạn sẽ giải quyết bệnh trĩ triệt để.

Bi-HemMax đã được chứng minh lâm sàng có khả năng tác động kép lên bệnh Trĩ, được bào chế một cách khoa học để nhanh chóng hỗ trợ giảm đau, ngứa và rát, sưng viêm của bệnh trĩ. Sản phẩm được phát triển bởi các bác sỹ hàng đầu và được sản xuất trong môi trường thí nghiệm được chứng nhận cGMP và FDA có chất lượng hàng đầu theo các điều kiện chuyên môn khắt khe nhất.

Bi-HemMax chứa tổ hợp thành phần giải quyết trĩ nội, trĩ ngoại cộng với việc kiểm soát triệu chứng của chúng để giảm mức độ nghiệm trọng và có khả năng phòng ngừa. Giải pháp tổng thể cung cấp 4 yếu tố quan trọng bao gồm:

Bước 1: Kiểm soát tình trạng bệnh

Bước 2: Làm giảm triệu chứng

Bước 3: Khôi phục tế bào tổn thương

Bước 4: Ngăn ngừa tái phát, hỗ trợ chữa lành từ trong ra ngoài.

Bi-Hem Max

buy

Công dụng của Bi-Hem Max:

Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại:

+ Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch.

+ Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện.

+ Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.

+ Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.

Đối tượng sử dụng:

Người bị trĩ nội, trĩ ngoại. người bị trĩ cấp với các triệu chứng như: chảy máu khi đi đại tiện; đau rát, ngứa vùng hậu môn và trực tràng; búi trĩ sa ra ngoài. Những người phẫu thuật hoặc can thiệp bệnh trĩ, phòng tái phát. Người bị rối loạn tiêu hoá, táo bón, viêm đại, trực tràng mãn tính. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cấp và mãn tính…

Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Hem Max - Giải pháp cho người bị trĩ nội, trĩ ngoại

  

2.3 Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp tiểu phẫu

Do các búi trĩ nội nằm phía bên trên của đường lược hậu môn, nơi không chứa các dây thần kinh cảm giác nên có thể điều trị bệnh bằng các phương pháp tiểu phẫu nhỏ như: Chích xơ, quang đông hồng nhiệt, thắt dây chun hoặc kỹ thuật xâm lấn tối thiểu PPH.

+ Tiểu phẫu thắt dây chun:

Đây là phương pháp dùng dây chun siết chặt vào đáy các búi trĩ nhằm ngăn chặn hoàn toàn sự lưu thông, tuần hoàn máu ở búi trĩ. Lâu dần các búi trĩ này sẽ teo dần lại, bị hoại tử và rụng đi.

+ Tiểu phẫu chích xơ:

Đây là một phương pháp chữa trị bệnh trĩ ngoại đơn giản, đầu tiên được sử dụng. Với phương pháp này bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng một ống chích có sẵn thuốc, chích thuốc đi thẳng vào các tĩnh mạch búi trĩ. Dưới sự tác động của thuốc, các búi trĩ sẽ bị xơ hóa và teo dần lại. Tuy nhiên phương pháp chích xơ có độ khó tương đối cao, vì vậy thường yêu cầu bác sĩ thực hiện phải là người có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm, để giúp người bệnh hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra.

+ Tiểu phẫu quang đông hồng nhiệt:

Phương pháp chữa trị này đã có từ lâu đời nhưng vẫn mang lại được hiệu quả điều trị cao, nên vẫn được nhiều cơ sở y tế dùng cho đến ngày này. Máy quang đông sử dụng sức nóng của tia hồng ngoại, có tác dụng làm đông các búi trĩ và tạo nên sẹo xơ, khiến sự lưu thông máu đến các búi trĩ bị giảm dần khiến chúng teo dần lại và dần bị mất đi.

+ Phương pháp chữa bệnh trĩ bằng phương pháp HCPT:

Phương pháp chữa bệnh trĩ HCPT cũng được nhiều chuyên gia đánh giá cao về độ an toàn và hiệu quả chữa trị bệnh trĩ. Phương pháp này còn có nhiều ưu điểm như thời gian điều trị nhanh và không gây ra nhiều tổn thương cho bệnh nhân, giúp cho quá trình hồi phục sau khi chữa trị được nhanh chóng. Có rất nhiều bệnh nhân khi mắc bệnh trĩ đã chọn phương pháp này để chữa bệnh trĩ.

+ Tiểu phẫu bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu PPH:

Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu PPH được rất nhiều các chuyên gia y tế đánh giá là phương pháp chữa trị bệnh trĩ tiên tiến, hiện đại ở thời điểm hiện tại. Hiện nay phương pháp này được đa số các cơ sở y tế uy tín áp dụng chữa trĩ nội cho các bệnh nhân.

Phương pháp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu PPH có những ưu điểm vượt trội, như:

Quy trình chữa trị trĩ nội diễn ra một trong một khoảng thời gian ngắn là hoàn thành, cắt trĩ triệt để, an toàn, không gây ra những tổn thương đến các vùng niêm mạc xung quanh.

Quá trình điều trị không gây ra đau đớn, không gây chảy máu cho người bệnh.

Bệnh nhân không cần phải nằm viện, có thời gian phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Chỉ cần điều trị một liệu trình, ngăn ngừa tái phát lại bệnh hiệu quả.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân của bệnh trĩ và cách điều trị hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Preparation H - Chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại

>>> Viên đặt trĩ Preparation H - Hộp 12 viên của Mỹ

>>> Các loại thuốc trị bệnh trĩ tốt nhất hiện nay

Viết bình luận