Người bệnh viêm gan B thường có cảm giác chán ăn, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu. Bởi vậy cần có một chế độ ăn đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng luôn là biện pháp hữu hiệu giúp cơ thể tạo năng lượng và tăng sức đề kháng. Vậy chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bị viêm gan B là gì? Cùng tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm gan B qua bài viết dưới đây.
I. Người bị viêm gan B kiêng ăn gì?
1. Nội tạng
Thưởng thức các món ăn chế biến từ nội tạng động vật như tim, gan, lòng, bao tử… là sở thích của không ít người. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng đây là những món chứa lượng lớn cholesterol, có thể ảnh hưởng đến hoạt động của gan khi bị nhiễm virus viêm gan B như:
• Cản trở bài tiết mật
• Tác động tiêu cực đến quá trình lọc thải độc tố
• Quá trình chuyển hóa chất béo diễn ra không hoàn toàn
2. Thịt dê
Mặc dù người bệnh sẽ cần hấp thụ nhiều protein để chống đỡ sự tấn công từ chủng vi sinh vật gây bệnh, nhưng ngoài protein, thịt dê còn chứa một lượng lớn lipid. Điều này sẽ tạo thành “gánh nặng” cho gan, đồng thời ảnh hưởng đến hiệu suất của quá trình trao đổi chất cũng lọc thải độc tố.
3. Tôm
Một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng khác không dành cho người đang bị viêm gan B là tôm. Tương tự hai nhóm thức ăn trên, tôm cũng là một nguồn cung cấp giàu đạm và cholesterol, khiến gan phải làm việc nhiều hơn để chuyển hóa được hết hoạt chất này.
4. Lòng đỏ trứng
Tương tự nội tạng động vật, lòng đỏ trứng cũng chứa rất nhiều cholesterol. Vì vậy, người bị viêm gan B cũng sẽ cần hạn chế số lượng trứng tiêu thụ, tốt nhất là không quá 1 – 2 quả mỗi tuần.
5. Không nên ăn quá cay, quá mặn hoặc quá béo
Người bị viêm gan B cũng không nên ăn những món quá cay hoặc quá mặn. Chế độ ăn cũng cần giảm hẳn những loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe như khi cơ thể chưa nhiễm bệnh: hạn chế các món chiên, xào, nướng, thức ăn nhanh và các món quá nhiều chất béo.
6. Hạn chế rượu bia
Để nâng cao hiệu quả cải thiện, người bị viêm gan B cần phải cắt giảm hoàn toàn bia, rượu - đây là khuyến cáo được ưu tiên trong các phác đồ cải thiện. Bởi chất cồn trong rượu bia sẽ thúc đẩy chuyển dịch các độc tố, vi khuẩn từ ruột vào gan, khiến những người nghiện rượu bia dễ bị nhiễm độc.
7. Các món nhiều dầu mỡ
Lượng chất béo trong các món này rất dồi dào gây ảnh hưởng tới chức năng gan bởi khi gan bị tổn thương sẽ không chuyển hoá tốt chất béo dẫn đến gan nhiễm mỡ. Vì vậy người bị viêm gan B nên tránh những món này để ngăn ngừa bệnh gan trầm trọng hơn.
II. Một số loại thực phẩm, thức uống khác
Ngoài ra, người bị viêm gan B cũng cần hạn chế các loại thức uống và thực phẩm sau:
• Nước ngọt có gas: Nước ngọt có gas chứa hàm lượng đường, phosphate và chất bảo quản cao. Các thành phần này đều được hấp thu qua dạ dày, chuyển hóa tại gan và đào thải qua thận. Vì vậy để làm giảm áp lực lên gan và giúp gan có thời gian phục hồi, bạn nên tránh sử dụng nước ngọt có gas và các loại thức uống chứa hàm lượng đường, phẩm màu cao.
• Thực phẩm có tính nóng: Các loại thực phẩm có tính nóng như sầu riêng, mít, thịt chó, thịt dê, ba ba,... có thể làm tăng áp lực lên gan khiến gan giảm khả năng hoạt động, chậm phục hồi và tái tạo. Ngoài ra, các loại thực phẩm này còn gây khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng và buồn nôn.
• Thực phẩm dễ dị ứng: Ngoài chức năng chuyển hóa, gan còn có vai trò thanh nhiệt và giải độc. Chức năng gan suy yếu khiến khả năng thanh thải độc tố suy giảm và làm tăng nguy cơ dị ứng. Do đó khi đang điều trị các vấn đề về gan, cần hạn chế các loại thực phẩm lạ và thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, mè, đậu phộng,…
• Thực phẩm chứa độc tố: Để bảo vệ gan và hạn chế độc tố tích tụ trong cơ thể, người bị viêm gan B nên hạn chế sử dụng măng tươi, khoai tây đã mọc mầm, củ sắn, cà chua xanh,… Độc tố trong các loại thực phẩm này có thể gây tổn thương tế bào gan và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tổng thể.
III. Những thực phảm người men gan B nên ăn
1. Thực phẩm chứa lượng đạm vừa phải
Khi bị viêm gan B, gan có thể gặp khó khăn trong quá trình chuyển hóa protein có trong các loại thịt đỏ. Vì vậy trong thời gian điều trị, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm có hàm lượng đạm vừa phải và dễ chuyển hóa như thịt gà, cá, sữa, trứng, nấm, súp lơ, hạt lanh, hạt chia,…
Ngoài ra, đạm còn hỗ trợ quá trình tái tạo, phục hồi tế bào gan hư tổn và tăng hoạt tính của các tế bào miễn dịch tại gan. Tế bào miễn dịch khỏe mạnh có thể tăng khả năng bảo vệ gan, ức chế và kiểm soát hoạt động của Hepatitis B virus.
2. Trái cây tươi – Nhóm thực phẩm tốt cho người bị viêm gan B
Một số loại trái cây như cam, quýt, bưởi còn có tác dụng kích thích enzyme tiêu hóa nhằm hỗ trợ chức năng chuyển hóa thức ăn của gan, ngăn ngừa tình trạng dư thừa đạm, chất béo và đường trong cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin C trong các loại trái cây còn giúp tăng cường miễn dịch và hỗ trợ kiểm soát hoạt động của Hepatitis B virus.
Một số nghiên cứu khoa học cho thấy, bệnh nhân có các vấn đề về gan bổ sung trái cây vào bữa ăn hằng ngày nhận thấy các thay đổi khả quan như giảm mệt mỏi, ngủ ngon, cải thiện tình trạng chán ăn, đầy hơi và chướng bụng rõ rệt. Bên cạnh đó, một số loại trái cây như bơ, đu đủ, lê, chanh, bưởi, táo,… còn giúp làm mát gan, thanh nhiệt và giải độc cơ thể.
3. Các loại củ giàu chất chống oxy hóa
Ngoài rau xanh và trái cây tươi, người bị viêm gan B cấp và mãn tính nên bổ sung các loại củ giàu chất chống oxy hóa vào chế độ ăn hằng ngày. Các loại củ không chỉ cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể mà còn đem lại nguồn năng lượng dồi dào và dễ chuyển hóa. Bổ sung các loại củ vào thực đơn ăn uống có thể kiểm soát cân nặng và giảm lượng mỡ trong máu đáng kể.
4. Bổ sung rau xanh hằng ngày
Rau xanh là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn ăn uống của người bị viêm gan B và các vấn đề về gan khác. Chất xơ và khoáng chất trong các loại rau xanh có tác dụng giải độc, loại bỏ chất cặn bã ra khỏi cơ thể, làm sạch mạch máu, hỗ trợ giảm mỡ thừa tích tụ ở mô gan và kích thích hoạt động tiêu hóa
5. Cà phê – Thức uống tốt cho gan
Rất nhiều người lầm tưởng cà phê gây hại cho gan và là nguyên nhân gây nóng gan. Tuy nhiên trên thực tế, loại thức uống này đem lại nhiều lợi ích đối với chức năng gan và hoạt động của não bộ.
Các nhà khoa học cho biết, dùng 1 tách cà phê nhỏ vào sáng sớm trong thời gian dài có thể ngăn chặn sự tích tụ collagen và chất béo ở gan. Đồng thời chống viêm và tăng nồng độ chất chống oxy hóa glutathione trong cơ thể. Thực tế cho thấy, dùng cà phê vào sáng sớm trong khoảng 30 ngày có thể hạ men gan và kiểm soát quá trình xơ hóa, thoái hóa tế bào gan rõ rệt.
IV. 3 nguyên tắc trong chế độ ăn cho người viêm gan B
• Cung cấp đủ chất dinh dưỡng
Cơ cấu dinh dưỡng trong chế độ ăn dành cho người bệnh viêm gan B như sau:
• Bệnh nhân viêm gan B cấp tính: cần 1200-1400 Calo/ngày, 20-30 gam protein, 15-20 gam lipid, 250-280 gam glucid và 2-2,5 lít nước.
• Bệnh nhân viêm gan B mãn tính: 1800-2000 Calo/ngày, 50-70 gam protein, 30-40 gam lipid, 310-340 gam glucid cộng với tiêu chuẩn 1,5
Do đó, người bệnh cần cần chỉnh lượng thực phẩm cho phù hợp.
• Chia nhỏ bữa
Người mắc viêm gan B thường mệt mỏi, biếng ăn và khó tiêu. Việc chia nhỏ bữa ăn thành 3-4 lần trong ngày giúp gan và hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
Người bệnh cũng nên dùng các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, sữa,…
• Chú ý cách chế biến và sử dụng gia vị
Chức năng gan của người mắc viêm gan B thường suy giảm và dễ tổn thương hơn nhiều lần so với người bình thường. Do đó, chế độ ăn khoa học dành cho người viêm gan B cần tránh sử dụng các cách chế biến như chiên, rán, xào, và đậm vị.
Bạn có thể thường xuyên thay đổi thành các món ăn khác nhau, nhưng cần chú ý đến liều lượng thành phần trong chế độ ăn dành cho người viêm gan B. Hy vọng bài viết trến hữu ích cho bạn đọc, chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe và hạnh phúc !
Mách bạn : Funadin - Bảo vệ sức khỏe Gan-Thận-Phổi
Funadin - Bảo vệ sức khỏe Gan-Thận-Phổi
Funadin - Tăng cường khả năng giải độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (gốc tự do, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong rau quả, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh)
Công dụng của Funadin
Tăng cường khả năng giải độc, phục hồi chức năng gan, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (gốc tự do, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong rau quả, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh)
Funadin hỗ trợ điều trị các chứng: vàng da, vàng mắt, trướng bụng, ngứa da do nóng gan, nổi mụn do nóng gan, nhiệt miệng, màu nước tiểu đậm, mệt mỏi kéo dài, ăn không ngon...Các bệnh lý về gan như: Nóng gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, suy gan, men gan cao, ung thư gan....
>>> Chi tiết sản phẩm xem tại : Funadin - Bảo vệ sức khỏe Gan-Thận-Phổi
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________
Có Thể Bạn Quan Tâm
>>> Chế độ ăn hợp lý cho người bị men gan cao
>>>Các dấu hiệu cảnh báo ung thư gan giai đoạn đầu và cách điều trị
>>> Các bệnh thường gặp ở gan và cách phòng tránh
Viết bình luận