Người tiểu đường nên ăn hoa quả gì là tốt nhất?

Người bị tiểu đường luôn luôn được cảnh báo hạn chế tiêu thụ carbs trong khẩu phần ăn hằng ngày vì chúng có thể khiến lượng đường huyết tăng cao. Trái cây lại là loại thực phẩm có xu hướng giàu carbs, vậy những loại hoa quả nào người tiểu đường nên ăn? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên giúp bạn đọc.
 

1.Vai trò của trái cây trong việc điều tiết đường huyết

Trái cây chứa hàm lượng lớn chất xơ, đặc biệt là ở những loại có thể ăn cả ruột lẫn vỏ. Trên thực tế, chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong cơ thể do chúng có thể hạn chế sự hấp thu đường vào máu, kiểm soát bệnh tình.

Bên cạnh đó, trái cây còn giúp kiểm soát cân nặng, từ đó ngừa tiểu đường tiến triển ở người thừa cân béo phì. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người bị béo phì có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn bình thường. Chất xơ, nước, chất chống oxy hóa và thành phần dinh dưỡng có trong trái cây cũng hạn chế nguy cơ đột quỵ, vấn đề tim mạch – vốn là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Chính vì những lợi ích trên, trái cây nên được thêm vào khẩu phần ăn hằng ngày để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và khẩu vị hảo ngọt mà không cần đến các loại bánh kẹo hay thực phẩm ít dinh dưỡng khác. Bạn cũng có thể thêm một số loại trái cây ngọt như xoài vào thực đơn, miễn là không dùng quá nhiều. 

2. Nguyên tắc lựa chọn trái cây cho người bệnh tiểu đường

Người tiểu đường chọn khẩu phần ăn chứa khoảng 15g Carbohydrate là hợp lý. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý đến chỉ số GI (lượng đường huyết trong thực phẩm). Chỉ số GI nằm trong khoảng 0 – 55 là phù hợp với người bệnh tiểu đường.

•    Chú ý hàm đến chỉ số đường huyết (GI) và chỉ số hấp thụ tinh bột vào cơ thể (GL) của loại trái cây mình muốn sử dụng từ đó tính toán được hàm lượng mà bản thân có thể dùng. Nên chọn các loại trái cây có chỉ số GI thấp hơn 50 và chỉ số GL < 10.

•    Chú ý lượng carb của trái cây mặc dù carb là nguồn năng lượng chính của cơ thể vì carb qua quá trình chuyển hóa  trong cơ thể nó có thể chuyển hóa thành đường và gây ảnh hưởng trực tiếp lên lượng đường huyết trong máu. Đối với người bệnh tiểu đường không nên ăn quá 200 carb mỗi ngày.

Khẩu phần ăn 15g Carbohydrate dành cho người bệnh tiểu đường mà bạn có thể tham khảo:

•    1 miếng trái cây tươi nhỏ.

•    ½ cốc trái cây đóng hộp hoặc đông lạnh (không bỏ thêm đường).

•    2 thìa cà phê trái cây khô như anh đào khô hoặc nho khô.

3. Người tiểu đường nên ăn hoa quả gì là tốt nhất?

Chất xơ trong hoa quả thúc đẩy cảm giác no, kiềm chế cơn thèm ăn vặt không lành mạnh. Người bị tiểu đường nên ăn hoa quả có chỉ số đường huyết tối đa ở mức 69 và càng thấp thì càng tốt.

3.1. Bưởi

Bưởi có đến 91% là nước, rất giàu vitamin C, có chỉ số đường huyết là 25 và có lượng chất xơ hòa tan cao. Bưởi cũng chứa naringenin - một hợp chất có vị đắng tự nhiên giúp làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin. Chỉ cần ăn khoảng nửa quả bưởi mỗi ngày là có thể kiểm soát lượng đường trong máu.

3.2. Dâu tây

Dâu tây chứa rất nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và chất xơ giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh đái tháo đường. Với chỉ số đường huyết là 41 và ít carbohydrate, dâu tây còn giúp bệnh nhân tiểu đường không có cảm giác đói vặt, khiến cho họ luôn tràn đầy năng lượng và cân bằng được lượng đường trong máu. Ăn khoảng gần 1 cốc dâu tây mỗi ngày sẽ rất có lợi cho người bệnh.

3.3. Cam

Cam không chỉ là sự chọn lựa ưu tiên khi có thắc mắc tiểu đường nên ăn quả gì, mà còn mang lại tác dụng tích cực cho nhiều căn bệnh khác. Với đặc tính giàu chất xơ, ít đường, nhiều vitamin C và B1, cam có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Một quả cam có đến 87% là nước, chỉ số đường huyết cũng khá thấp, ở mức 44. Ngoài ra, cam còn hỗ trợ duy trì cân nặng hợp lý. Uống một quả cam mỗi ngày là thói quen tốt mà mọi người nên thực hiện và duy trì.

3.4. Cherry (Anh đào)
 

 
Anh đào cực kỳ có lợi cho bệnh tiểu đường nhờ vào chỉ số đường huyết thấp là 22, giàu vitamin C, A, B9, chất chống oxy hóa, sắt, kali, magiê và chất xơ. Hơn nữa, anh đào chứa có nhiều anthocyanin - loại chất kháng oxy-hóa được cho là làm giảm lượng đường trong máu và tăng sản xuất insulin lên 50%. Ăn 1 cốc cherry tươi mỗi ngày sẽ rất hữu ích trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

3.5. Táo

Táo không những có chỉ số đường huyết thấp ở mức 38, mà còn giàu vitamin C, chất xơ hòa tan và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, táo cũng chứa pectin - một chất giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể và giảm nhu cầu insulin ở bệnh nhân tiểu đường khoảng 35%.

3.6. Lê

Lê có 84% hàm lượng nước trong một quả, rất nhiều chất xơ và vitamin giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Lê được tin là cực kỳ có lợi đối với bệnh tiểu đường vì chúng giúp tăng độ nhạy insulin trong cơ thể và có mức đường huyết thấp là 38. Người bệnh đái tháo đường có thể ăn một quả lê mỗi ngày để giảm bớt cơn thèm ngọt mà không gây hại.

3.7. Mận hậu

Bên cạnh đặc tính ít calo, mận cũng có chỉ số đường huyết rất thấp, ở mức 24. Nhờ vào nguồn chất xơ phong phú khiến cho mận trở thành một loại trái cây lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường và cả bệnh tim. Ngoài ra, mận còn hỗ trợ chữa táo bón cho nhiều bệnh nhân và giúp cải thiện hệ tiêu hóa.

3.8. Quả bơ

Các chất béo và kali lành mạnh trong bơ rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Bơ cũng giúp làm giảm chất béo trung tính triglyceride và mức cholesterol xấu trong cơ thể. Đặc biệt hơn, 15 là chỉ số đường huyết có trong một quả bơ, rất thấp và rất an toàn.

3.9. Quả đào

Quả đào là một gợi ý khác cho những ai đang có thắc mắc tiểu đường ăn hoa quả gì. Đào có chỉ số đường huyết là 28, khá thấp nhưng hàm lượng chất xơ lại khá cao. Thêm vào đó, các chất chống oxy hóa và vitamin có trong quả đào thực sự tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.

3.10. Dứa (Thơm)

Được biết đến với các đặc tính chống vi-rút và kháng viêm, dứa là một trong những loại trái cây được khuyên dùng cho người mắc bệnh tiểu đường. Chỉ số đường huyết của dứa là 56 được cho là an toàn đối với bệnh nhân đái tháo đường

3.11. Kiwi

Kiwi là nguồn cung cấp kali , chất xơ và vitamin C. Một quả kiwi lớn có khoảng 56 calo và 13 g carbohydrate. Với bệnh nhân tiểu đường, thêm kiwi vào khẩu phần ăn hằng ngày là lựa chọn thông minh khi vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

3.12. Đu đủ

Rất nhiều chất dinh dưỡng được tìm thấy trong đu đủ khiến nó vừa có thể kiểm soát bệnh tiểu đường, vừa ngăn ngừa được bệnh tim. Đu đủ cũng chứa các enzyme có tác dụng bảo vệ bệnh nhân đái tháo đường chống lại các gốc tự do có hại. Với chỉ số đường huyết là 60, đu đủ là loại trái cây được các bác sĩ khuyên nên có mặt trong thực đơn của bệnh nhân tiểu đường.

3.13. Lựu
 

 
Không chỉ là nguồn sắt tuyệt vời, lựu còn giúp cung cấp nhiều khoáng chất và chất dinh dưỡng khác có lợi cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu cho biết, nước ép lựu có tác dụng kỳ diệu trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.

4.Ăn trái cây như thế nào mới đúng cách?

Bất kỳ loại trái cây nào cũng tốt cho sức khỏe, miễn là bạn không dị ứng với chúng. Tuy nhiên, với bệnh nhân bị tiểu đường, bạn cần cân nhắc chọn lựa loại trái cây, cách chế biến, hàm lượng phù hợp để đảm bảo có được bữa ăn lành mạnh mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

•    Nên ăn trái cây tươi, đông lạnh thay vì trái cây đóng hộp, chế biến sẵn. Các loại trái cây ép, trái cây khô cũng được liệt vào loại trái cây chế biến. Khi tiêu thụ quá mức đồ ăn chế biến, cơ thể sẽ hấp thu đường nhanh chóng, từ đó khiến lượng đường trong máu tăng cao hơn.

•    Hạn chế dùng nước ép trái cây, trái cây đóng hộp có thêm đường. Một số loại trái cây pha trộn như nước ép, sinh tố có chứa đường cao, không tốt cho sức khỏe.

•    Tùy thuộc vào nhu cầu cơ thể, bạn có thể ăn bao nhiêu tùy thích. Tuy nhiên, với những loại có trị số đường (GI) vừa và cao, cần cân nhắc ăn ở hàm lượng phù hợp để ổn định đường huyết.

•    Không nên ăn trái cây ngay sau mỗi bữa ăn vì điều này dễ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Thời điểm lý tưởng để ăn hoa quả là vào buổi sáng trước khi ăn hoặc sau mỗi bữa ăn khoảng 2 giờ đồng hồ.

•    Bên cạnh những trái cây có lợi, bệnh nhân tiểu đường cũng nên tránh hoặc ăn rất hạn chế những loại trái cây như mít, vải, nhãn, sầu riêng, nho, mãng cầu…

Những loại trái cây trên đã liệt kê gần như đầy đủ danh sách gợi ý cho người bệnh tiểu đường. Bệnh nhân đái tháo đường có thể yên tâm khi lựa chọn và sử dụng chúng mà không phải lo lắng về sự mất cân bằng lượng đường trong máu. Nhìn chung, tiểu đường ăn quả gì là tốt còn tùy thuộc vào số lượng tiêu thụ vừa phải và dưới sự giám sát của các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
 
 
Punsemin là một công thức phối hợp giữa các dược chất Portusana với Banaba Leaf Extract, Myrrh Powder Extract, Cinnamon Bark Extract và Bitter Melon Extract, sự kết hợp của các thảo dược quý hiếm được sử dụng lâu đời trên thế giới trong y học cổ truyền giúp điều hoà và ổn định đường huyết một cách hiệu quả. Punsemin đã được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Vesta Pharmaceuticals, Inc, U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị bệnh lý tiểu đường với 3 cơ chế tác dụng trên chuyển hóa glucose trong máu bằng cách: ngăn cản sự hấp thụ glucose và carbohydrate khác từ ruột vào máu; tăng hấp thụ glucose và chuyển glucose tự do từ máu vào thế bào ở dạng dữ trữ glucogen; và tăng sự đáp ứng và nhạy cảm của tế bào với insulin và sản xuất insulin.

Công dụng của Punsemin:

>> Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên.

>> Bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường týp 2.

>> Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.

>> Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp.

>> Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.

>> Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường.

>> Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch.

>> Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phì.

>> Cải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá.

>> Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch.

Đối tượng sử dụng: 

Người lớn có mức đường huyết cao hơn bình thường, nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, những người mắc bệnh đái tháo đường type 1, type 2, đái tháo đường kháng insulin. Những người trưởng thành sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng của bệnh đái tháo đường.
 
 
 Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Viết bình luận