1. Lợi ích và giá trị dinh dưỡng của trái ổi
Trái ổi không chỉ hấp dẫn bởi mùi vị thơm ngon mà cả vỏ ổi, hạt ổi và phần ruột ổi đều mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe. Nhìn vào thành phần dinh dưỡng trong 100g ổi, chúng ta sẽ hiểu được tại sao loại trái cây này được đánh giá cao đến vậy:
• Calo: 68
• Nước: 86%
• Protein: 2.55 g
• Carbohydrate: 14.3 g
• Chất xơ: 5.4 g
• Chất béo: 0.95g
Trái ổi chứa ít chất béo bão hòa, cholesterol và natri đồng thời chứa nhiều chất xơ ăn kiêng, vitamin C, A, kẽm, kali và mangan. Mỗi trái ổi cung cấp 12% lượng chất xơ khuyến nghị mỗi ngày và chỉ chứa khoảng 37 calo, vì vậy, ăn ổi giúp tiêu thụ lượng chất xơ, giúp no lâu mà không hấp thụ quá nhiều lượng calo vào cơ thể.
Ngoài ra, ổi cũng là một trong những loại trái cây giàu vitamin C. Một quả ổi có thể cung cấp gấp đôi lượng vitamin C so với một quả cam.. Vitamin C có vai trò quan trọng trong tăng cường hệ miễn dịch, tác dụng kháng khuẩn và nâng cao sức đề kháng.Theo nhiều nghiên cứu, ổi còn mang đến nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe như: giảm cân, phòng ngừa ung thư, phòng ngừa tình trạng tăng huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng đề kháng, chống nhiễm trùng, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, giảm tiêu chảy…
2. Vậy người mắc bệnh tiểu đường có ăn ổi được không?
Thực phẩm có hai chỉ số quan trọng liên quan đến đường huyết là chỉ số GI (tốc độ làm tăng đường huyết của thực phẩm) và chỉ số GL (hàm lượng đường có trong thực phẩm, chỉ số thể hiện mức độ làm tăng đường huyết). Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng thực phẩm có chỉ số GI cao, miễn là chỉ số GL của thực phẩm đó thấp.
Ổi có chỉ số GI khá cao, tuy nhiên chỉ số GL lại thấp, do đó người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn ổi mà không cần lo ngại đến tình trạng sức khỏe. Thêm vào đó, ổi còn cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe như bổ sung chất xơ, protein, canxi, các loại vitamin... Nên việc ăn ổi không chỉ an toàn cho người bệnh tiểu đường mà còn giúp cải thiện sức khỏe chung.
Tác dụng của quả ổi với bệnh tiểu đường có thể giúp người bệnh tiểu đường hạ đường huyết an toàn:
– Nguồn chất xơ dồi dào giúp ngăn chặn lượng đường trong máu tăng cao sau ăn
Chất xơ có vai trò ngăn chặn lượng đường trong máu tăng sau khi ăn, và làm giảm hấp thu cholesterol. Ổi là nguồn chất xơ dồi dào tương đối cao, cứ 100g ổi có đến 6g chất xơ, vì thế người tiểu đường có thể lựa chọn ăn ổi để kiểm soát lượng đường máu.
– Giảm tính kháng insulin ở người bệnh
Theo các nhà khoa học, hoạt tính ức chế men protein tyrosine phosphatase 1B chiết xuất từ lá ổi mang lại tác dụng tích cực trong điều trị người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Thêm vào đó, chiết xuất từ lá ổi hoặc quả ổi có thể giảm tính kháng insulin ở bệnh nhân tiểu đường.
– Ổi có chỉ số tải đường huyết thấp
Theo tiến sĩ Jonny Bowden _ 1 chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Trong chế độ ăn uống cho người tiểu đường, không phải chỉ chú ý tới chỉ số đường huyết của thực phẩm (chỉ số glycemic Index) mà còn phải chú trọng tới tải đường huyết của thực phẩm (chỉ số glycemic load). Bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng những thực phẩm có chỉ số GI cao với điều kiện chỉ số GL của thực phẩm đó thấp. ỔI có GI = 78, nhưng tải trọng đường trong 100g ổi khá thấp, chiếm 4/40, vì thế người tiểu đường có thể ăn loại trái cây này.
Do đó, giải đáp câu hỏi: “Người bị bệnh tiểu đường ăn ổi được không?”, “Ăn ổi có tốt cho bệnh tiểu đường không?” đó là “Người bệnh có thể ăn ổi”, tác dụng của quả ổi với bệnh tiểu đường có chiều hướng tích cực. Tuy nhiên người bệnh cần chú ý ăn ổi đúng cách để đem lại hiệu quả đối với bệnh tiểu đường.
3. Những lưu ý khi ăn ổi cho người bệnh tiểu đường
• Chọn ổi chín, không dập nát, đảm bảo vệ sinh: Cần tránh ăn quả xanh do chứa nhiều tanin, dễ gây táo bón. Bên cạnh đó, khi mua cần chú ý tránh mua phải ổi sử dụng hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản, thuốc tăng trưởng… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
• Ăn ổi nguyên quả, không thay bằng nước ép ổi: Ăn nguyên quả để hấp thu hàm lượng dinh dưỡng tối đa trong ổi, đặc biệt là chất xơ – thành phần làm chậm hấp thu đường, ngăn ngừa mỡ máu, xơ vừa động mạch. Thành phần này sẽ giảm đi đáng kể nếu bạn chỉ uống nước ép.
• Ổi chỉ có tác dụng hỗ trợ tiểu đường: Ổi không điều trị tận gốc bệnh. Do đó, bên cạnh ăn ổi, người bệnh cần tuân thủ điều trị của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn hợp lý (giảm đường, giảm lipid, bổ sung protein và điện giải..), tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
Như vậy, có thể khẳng định: Tiểu đường có ăn ổi được. Tuy nhiên, cần ăn ổi một cách hợp lý, khoa học để đạt tác dụng tốt nhất.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi: Bệnh tiểu đường ăn ổi được không? Để kiểm soát tốt đường huyết, hãy luôn ăn uống lành mạnh, tăng cường thể dục thể thao và tuân thủ điều trị của bác sĩ nhé.
Công dụng của Punsemin:
>> Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên.
>> Bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường týp 2.
>> Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.
>> Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp.
>> Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.
>> Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường.
>> Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch.
>> Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phì.
>> Cải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá.
>> Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch.
Đối tượng sử dụng:
Người lớn có mức đường huyết cao hơn bình thường, nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, những người mắc bệnh đái tháo đường type 1, type 2, đái tháo đường kháng insulin. Những người trưởng thành sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Viết bình luận