Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ có nên ăn hải sản không? Tìm hiểu ngay để biết

Đa số những người béo phì, sử dụng nhiều rượu bia hay có vấn đề về chuyển hóa lipid,... thường mắc phải bệnh gan nhiễm mỡ. Để tránh những biến chứng nguy hiểm, việc luyện tập và thay đổi chế độ ăn uống hợp lý là việc làm cần thiết. Cũng để cải thiện sức khỏe của chính người bệnh. Vậy khi bị gan nhiễm mỡ có nên ăn hải sản không? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.


 

1. Nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ


1.1. Thừa cân, béo phì 


Bệnh nhân thừa cân hoặc béo phì đang đối mặt với nguy cơ cao dễ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Trong trường hợp cơ thể cung cấp lượng chất béo triglyceride vượt quá khả năng hấp thu của cơ thể, chất béo này có thể tích tụ và không được chuyển hóa hoàn toàn, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.


1.2. Nghiện rượu hoặc thường xuyên uống rượu


Các bệnh nhân nghiện rượu đặc biệt dễ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Chất ethanol trong rượu tạo ra sự tăng của hợp chất NADH trong tế bào gan, thúc đẩy quá trình tổng hợp chất béo và tạo điều kiện cho sự tăng tổng hợp triglyceride tại gan. Nghiện rượu là nguyên nhân phổ biến gặp ở hầu hết bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ.


1.3. Đái tháo đường


Trong trường hợp bệnh nhân bị đái tháo đường, mức acid béo tự do trong máu tăng lên khi đường huyết bị giảm. Sự gia tăng này thúc đẩy việc sử dụng acid béo tự do từ mô mỡ vào máu, mà sau đó gan sẽ chuyển hóa thành chất triglyceride.


2. Người mắc gan nhiễm mỡ có nên ăn hải sản không
 

Hải sản là nhóm thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, thường xuyên xuất hiện trong bữa cơm của mọi gia đình. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích, người bình thường nên sử dụng các món ăn chế biến từ hải sản để bổ sung thêm năng lượng cùng nhiều dưỡng chất khác cho cơ thể. Các loại hải sản như cá, bạch tuộc, cua, ngao, sò, tôm,…. là nguồn cung cấp canxi, protein và omega-3 dồi dào cho cơ thể. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn chứa thêm một số thành phần dưỡng chất khác như sắt, vitamin, lipid, acid amin, chất béo, kali, kẽm,… Có thể nói, chế độ ăn uống giàu hải sản là một trong những cách giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, thể chất và trí tuệ.


Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu bệnh nhân gan nhiễm mỡ có nên ăn hải sản không? Với lượng chất béo ít bão hòa có trong hải sản, người bị bệnh gan nhiễm mỡ vẫn có thể tiêu thụ chúng. Tuy vậy, nên kiểm soát lượng ăn phù hợp để không tạo áp lực quá mức cho gan và đảm bảo hiệu quả trong quá trình phục hồi sức khỏe. Tùy thuộc vào tình trạng dị ứng với các loại protein có trong mỗi loại hải sản, đặc biệt là đối với người mắc bệnh gan nhiễm mỡ, cần cân nhắc trước khi quyết định tiêu thụ hải sản.


Ngoài ra, lựa chọn loại hải sản cũng rất quan trọng. Một số hải sản thường chứa nhiều vi khuẩn có thể ảnh hưởng tới dạ dày và gan. Do đó, người mắc bệnh cần cẩn trọng trong việc chọn lựa và chế biến hải sản để đảm bảo an toàn sức khỏe và không làm gia tăng áp lực cho gan.


Việc đưa hải sản vào chế độ ăn uống của người bệnh gan nhiễm mỡ cần sự cân nhắc và tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo nhận tối đa lợi ích và tránh rủi ro cho sức khỏe.


3 .Lưu ý khi ăn hải sản dành cho người bệnh gan nhiễm mỡ


Như được nhắc đến ở trên, người bị gan nhiễm mỡ vẫn có thể ăn hải sản nhưng cần ăn đúng cách và đúng liều lượng để tránh gây hại đến sức khỏe. Khi tiêu thụ nhóm thực phẩm này, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau đây:


•    Người bệnh nên ưu tiên tiêu thụ các loại hải sản có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh như cá béo (cá hồi, cá ngừ tươi, cá trích) và động vật có vỏ (tôm, sò, cua, trai). Cần hạn chế tiêu thụ các loại hải sản chứa thủy ngân và kim loại nặng như cá kiếm, cá ngừ mắt to, cá thu vua,…


•    Tránh tiêu thụ hải sản muối khi đang bị gan nhiễm mỡ như khô cá, cá mặn, cá hun khói,.. Tiêu thụ quá nhiều muối sẽ gây tích nước bên trong cơ thể và gây ra tình trạng phù chân, phù bụng,…


•    Khi chế biến hải sản bạn nên tránh các món chiên, xào, gỏi sống,… Thay vào đó hãy chọn các hình thức chế biến như hấp, luộc, nướng,… giúp giữ được độ ngọt của hải sản và tránh tăng lượng chất béo nạp vào cơ thể.


•    Tuyệt đối không ăn hải sản cùng với các loại thực phẩm chứa vitamin C. Hàm lượng asen trong hải sản khi kết hợp với vitamin C sẽ tạo thành thạch tín gây ngộ độc, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.


•    Hãy nấu chín hải sản trước khi ăn, không ăn hải sản sống để tránh bị ngộ độc thực phẩm. Khi bị ngộ độc bạn sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy, khó thở,…

 

4. Chế độ ăn cho người bị gan nhiễm mỡ
 

Chế độ ăn hợp lý mang lại hiệu quả quan trọng đối với những người bị gan nhiễm mỡ. Đây là cách điều trị, cũng là cách để cải thiện sức khỏe tốt nhất. Vì vậy người bệnh cần lưu ý một số điều như sau:


+ Những thực phẩm chứa nhiều cholesterol như: mỡ, nội tạng, da động vật, lòng đỏ trứng,... không tốt cho sức khỏe, có thể dẫn đến nhiều biểu hiện bệnh và đặc biệt không nên sử dụng đối với người gan nhiễm mỡ;


+ Gia vị cay nóng làm món ăn thêm phần hấp dẫn, ngon miệng hơn. Tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của gan;


+ Xơ gan, ung thư gan, gan nhiễm mỡ,... đều có thể mắc phải ở những người sử dụng nhiều rượu bia và các chất kích thích khác. Vì vậy chúng ta không nên sử dụng;


+ Các loại rau xanh cung cấp nhiều vitamin có lợi cho cơ thể. Đặc biệt có tác dụng làm giảm cholesterol và tốt cho người bị gan nhiễm mỡ. Vì vậy trong chế độ ăn hằng ngày cần bổ sung nhiều thực phẩm này;


+ Tập luyện thể dục thể thao tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người. Người mắc phải gan nhiễm mỡ nên thực hiện thường xuyên để làm giảm lượng mỡ trong gan.


10 lời khuyên của chuyên gia dành cho người bị gan nhiễm mỡ.


Hầu hết bệnh nhân gan nhiễm mỡ vẫn sống khỏe mạnh bình thường, nên bạn không phải quá lo lắng khi mình không may mắc phải.


Dưới đây là 10 lời khuyên của các chuyên gia dành cho những người bị gan nhiễm mỡ.


•    Tăng cường vận động: Đi bộ là quan trọng nhất, nếu đi bộ 5.000 bước mỗi ngày sẽ cải thiện đáng kể sức khỏe. Đi 10.000 bước giúp giảm cân. Nếu đi bộ ít, mỗi tuần tập thể dục nặng khoảng 1 – 2 giờ.


•    Ngừng uống rượu bia.


•    Giảm cân chậm: Tính BMI cơ thể, nếu bạn thuộc nhóm thừa cân hay béo phì thì cần thực hiện chế độ giảm cân từ từ. Mỗi tuần giảm 0,5 kg là hợp lí nhất, chỉ cần giảm 2,5 – 5 kg là đảm bảo tình trạng nhiễm mỡ gan giảm đáng kể. Lưu ý, nếu giảm quá 2 kg mỗi tuần là rất nguy hiểm, tình trạng gan nhiễm mỡ sẽ nặng hơn, chức năng gan sẽ suy giảm.


•    Quản lí trọng lượng cơ thể: Không để thừa cân và béo phì, tăng cường ăn giàu chất xơ.


•    Hạn chế ăn chất béo bão hòa: Chất béo bão hòa, tức là mỡ động vật sẽ gây dư thừa lượng Carlo, là nguyên nhân làm cho gan nhiễm mỡ. Lưu ý rằng, mỡ động vật vẫn cần thiết với cơ thể, chỉ không ăn nhiều.


•    Tránh ăn chất béo chuyển vị: Là những sản phẩm mỡ chiên nướng, bí dụ như thịt nướng, vỏ bánh nướng, bỏng ngô sấy mỡ, đồ rán, thậm chí mỡ quay lâu trong lò vi sóng… sẽ có chứa các chất béo chuyển vị nguy hiểm cho gan.


•    Tránh ăn đường Fructose: Là loại đường có trong hoa quả, nên hạn chết bớt những hoa quả quá ngọt.


•    Không để đường huyết tăng: Chú ý thức ăn có đường thì không ăn nhiều, chia nhỏ bữa ăn để duy trì đường huyết thay vì ăn một bữa quá nhiều tinh bột. Tăng cường ăn rau, đậu phụ, uống Atiso.


•    Bổ sung khoáng chất đặc biệt là Magie.


•    Bổ sung Vitamin E: Nhu cầu Vitamin E mỗi ngày từ 400 – 1.200UI. Nếu thức ăn không đủ hàm lượng Vitamin E, có thể bổ sung bằng đường uống, theo hướng dẫn của bác sĩ.


Như vậy, qua bài viết này đã trả lời được câu hỏi gan nhiễm mỡ có nên ăn hải sản không? Hi vọng những thông tin hữu ích trên đã giúp người đọc có thêm nhiều kiến thức. Chúc các bạn sẽ có một chế độ ăn uống phù hợp, để phòng tránh bệnh hiệu quả hơn. Cảm ơn các bạn đã đọc bài.


Mách bạn: Để phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan cũng như bảo vệ tăng cường chức năng gan, B,sĩ Phan Đăng Bình khuyên bạn nên dùng Funadin.

 

Funadin - Bảo vệ sức khỏe Gan-Thận-Phổi 


Funadin - Tăng cường khả năng giải độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (gốc tự do, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong rau quả, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh)

 

 

Công dụng của Funadin

- Khử độc gốc tự do, chống oxy hóa

- Giải độc gan, hạ men gan, phục hồi tế bào gan bị tổn thương, hình thành tế bào gan mới

- Điều trị các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, men gan cao.

- Khử độc gan và hồi phục chức năng gan do thực phẩm bẩn, hóa chất bảo quản, thuốc, mỹ phẩm, ô nhiễm...

- Bảo vệ gan trước tác hại của rượu bia, thuốc lá, chất kích thích...

- Giải độc, mát gan, trị nóng gan, nóng trong, nổi mụn, mẩn ngứa...

- Tăng cường hệ miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý ung thư...

 

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

 

Viết bình luận