Cơm là thực phẩm quen thuộc không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam nhưng đối với người bệnh tiểu đường thì lại khác vì cơm trắng được xếp vào loại có chỉ số đường huyết thực phẩm tương đối cao nên dễ gây tăng đường huyết sau ăn. Tuy nhiên, nếu người bệnh quyết định kiêng hoàn toàn cơm trắng cũng như tinh bột thì lại là một lựa chọn sai lầm. Nguyên nhân là vì việc nhịn ăn tinh bột như vậy có khả năng khiến cho cơ thể bị thiếu năng lượng, dẫn đến hạ đường huyết, thậm chí có thể gây ra hôn mê và tử vong. Vậy người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không và nên ăn gì thay cơm để kiểm soát tốt đường huyết vẫn còn đang là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Do đó, dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho bạn đọc về người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không và nên ăn gì thay cơm.
I. Người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không?
- Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn những loại thực phẩm giàu carbohydrate (tinh bột) như ngũ cốc, mỳ ống, cơm và các loại rau củ chứa tinh bột nhưng phải với một thực đơn hợp lý và điều độ.
- Nếu đề ra mục tiêu carbohydrate cho mỗi bữa khoảng 45-60 gram thì bạn chỉ nên ăn một chén cơm. Những bữa ăn nên bao gồm các loại protein và chất béo tốt cho sức khỏe cũng giúp làm giảm tác động của cơm trắng trong việc làm tăng đường huyết.
- Như vậy, người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không? Bệnh nhân cần xác định lượng tinh bột tiêu chuẩn mình cần tiêu thụ mỗi ngày là bao nhiêu để biết người bị tiểu đường ăn cơm được không và lượng cơm cho người tiểu đường trong mỗi bữa ăn bao nhiêu là phù hợp.
II. Tiểu đường nên ăn gì thay cơm?
Để chọn được thực phẩm thay cơm cho người tiểu đường cần đảm bảo 2 nguyên tắc.
- Thực phẩm phải vừa đảm bảo không gây tăng đường huyết.
- Cung cấp đầy đủ năng lượng tương tự cơm trắng ăn hàng ngày.
Cụ thể, bạn có thể sử dụng những thực phẩm dưới đây để thay cơm trắng cho người tiểu đường.
1.Thay thế cơm trắng bằng cơm gạo lứt
- Ngoài ra, gạo lứt có hàm lượng vitamin B1 cao hơn nhiều so với gạo trắng. Người bệnh tiểu đường ăn cơm gạo lứt giúp giảm các triệu chứng tê bì tay chân.
- Bạn có thể thay thế hoàn toàn cơm trắng mỗi ngày bằng cơm gạo lứt. Mỗi ngày, người tiểu đường có thể ăn tối đa 3 – 4 chén cơm gạo lứt. Ngoài ra cần bổ sung thêm nhiều chất xơ từ rau củ quả, protein từ thịt cá.
2. Sử dụng yến mạch thay cơm
- Ngoài ra, yến mạch còn được nghiên cứu là giúp làm tăng nhạy cảm của insulin với thụ thể trên tế bào. Nhờ vậy, insulin làm việc hiệu quả hơn. Ăn yến mạch thường xuyên là chế độ dinh dưỡng được khuyến khích ở người tiểu đường phụ thuộc insulin.
- Không chỉ giúp ổn định đường huyết, yến mạch còn là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nó cung cấp nhiều chất xơ và khoáng chất cho cơ thể. Bạn có thể ăn 1 chén yến mạch với sữa chua và hoa quả vào buổi sáng thay cho cơm trắng.
3. Tiểu đường nên ăn khoai lang thay cơm
- Tinh bột trong khoai lang sẽ không gây tăng đường huyết bởi đây là tinh bột kháng đường. Vì vậy, khoai lang cũng là thực phẩm được khuyên dùng thay cơm ở người tiểu đường.
- Khoai lang giúp tăng hoạt động của insulin, bổ sung chất xơ cho cơ thể, giảm nguy cơ tăng đường huyết đột ngột. Ngoài ra, khoai lang còn cải thiện tiêu hóa, kích thích sản xuất dịch vị, giảm đầy hơi khó tiêu hiệu quả.
- Người bệnh tiểu đường có thể ăn khoai lang vào các bữa trong ngày để thay cơm trắng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá nhiều khoai lang, nên ăn một lượng vừa đủ tối đa 300g mỗi ngày. Các loại khoai lang nên ăn là: khoai lang vàng, khoai lang nhật, khoai lang tím.
4. Hạt chia, hạt lanh cho người tiểu đường
- Hạt chia, hạt lanh cung cấp các loại vitamin, chất khoáng (sắt, photpho, omega-3), chất xơ hòa tan cho người tiểu đường. Đặc biệt, các loại khoáng chất và dinh dưỡng trong hạt chia hạt lanh giúp giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng tim mạch, huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường.
- Người tiểu đường có thể sử dụng hạt chia, hạt lanh thay cho bữa sáng cơm trắng hoặc ăn cùng sữa chua, hoa quả trước khi dùng bữa chính. Cách ăn này vẫn cung cấp đầy đủ năng lượng và giảm cảm giác thèm tinh bột ở người tiểu đường.
5. Dùng đậu đỗ thay cơm cho người tiểu đường
- Các loại đậu, đỗ như đậu xanh, đậu đen xanh lòng, đậu đỏ đều là thực phẩm người tiểu đường nên bổ sung vào thực đơn. Đậu không chỉ giàu dinh dưỡng, nhiều nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả giúp ổn định đường huyết của loại thực phẩm này. Ăn đậu, đỗ thay cơm cũng giúp cải thiện cân nặng hiệu quả.
- Cách sử dụng đậu đỗ thay cơm cũng rất đơn giản. Bạn có thể nấu chè đậu (lưu ý hạn chế dùng đường), canh, súp đậu. Ngoài ra có thể kết hợp đậu với gạo lứt để nấu thành những món ăn tốt cho sức khỏe.
III. Cách ăn cơm trắng mà vẫn duy trì đường huyết ổn định
Bệnh nhân tiểu đường được khuyên hạn chế ăn cơm trắng. Tuy nhiên, nếu biết cách ăn hợp lý, bạn vẫn có thể ăn cơm trắng đồng thời giữ đường huyết ở mức ổn định.
Dưới đây là lời khuyên từ chuyên gia giúp bạn vừa có thể ăn cơm trắng bình thường, vừa không ảnh hưởng nồng độ đường trong máu:
• Bổ sung theo nhu cầu cơ thể: Việc tính toán chính xác nhu cầu năng lượng của cơ thể nói chung mất nhiều thời gian và cũng rất phức tạp. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể tự ước chừng bằng cách ăn ít hơn so với những bữa ăn bình thường, sau đó thực hiện kiểm tra đường huyết 2 giờ sau khi ăn. Nếu giá trị này đạt trên 10mmol/l, nghĩa là lần sau cần phải ăn ít hơn.
• Kiểm soát lượng thức ăn nạp vào theo vóc dáng: Nếu là nữ, với thể trạng bình thường, công việc nhẹ nhàng, có thể dùng bữa chính với chỉ một chén cơm. Nếu là nam giới, nhu cầu hoạt động có thể cao hơn, lượng ăn khoảng 1,5 chén cơm trong bữa chính, trường hợp nếu làm công việc nặng thì có thể tăng thêm nửa chén cơm.
• Sắp xếp thứ tự ăn phù hợp: Để không làm tăng đường huyết quá cao sau khi ăn, bệnh nhân có thể ưu tiên ăn rau củ quả và dùng nước canh trước, sau đó mới ăn đến cơm và các thức ăn khác. Theo đó, lượng chất xơ trong rau củ quả có tác dụng làm chậm hấp thu đường từ tinh bột, giúp cho bệnh nhân có cảm giác mau no và giảm đi sự thèm ăn.
IV. Những loại thực phẩm người tiểu đường cần hạn chế hoặc tuyệt đối tránh xa
Bên cạnh thực đơn bệnh tiểu đường nên ăn gì, bạn cũng cần ghi nhớ là những món ăn cần hạn chế hoặc tuyệt đối tránh xa. Cụ thể:
• Kiêng thực phẩm nhiều đường, quá ngọt
• Hạn chế tinh bột
• Không sử dụng thực phẩm nhiều chất béo bão hòa
• Nói “không” với đồ hộp, đồ chiên
• Tránh sử dụng trái cây sấy, sữa có đường
• Kiêng đồ uống có cồn, chất kích thích...
Trên đây đều là những món ăn, thực phẩm người bệnh tiểu đường cần giảm hoặc “xóa sổ” khỏi thực đơn hàng ngày. Càng hạn chế sử dụng chúng, càng tránh được những biến chứng nguy hiểm. Hy vọng bài viết trên hữu ích cho bạn đọc, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc !
Punsemin là viên uống thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường, Hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết hiệu quả, giảm cholesterol, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Punsemin giúp ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin. Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp
Punsemin có tác dụng gì ?
- Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.
- Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp
- Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.
- Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường
- Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch
- Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phìCải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá
- Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Viết bình luận