1. Lợi ích của dưa hấu
Quê hương của dưa hấu bắt nguồn từ khu vực Tây Phi và là một loại quả giàu vitamin, khoáng chất cần thiết cho sức khỏe con người. Công dụng của các khoáng chất có trong dưa hấu cụ thể như sau:
• Vitamin A: giúp đôi mắt luôn khỏe mạnh và hỗ trợ hoạt động của các cơ quan như tim, thận, phổi;
• Vitamin C: tăng đề kháng cho cơ thể chống lại những biểu hiện của cảm lạnh thông thường, cải thiện sức khỏe hệ tim mạch;
• Vitamin B: giúp tăng cường các hoạt động thiết yếu của não bộ;
• Chất xơ: rất có lợi cho hệ tiêu hóa;
• Dưa hấu chứa ít calo nhưng lại chứa hơn 90% là nước, do đó những người đang có kế hoạch giảm cân có thể ăn dưa hấu để no lâu hơn, không những giúp giảm cảm giác thèm ăn ngọt mà còn hạn chế sự gia tăng của cân nặng;
• Lycopene góp phần tạo nên sắc tố của dưa hấu còn có công dụng chống oxy hóa khá mạnh. Hàm lượng Lycopene của dưa hấu còn nhiều hơn 40% so với cà chua, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và tăng cường hệ miễn dịch. Theo một nghiên cứu gần đây, có đến 68% các trường hợp mắc bệnh đái tháo đường (từ 65 tuổi trở lên) bị tử vong vì các biến chứng tim mạch, trong đó có 16% số người bệnh bị tử vong do đột quỵ;
• Dưa hấu còn chứa nhiều khoáng chất như canxi, magie, kali,... giúp bổ sung năng lượng và giảm đau nhức cơ bắp sau những buổi tập luyện thể dục thể thao mệt mỏi;
• Trong dưa hấu có nhiều citrulline, là một chất có thể hỗ trợ giảm huyết áp, cải thiện chức năng động mạch.
2. Người bệnh tiểu đường có nên ăn dưa hấu không?
Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu được không? Hiện chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu mối liên hệ trực tiếp giữa việc tiêu thụ dưa hấu và quản lý bệnh tiểu đường. Tuy nhiên có một số bằng chứng cho thấy ăn dưa hấu có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc một số biến chứng của bệnh tiểu đường.
Dưa hấu chứa một lượng vừa phải lycopene, đây là sắc tố tạo nên màu sắc cho trái cây nhưng đồng thời cũng là một chất chống oxy hóa mạnh. Một số nghiên cứu ban đầu cho thấy lycopene được tìm thấy trong cà chua có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Khoảng 68% những người mắc bệnh tiểu đường từ 65 tuổi trở lên tử vong vì các bệnh tim mạch. Khoảng 16% trong số này tử vong vì đột quỵ. Với lý do này, Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) đã xếp bệnh tiểu đường là một trong những yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được của bệnh tim mạch.
Để tìm hiểu “người bị tiểu đường có ăn được dưa hấu không”, bạn cần biết về chỉ số GI và GL.
Chỉ số đường huyết (GI) phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn của các loại thực phẩm. Chỉ số GI gồm 100 điểm, trong đó glucose có GI là 100, nước lọc có GI là 0. Mỗi loại thực phẩm có một giá trị GI nhất định, thực phẩm có GI càng cao thì càng không có lợi cho sức khỏe người bị tiểu đường.
Chỉ số đường tải (GL- glycemic load) là sự kết hợp giữa GI và lượng carbohydrate thực tế trong một khẩu phần ăn. Chỉ số GL được xem là có nhiều ưu điểm hơn chỉ số GI trong đánh giá lượng đường có trong thức ăn và khả năng làm tăng đường huyết sau ăn.
Một số người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết bằng cách tính lượng carbohydrate tiêu thụ. Thực phẩm có GI thấp hoặc trung bình được xem là ít có khả năng làm tăng đường huyết. Những thực phẩm có GI từ 55 trở xuống được coi là thấp. GI từ 55-69 được xem là trung bình, từ 70 trở lên được xem là cao. Trong khi đó, GL dưới 10 là thấp, từ 10-19 là trung bình, từ 19 trở lên được coi là cao.
Dưa hấu thường có chỉ số GI là 72 nhưng chỉ số GL là 2 trên 100 gam khẩu phần. Như vậy GL của dưa hấu thấp và người bệnh tiểu đường có thể ăn dưa hấu với lượng vừa phải, cân bằng với các loại thức ăn khác trong bữa ăn.
3. Lợi ích của dưa hấu đối với người tiểu đường
Khi người tiểu đường ăn dưa hấu với một lượng phù hợp, đúng theo khuyến cáo thì sẽ mang lại nhiều lợi ích sau:
• Kiểm soát cân nặng: Dưa hấu có chứa đến 90% là nước, và hàm lượng cao chất xơ (0,4g). Do đó ăn dưa hấu sẽ tạo cảm giác no lâu, không bị tăng cân quá mức, giúp người tiểu đường duy trì và kiểm soát cân nặng hiệu quả.
• Tốt cho hệ tiêu hóa: Lượng chất xơ cao trong dưa hấu khi qua ruột non sẽ ít được hấp thu. Từ đo lượng chất xơ này sẽ tạo thành khối phân, thúc đẩy co bóp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, giảm táo bón, tốt cho sức khỏe đường ruột người tiểu đường.
• Giàu chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe: Dưa hấu có chứa hợp chất tên gọi là Lycopene. Đây là chất có tính chống oxy hóa mạnh. Do đó, Lycopene hỗ trợ tốt cho cơ thể, ngăn ngừa mắc các bệnh mãn tính, ung thư, giảm nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến tim mạch, đột quỵ ở người tiểu đường.
• Giàu Vitamin và khoáng chất: Dưa hấu cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất cần thiết như Vitamin A, C, Vitamin nhóm B cùng lượng khoáng chất dồi dào Magie, Kali, Canxi,… tốt cho sức khỏe, sức đề kháng người tiểu đường.
4. Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường ăn dưa hấu đúng cách
Như chúng ta đã biết, tuy người bị tiểu đường có thể ăn dưa hấu nhưng cần phải biết ăn đúng cách để có thể hấp thụ một cách hiệu quả được các chất dinh dưỡng có trong dưa hấu, đồng thời giúp hạn chế nguy cơ bị tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn loại quả này:
• Không ăn dưa hấu ngay sau khi vừa ăn cơm xong. Nên ăn dưa hấu sau bữa ăn từ 1 - 2 giờ để đường huyết không bị tăng cao đột ngột;
• Nên ăn dưa hấu tươi, không ép lấy nước, không thêm đường vào nước ép, ăn nguyên miếng;
• Bệnh nhân đái tháo đường chỉ nên ăn một lượng vừa phải, mỗi lần ăn 1 miếng khoảng 200g và ăn không quá 500g/ngày.
5. Một số loại trái cây phù hợp với bệnh nhân bị tiểu đường
Khi ăn trái cây, người bệnh tiểu đường nên chọn trái cây tươi, không thêm đường khi ăn. Hạn chế dùng nước ép trái cây hoặc sirô trái cây. Nếu sử dụng các loại trái cây đóng hộp thì nên đọc kỹ nhãn để biết lượng đường có trong sản phẩm. Trong trường hợp các loại trái cây đóng hộp ngâm trong siro hoặc đường, hãy nên để rửa sạch, để ráo nước trước khi ăn.
Nhìn chung, dưa hấu là một trong những loại quả phổ biến, nhất là ở Việt Nam mọi lứa tuổi đều ưa chuộng vì vị ngon, dễ ăn, dễ tiêu hóa lại có tính giải khát cao. Tuy nhiên để ăn dưa hấu đúng cách đối với người bị tiểu đường, tốt nhất nên ăn khi còn tươi, không thêm đường, ép nước để tránh trường hợp chỉ số đường huyết tăng cao.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc“ người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu được không?” đã cung cấp những thông tin và hướng dẫn cách bổ sung dưa hấu đúng cách cho người tiểu đường. Dưa hấu mang lại nhiều lợi ích cho người tiểu đường, bạn vẫn có thể bổ sung nhưng cần đảm bảo liều lượng phù hợp. Chúc bạn và gia đình sức khỏe, hạnh phúc. Cảm ơn bạn đã đọc bài!
Công dụng của Punsemin:
>> Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên.
>> Bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường týp 2.
>> Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.
>> Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp.
>> Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.
>> Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường.
>> Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch.
>> Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phì.
>> Cải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá.
>> Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch.
Đối tượng sử dụng:
Người lớn có mức đường huyết cao hơn bình thường, nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, những người mắc bệnh đái tháo đường type 1, type 2, đái tháo đường kháng insulin. Những người trưởng thành sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng của bệnh đái tháo đường.
>>> Chi tiết sản phẩm xem tại: Punsemin - ổn định đường huyết phòng biến chứng bệnh tiểu đường.
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Viết bình luận