Nghiên cứu tình hình đáp ứng điều trị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân tâm thần phân liệt

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT

Tô Xuân Lân

1. ThS. BSCKII. Tô Xuân Lân – Phòng NCKH và HTQT,
Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến – Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2. ĐT: 0914-67-1974, email: toxuanlan@yahoo.com 

yếu tố liên quan ở bệnh nhân tâm thần phân liệt

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Nhiều bệnh nhân tâm thần phân liệt đáp ứng kém với điều trị bằng thuốc chống loạn thần. Hiện có rất ít các nghiên cứu hệ thống về việc đánh giá tình hình đáp ứng điều trị và các yếu tố liên quan ở các đối tượng bệnh nhân này.

Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm khảo sát tình hình đáp ứng điều trị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân tâm thần phân liệt.

Phương pháp nghiên cứu: Tổng số 186 bệnh nhân với chẩn đoán là tâm thần phân liệt theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD-10 điều trị nội trú bằng thuốc chống loạn thần được chọn đưa vào nghiên cứu. Người bệnh tham gia nghiên cứu sẽ được thu thập các thông tin nghiên cứu thông qua bệnh án nghiên cứu và được đánh giá các triệu chứng bằng thang đánh giá các hội chứng dương tính và âm tính (thang PANSS) tại hai thời điểm lúc bắt đầu được điều trị và sau đó 4 tuần.

Kết quả nghiên cứu: Với việc xác định là có đáp ứng tốt với điều trị là khi người bệnh có giảm ít nhất 20% điểm số thang PANSS, chúng tôi thấy có 75,3% đáp ứng tốt với điều trị trong khi đó 25,7% đáp ứng kém. Đáp ứng tốt với điều trị có liên quan đến các yếu tố nhân khẩu học xã hội (trình độ học vấn cao, có việc làm, công việc có kỹ năng, đã kết hôn, hài lòng với gia đình, kinh tế khá); các yếu tố lâm sàng (thể paranoid, triệu chứng âm tính nhẹ, khởi phát bệnh muộn, có yếu tố khởi phát, khởi phát đột ngột, thời gian bị bệnh ngắn, không lạm dụng chất và không có rối loạn nhân cách kèm theo, không có người thân bị tâm thần, tái phát ít) và các yếu tố điều trị (được điều trị sớm, tiền sử đáp ứng điều trị, dung nạp thuốc tốt, tuân thủ điều trị tốt, được dùng thuốc chống loạn thần thế hệ 2, không có tác dụng phụ).

Kết luận: Việc nắm được tình hình và các yếu tố liên quan với đáp ứng điều trị là rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh cũng như việc tiên lượng bệnh và tâm lý giáo dục trong phòng bệnh.

Từ khóa: Tâm thần phân liệt, các yếu tố liên quan, đáp ứng điều trị.

STATUS AND CORRELATES OF TREATMENT RESPONSE IN SCHIZOPHRENIA

To Xuan Lan

ABSTRACT

Background: Many patients with schizophrenia respond poorly to antipsychotic medication. Few studies have systematically examined the status and related factors of treatment response among these patients.Objective: To evaluate the status and to identify the variables associated with treatment response in patients with schizophrenia.

Method: A total of 186 in-patients with a diagnosis of schizophrenia according to ICD-10 criteria, receiving antipsychotics took part in the study. Medical records and the Positive and Negative Syndrome Scale (PANSS) were administered at the initial encounter and after 4 weeks.

Results: Defining good treatment response as at least 20% reduction in PANSS score, 75.3% had a good response while 25.7% had poor response. Good response to treatment was associated with socio-demographic factors (such as higher education, employed and  acquisition of skilled occupation,  being married, satisfactory family relationship, and good economic status); clinical factors (such as paranoid type, fewer negative symptoms, late of onset of illness, with onset factors, sudden onset, shorter duration of illness, absence of co-morbid substance abuse either personality disorder, no family history, and fewer relapses); and treatment factors (such as early treatment, history of good treatment response, better tolerability profile, good medication adherence, treated with second-generation antipsychotics, and without side effect of antipsychotics).

Conclusion: Knowledge about the status and variables in relation to treatment response would improve mental health services as regards articulation of prognosis and psycho education.

Keywords: Schizophrenia, correlates, treatment response.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tâm thần phân liệt là một rối loạn loạn thần nặng có khuynh hướng mạn tính, căn nguyên hiện nay chưa rõ ràng, được đặc trưng bởi các rối loạn về tư duy và tri giác, cảm xúc không phù hợp hoặc cùn mòn. Theo Hội Tâm thần học Hoa Kỳ, tỷ lệ hiện mắc tâm thần phân liệt trong khoảng 0,3 - 0,7% [7].

Điều trị tâm thần phân liệt chủ yếu là sử dụng các thuốc chống loạn thần và phục hồi chức năng bằng cách kết hợp các liệu pháp tâm lý và hỗ trợ xã hội. Nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 70% số bệnh nhân có thuyên giảm khi được điều trị bằng các thuốc chống loạn thần [20]. 

Bên cạnh đó, còn nhiều bệnh nhân tỏ ra đáp ứng kém với điều trị. Ranh giới giữa tâm thần phân liệt kháng trị với đáp ứng điều trị còn chưa rõ ràng, chưa có bằng chứng cụ thể về bệnh học để xác định rõ ràng thế nào là tâm thần phân liệt kháng trị. Tuy vậy, đa số các tác giả đều đồng ý rằng việc đáp ứng với điều trị được xác định là khi có sự cải thiện đáng kể các triệu chứng, biểu hiện bằng việc giảm ít nhất 20% tổng điểm của các thang đánh giá triệu chứng [23].

Nhiều nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng điều trị ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Đa số các tác giả đồng ý có 4 nhóm yếu tố chính liên quan đến đáp ứng điều trị, đó là: các yếu tố nhân khẩu học xã hội, các yếu tố về lâm sàng, các yếu tố về điều trị và yếu tố gien di truyền [15], [16].

Như vậy, việc xác định các yếu tố liên quan đến vấn đề đáp ứng điều trị ngay từ đầu là rất có ý nghĩa để định hướng cho các bác sĩ trong việc xây dựng chiến lược điều trị ngắn hạn cũng như dài hạn nhằm giúp đạt được hiệu quả điều trị tối ưu cho người bệnh.

Ở nước ta, còn ít nghiên cứu có tính hệ thống về vấn đề này, chính vì vậy, nhằm tìm hiểu về đáp ứng điều trị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân tâm thần phân liệt, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm 2 mục tiêu sau:

1. Khảo sát tình hình đáp ứng với điều trị ở bệnh nhân tâm thần phân liệt đang được điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2.

2. Xác định một số yếu tố liên quan với đáp ứng điều trị ở các đối tượng nghiên cứu nói trên.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu bao gồm 186 bệnh nhân được chẩn đoán TTPL và được điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 từ tháng 4 năm 2018 đến hết tháng 3 năm 2019.

2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp quan sát mô tả cắt ngang các triệu chứng lâm sàng tại từng thời điểm kết hợp phân tích các mối liên quan và theo dõi dọc quá trình đáp ứng điều trị nhưng không can thiệp.

Chọn mẫu thuận tiện theo mục tiêu nghiên cứu theo 3 bước sau:

- Bước 1: lựa chọn tất cả các bệnh nhân có chẩn đoán là TTPL trong hồ sơ bệnh án hiện đang được điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2.

- Bước 2: khám lại người bệnh một cách toàn diện và chọn ra những đối tượng thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn nhóm nghiên cứu đã trình bày ở trên.

- Bước 3: tiến hành thu thập thông tin nghiên cứu.

3. Nội dung nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo các nội dung sau:

a. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bao gồm các yếu tố như: đặc điểm về nhân khẩu học xã hội (tuổi, giới, trình độ học vấn, việc làm, dân tộc, tôn giáo, tình trạng hôn nhân và gia đình); đặc điểm lâm sàng (thể lâm sàng, triệu chứng lâm sàng, đặc điểm khởi phát, thời gian bị bệnh, các đặc điểm lâm sàng khác…); đặc điểm về điều trị (thời gian không được điều trị, tiền sử điều trị, các thuốc điều trị).

b. Tình hình đáp ứng điều trị ở bệnh nhân tâm thần phân liệt

Chúng tôi tiến hành đánh giá tình trạng lâm sàng của các đối tượng nghiên cứu tại 5 thời điểm: lúc mới vào viện (T0), sau 1 tuần điều trị (T1), sau 2 tuần điều trị (T2), sau 3 tuần điều trị (T3) và sau 4 tuần điều trị (T4) bằng việc khám lâm sàng và sử dụng thang đánh giá triệu chứng âm tính và dương tính (thang PANSS) để đánh giá là có đáp ứng với điều trị hay không. Những bệnh nhân có sự giảm điểm số thang PANSS từ 20% trở lên sẽ được coi là có đáp ứng với điều trị và những bệnh nhân có sự giảm điểm số thang PANSS dưới 20% sẽ được coi là không đáp ứng điều trị [18].

c. Đánh giá một số yếu tố liên quan với đáp ứng điều trị ở bệnh nhân tâm thần phân liệt

So sánh số bệnh nhân có đáp ứng với điều trị và số bệnh nhân không đáp ứng điều trị theo các yếu tố liên quan, bao gồm: yếu tố nhân khẩu học xã hội, yếu tố lâm sàng và yếu tố điều trị.

4. Xử lý số liệu

Số liệu thu thập sẽ được phân tích và xử lý bằng phần mềm SPSS 21.0. 

III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

yếu tố liên quan ở bệnh nhân tâm thần phân liệt

2. Tình hình đáp ứng điều trị tâm thần phân liệt

yếu tố liên quan ở bệnh nhân tâm thần phân liệt

Biểu đồ 1: Tỷ lệ đáp ứng điều trị ở các bệnh nhân tâm thần phân liệt

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở Biểu đồ 1 cho thấy tỷ lệ đáp ứng với điều trị ở các bệnh nhân TTPL tham gia nghiên cứu tăng dần sau 4 tuần điều trị. Tỷ lệ này sau 4 tuần điều trị là 75,3%. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu. Emsley R. và cs. (2006) nghiên cứu trên 522 bệnh nhân TTPL giai đoạn đầu tiên, với tiêu chuẩn đáp ứng điều trị là khi cải thiện từ 20% tổng điểm thang PANSS trở lên thì thấy có 400 bệnh nhân là có đáp ứng điều trị, chiếm tỷ lệ 77% [10].

Bảng 2: Tỷ lệ giảm điểm số các nhóm triệu chứng của thang PANSS sau 4 tuần

yếu tố liên quan ở bệnh nhân tâm thần phân liệt


Kết quả ở Bảng 2 cho thấy trong 4 tuần điều trị, đáp ứng điều trị của các triệu chứng dương tính xuất hiện ở tuần thứ 3 với tỷ lệ phần trăm giảm điểm trung bình là 25,02%±12,31%. Các triệu chứng âm tính tuy có được cải thiện nhưng chưa đủ tiêu chuẩn để được xem là có đáp ứng với điều trị và duy trì khá bền vững với tỷ lệ giảm điểm chỉ là 4,56±6,92%. Các triệu chứng tâm thần chung có đáp ứng với điều trị sau 4 tuần điều trị với tỷ lệ giảm điểm thang PANSS là 26,64% ± 11,10%. Trong đó các triệu chứng đáp ứng điều trị đầu tiên ở tuần thứ 2 là căng thẳng, không hợp tác và kiểm soát xung động kém. Kết quả này của chúng tôi cũng khá phù hợp với Nguyễn Thị Thủy (2014) khi nghiên cứu 71 bệnh nhân TTPL có hoang tưởng hoặc/và ảo giác điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 thấy rằng các hoang tưởng và ảo giác ở bệnh nhân TTPL có thể tồn tại từ 3 đến 4 tuần điều trị [6]. Heilbronner U. và cs. (2016) khi tổng hợp các nghiên cứu về tiến triển của TTPL thì thấy rằng về ngắn hạn thì cả triệu chứng dương tính và âm tính đều có thể giảm đi hoặc ổn định nhưng về dài hạn thì chỉ có các triệu chứng dương tính là biến động trong khi đó các triệu chứng âm tính thường duy trì khá bền vững [11]. Lestari E.T. và cs. (2018) sử dụng thang PANSS để so sánh hiệu quả sau 6 tuần điều trị của Olanzapine so với Risperidone ở 68 bệnh nhân TTPL nam ở giai đoạn cấp tính nhận thấy cả hai thuốc này đều có hiệu quả tốt trong điều trị, cải thiện tất cả các triệu chứng dương tính, âm tính và tâm thần chung qua sự giảm điểm của thang PANSS [13].

yếu tố liên quan ở bệnh nhân tâm thần phân liệt

Biểu đồ 2: Cách đáp ứng điều trị ở bệnh nhân tâm thần phân liệt


Kết quả ở Biểu đồ 2 cho thấy trong số 140 bệnh nhân TTPL đáp ứng với điều trị sau 4 tuần theo dõi, đa số là có kiểu đáp ứng giao động với 112 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 80%. Chỉ có 28 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 20% là khỏi ngay sau khi có đáp ứng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của Lieberman J. và cs. (1993) khi cho biết chỉ có 25% là có đáp ứng hoàn toàn với điều trị, còn lại 75% là có đáp ứng giao động hoặc là không đáp ứng [14].

3. Một số yếu tố liên quan đến đáp ứng điều trị ở bệnh nhân tâm thần phân liệt

a. Các yếu tố nhân khẩu học xã hội

Bảng 3: Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học xã hội với đáp ứng điều trị ở các bệnh nhân tâm thần phân liệt

yếu tố liên quan ở bệnh nhân tâm thần phân liệt

* Có ý nghĩa thống kê với p<0,05

Kết quả ở Bảng 3 cho thấy đáp ứng điều trị không liên quan với tuổi, giới, dân tộc và tôn giáo với p>0,05. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới [15], [24]. Đáp ứng điều trị tốt gặp ở các bệnh nhân có trình độ học vấn cao hơn, có việc làm, làm được những công việc đòi hỏi kỹ năng cao, được sống với vợ hoặc chồng của mình, hài lòng với gia đình và có kinh tế gia đình ở mức trung bình hoặc khá. Wieselgren I.M. và Lindstrom L.H. (1996) cũng thấy rằng những bệnh nhân có trình độ học vấn cao thì có tiên lượng điều trị tốt trong khi những bệnh nhân có những vấn đề ở trường học (với thầy cô và/hoặc bạn bè) do người thân báo cáo thì có tiên lượng xấu [25]. Priebe và cs. (1998) thấy rằng những người có công ăn việc làm thì ít có biểu hiện bệnh lý hơn và có tiến bộ rõ rệt trong đánh giá cả chủ quan lẫn khách quan về vấn đề thu nhập và chất lượng cuộc sống [19]. Mark S.E. và cs. (2016) thấy rằng các bệnh nhân làm được những công việc chuyên môn nghiệp vụ, đòi hỏi phải có kỹ năng thì có tỷ lệ đáp ứng điều trị cao hơn hẳn so với những bệnh nhân chỉ có thể làm những việc đơn giản, không có kỹ năng (81,1% so với 63%) [15]. Bùi Tiến Dũng (2011) khi nghiên cứu 109 bệnh nhân TTPL mạn tính được điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 từ năm 2006 đến năm 2009 thì thấy rằng trong số 31 bệnh nhân đã kết hôn trước khi bị bệnh và có nhiều đợt tái phát thì có 81% ly hôn hoặc ly thân [3]. Nguyễn Thị Duyên (1999) cũng thấy rằng những bệnh nhân được gia đình dung nạp tốt có thời gian ổn định bệnh dài hơn và ít tái phát hơn những bệnh nhân gia đình dung nạp kém [4]. Bùi Tiến Dũng (2011) thấy rằng đa số các bệnh nhân TTPL mạn tính có nhiều đợt tái phát đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, chiếm 60,55% [3].

b. Các yếu tố lâm sàng

Bảng 4: Mối tương quan giữa các điểm số của thang PANSS với tỷ lệ giảm điểm sau 4 tuần điều trị ở các bệnh nhân tâm thần phân liệt

yếu tố liên quan ở bệnh nhân tâm thần phân liệt

** Tương quan có ý nghĩa với p<0,01; * Tương quan có ý nghĩa với p<0,05.

Kết quả ở Bảng 4 cho thấy mức độ nặng của các triệu chứng TTPL có mối tương quan rõ rệt với đáp ứng điều trị sau 4 tuần. Các triệu chứng càng nặng thì mức độ đáp ứng điều trị sau 4 tuần càng thấp và ngược lại. Mối tương quan này tăng dần theo thời gian. Đặc biệt với các triệu chứng âm tính rất khó cải thiện sau 4 tuần điều trị, các triệu chứng này càng nặng thì khả năng đáp ứng điều trị của bệnh nhân TTPL càng thấp. Riêng với các triệu chứng dương tính thì ngược lại, trong 3 tuần đầu tiên các bệnh nhân có các triệu chứng dương tính càng nặng thì mức độ đáp ứng điều trị sau 4 tuần càng cao và ngược lại. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Buoli M. và cs. (2012) thấy rằng các bệnh nhân TTPL có điểm số thang PANSS dương tính càng cao nghĩa là triệu chứng dương tính càng nặng thì có đáp ứng điều trị càng tốt. Điều này có nghĩa là bệnh cảnh lâm sàng có nhiều triệu chứng dương tính rầm rộ chiếm ưu thế là một yếu tố tiên lượng thuận lợi cho đáp ứng điều trị ở bệnh nhân TTPL [8]. Theo Sadock B.J. và cs. (2017), các triệu chứng âm tính có thể coi là nguyên nhân gây mất hoạt năng trong TTPL. Có thể nói rằng các triệu chứng âm tính là các triệu chứng lâm sàng quan trọng nhất trong TTPL bởi vì mức độ nặng của chúng tiên lượng cho tình trạng mất hoạt năng cả ngắn hạn cũng như dài hạn hơn cả mức độ nặng của các triệu chứng loạn thần và mất kiểm soát khác. Các triệu chứng âm tính bền vững hơn theo thời gian so với các triệu chứng dương tính [21].

Bảng 5: Mối liên quan giữa các yếu tố lâm sàng với đáp ứng điều trị ở các bệnh nhân tâm thần phân liệt

yếu tố liên quan ở bệnh nhân tâm thần phân liệt
* Có ý nghĩa thống kê với p<0,05; ** Có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Kết quả nghiên cứu ở Bảng 5 cho thấy TTPL thể paranoid có đáp ứng điều trị tốt nhất. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước. Nguyễn Giang (2014) thấy rằng những bệnh nhân TTPL thể di chứng có thể bệnh ban đầu là paranoid thì điểm PANSS âm tính là thấp nhất so với các thể khác và do đó TTPL thể paranoid có đáp ứng điều trị tốt nhất so với các thể lâm sàng khác [5]. Sadock B.J. và cs. (2017) cho biết TTPL thể paranoid và TTPL thể không biệt định thì có sự ổn định tốt hơn so với các thể khác và cũng gặp nhiều hơn so với các thể khác trong thực hành lâm sàng [21]. 

c. Các yếu tố điều trị

Bảng 6: Mối liên quan giữa các yếu tố điều trị với đáp ứng điều trị ở các bệnh nhân tâm thần phân liệt

yếu tố liên quan ở bệnh nhân tâm thần phân liệt

* Có ý nghĩa thống kê với p<0,05; ** Có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Kết quả ở Bảng 6 cho thấy không có sự khác biệt về tiền sử đã được điều trị giữa nhóm bệnh nhân đáp ứng điều trị và nhóm bệnh nhân không đáp ứng điều trị với p>0,05. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Emsley R. và cs. (2013) khi thấy rằng tỷ lệ giảm điểm thang PANSS, tỷ lệ đáp ứng điều trị, tỷ lệ thuyên giảm, thời gian bắt đầu đáp ứng, thời gian bắt đầu thuyên giảm, điểm số các hoạt động chức năng và liều lượng thuốc sử dụng không thay đổi ở lần tái phát so với lần đầu bị bệnh [9]. Đáp ứng tốt với điều trị gặp ở các bệnh nhân được điều trị sớm, đã có tiền sử đáp ứng với điều trị, không có tiền sử tác dụng phụ với thuốc CLT, khả năng dung nạp thuốc tốt, tuân thủ tốt với điều trị và hiện tại không có tác dụng phụ với thuốc CLT. Trần Cao Cường (1999) cũng thấy rằng bệnh nhân TTPL được điều trị lần đầu muộn và không đều có liên quan đến tiên lượng xấu và ngược lại [2]. Schennach R. và cs. (2012) thấy rằng việc đáp ứng điều trị từ đầu sẽ là tiên lượng đáng tin cậy cho đáp ứng điều trị sau này [22]. Huhn M. và cs. (2019) cho rằng tất cả các trường hợp ngừng điều trị đều có liên quan đến tính hiệu quả và tính dung nạp với thuốc CLT [12]. Moosa M.Y.H. và cs. (2007) cho rằng việc không tuân thủ với điều trị có thể dẫn đến tái phát và tái nhập viện. Tuân thủ điều trị không đầy đủ cũng được coi là yếu tố tiên lượng rõ rệt cho hiệu quả điều trị kém và có liên quan đến việc suy giảm các chức năng cũng như giảm chất lượng cuộc sống ngay cả ở những bệnh nhân không tái phát [17]. Schennach R. và cs. (2012) cũng cho biết việc làm giảm tác dụng phụ của thuốc CLT sẽ làm tăng tuân thủ điều trị cho người bệnh và vì thế cải thiện kết quả điều trị cho họ [22].

IV. KẾT LUẬN

1. Tình hình đáp ứng điều trị ở bệnh nhân tâm thần phân liệt

- Tỷ lệ đáp ứng với điều trị ở các bệnh nhân tâm thần phân liệt tham gia nghiên cứu tăng dần sau 4 tuần điều trị. Tỷ lệ đáp ứng sau 4 tuần điều trị là 75,3%. 

- Các triệu chứng dương tính bắt đầu đáp ứng điều trị ở tuần thứ 2, sau 4 tuần điều trị thì hầu như tất cả các triệu chứng dương tính đều đáp ứng với điều trị. 

- Các triệu chứng âm tính khá bền vững và ít thay đổi sau 4 tuần điều trị. 

- Các triệu chứng tâm thần khác nhìn chung có đáp ứng với điều trị sau 4 tuần.

- Trong số các bệnh nhân đáp ứng với điều trị, đa số là có kiểu đáp ứng giao động chiếm tỷ lệ 80%. Chỉ có 20% là khỏi ngay sau khi có đáp ứng.

2. Một số yếu tố liên quan đến đáp ứng điều trị ở bệnh nhân tâm thần phân liệt

- Các yếu tố nhân khẩu học xã hội: đáp ứng điều trị không liên quan đến tuổi, giới, dân tộc và tôn giáo. Các bệnh nhân có trình độ học vấn cao hơn, có việc làm, có khả năng làm các công việc chuyên môn nghiệp vụ, được sống với vợ/chồng của mình, hài lòng với gia đình, có kinh tế gia đình tốt hơn thì có đáp ứng điều trị tốt hơn so với những bệnh nhân còn lại.

- Các yếu tố lâm sàng: các bệnh nhân có đáp ứng với điều trị tốt hơn là những bệnh nhân: có thể paranoid, triệu chứng nhẹ, các triệu chứng âm tính ít hoặc có mức độ nhẹ, các triệu chứng dương tính nhiều và nặng, khởi phát từ 18 đến 44 tuổi, thời gian khởi phát ngắn, có yếu tố khởi phát, kiểu khởi phát đột ngột, thời gian bị bệnh ngắn, không bị lạm dụng chất hay rối loạn nhân cách kèm theo, không có người trong gia đình bị tâm thần, số lần tái phát ít.

- Các yếu tố về điều trị: các bệnh nhân được điều trị sớm, có tiền sử đáp ứng với điều trị, không có tiền sử tác dụng phụ và dung nạp tốt với thuốc chống loạn thần, có tiền sử tuân thủ điều trị tốt, không có tác dụng phụ thì đáp ứng điều trị tốt hơn so với các bệnh nhân còn lại.

V. KIẾN NGHỊ

1. Cần theo dõi và đánh giá đáp ứng điều trị sớm, ngay từ những tuần điều trị đầu tiên nhằm phát hiện sớm những bệnh nhân tâm thần phân liệt có biểu hiện không đáp ứng với điều trị sau 4 tuần mặc dù đã sử dụng thuốc tới liều tối đa và cân nhắc việc chuyển phác đồ điều trị hợp lý hơn nhằm mang lại hiệu quả tối ưu cho người bệnh.

2. Trong quá trình điều trị các bệnh nhân tâm thần phân liệt bằng các thuốc chống loạn thần thì cần chú ý đến việc kém tuân thủ điều trị, dẫn đến giảm đáp ứng điều trị ở người bệnh.

3. Ngoài việc điều trị các bệnh nhân tâm thần phân liệt bằng thuốc, cần chú ý quan tâm chăm sóc và hỗ trợ tạo việc làm cho người bệnh nhằm hạn chế các nguy cơ về xã hội dẫn đến kém đáp ứng với điều trị ở các đối tượng đặc biệt này.

THAM KHẢO SẢN PHẨM BỔ NÃO:

Super Power Neuro Max là một sản phẩm chuyên biệt cho não được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Captek Softgel International Inc, U.S.A.và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị các bệnh về não với hoạt chất chính là Cognizin™ là một biệt dược của Citicoline đã được đăng ký thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, hiệu quả điều trị đã được chứng minh lâm sàng cải thiện chức năng não và các bệnh lý về não.

Sự kết của Cognizin™ với Phosphatides, Alpha Lipoic Acid, Acetyl L-Carritine, L-Glutamine, Taurine và Blueberry Fibers để tăng cường chuyển hóa của tế bào não và bảo vệ, chống lại sự phá hủy của các chất oxy hóa đối với não. Điều đặc biệt trong sản phẩm Super Power Neuro Max là sự có mặt của Co-enzyme Q10 giữ một vai trò hết sức quan trọng giúp tim khoẻ mạnh, tăng cường sức co bóp của cơ tim, tăng lưu lượng máu lên não thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở não bộ, cung cấp oxy, dinh dưỡng, nuôi dưỡng và bảo vệ não nhờ sự cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng an toàn và hiệu quả.

Super Power Neuro Max cung cấp chất chống oxy hóa mạnh, khử các gốc tự do để bảo vệ tổ chức não, làm tăng sự điều khiển tối ưu của sự kích thích màng tế bào và độ thẩm thấu của tế bào não, cải thiện quá trình sử dụng glucose và kiến tạo năng lượng cho não, hỗ trợ tổng hợp phospholipid cho sự gia tăng nhận thức và tăng tổng hợp acetylcholine và các chất dẫn truyền thần kinh.

Super Power Neuro Max

Hỗ trợ điều trị:

- Suy nhược thần kinh, mất ngủ lo âu, sa sút trí tuệ, rối loạn nhận thức, hành vi do bệnh lý não, tâm thần, trầm cảm, stress…

- Chứng đau thắt ngực, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, tê nhức, tê bì chân tay, đau nửa đầu

- Khắc phục di chứng bệnh não cấp tính: tai biến mạch não cấp và bán cấp, thiểu năng tuần hoàn não, xuất huyết não, nhũn não…

- Chấn thương sọ não, phù não, viêm não, bại não giảm thời gian hôn mê và mức độ nghiêm trọng.

- Phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật thần kinh, não…

- Hồi phục di chứng bệnh não mãn tính, lão suy, bệnh Alzheimer, xơ vữa mạch máu não.

- Thúc đẩy khả năng tập trung, nhạy bén trong học tập, cải thiện trí nhớ, nhận thức và phản xạ ở những người làm việc với cường độ trí óc cao như sinh học, sinh viên ôn thi, các nhà quản lý.

- Rối loạn, thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu não cục bộ, thiếu máu não mãn tính, rối loạn tiền đình, ù tai, chóng mặt…

- Phối hợp với các thuốc kháng cholinergic trong điều trị Parkinson.

- Phối hợp với thuốc ức chế men protease trong điều trị viêm tụy.

- Các biến chứng não, thần kinh của bệnh tiểu đường, đau thần kinh ngoại biên, rối loạn thần kinh tim, rối loạn vận mạch ngoại biên.

- Tăng nồng độ acetylcholine, norepinephrine và dopamine trong hệ thống thần kinh trung ương.

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Super Power Neuro Max - Bổ não, tăng cường trí nhớ

SỐ ĐĂNG KÝ - 3485/2020/ĐKSP
SẢN PHẨM ĐƯỢC NHẬP KHẨU TRỰC TIẾP VÀ PHÂN PHỐI ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM BỞI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Y TẾ  BÌNH NGHĨA
VPGD&GTSP: Số 1, Tòa Nhà Nơ 21 KĐT Pháp Vân - Hoàng Liệt - Hoàng Mai - Hà Nội
Nhà sản xuất: Captek Softgel International - MADE IN USA


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1.    Bộ Y tế (2015), "Tâm thần phân liệt", Hướng dẫn sử dụng Bảng phân loại thống kê Quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan - Phiên bản lần thứ 10 (ICD 10), Tập 1, Hà Nội, tr. 167-170.

2.    Trần Cao Cường (1999), Nghiên cứu hậu quả của tâm thần phân liệt đối với gia đình và xã hội, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.

3.    Bùi Tiến Dũng (2011), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng tâm thần phân liệt mạn tính và kết quả điều trị bằng Clozapine, Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân y.

4.    Nguyễn Thị Duyên (1999), Nghiên cứu các nhân tố thúc đấy tái phát tâm  thần phân liệt thể paranoid, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện  Quân Y.

5.    Nguyễn Giang (2014), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến tâm thần phân liệt thể di chứng, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế.

6.    Nguyễn Thị Thủy (2014), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan giữa hoang tưởng với ảo giác trên bệnh nhân tâm thần phân liệt, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế.

Tiếng Anh

7.    American Psychiatric Association (2013), "Schizophrenia Spectrum and Other Psychotic Disorders", Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM-5), the 5th edition, American Psychiatric Association, Washington D.C, pp. 87-122.

8.    Buoli M., Caldiroli A., Panza G. and Altamura A.C. (2012), Prominent clinical dimension, duration of illness and treatment response in schizophrenia: a naturalistic study, Psychiatry Investig., vol. 9, pp. 354-360.

9.    Emsley R., Oosthuizen P., Koen L., Niehaus D. and Martinez L. (2013), Comparison of treatment response in second-episode versus first-episode schizophrenia, J Clin Psychopharmacol., vol. 33(1), pp. 80-83.

10.    Emsley R., Rabinowitz J. and Medori R. (2006), Time course for antipsychotic treatment response in first-episode schizophrenia, Am J Psychiatry, vol. 163(4), pp. 743-745.

11.    Heilbronner U., Samara M. and Schulze T.G. (2016), The Longitudinal Course of Schizophrenia Across the Lifespan: Clinical, Cognitive, and Neurobiological Aspects, Harv Rev Psychiatry, vol. 24(2), pp. 118-128.

12.    Huhn M., Nikolakopoulou A., Thoma J.S., Krause M., Samara M., Peter N., Arndt T., Backers L., Rothe P., Cipriani A., Davis J., Salanti G. and Leucht S. (2019), Comparative efficacy and tolerability of 32 oral antipsychotics for the acute treatment of adults with multi-episode schizophrenia: a systematic review and network meta-analysis, The Lancet, Published online July 11, 2019, pp. 1-13.

13.    Lestari E.T., Effendy E., Amin M.M. and Loebi B. (2018), The Comparison of Olanzapine and Risperidone Treatment in Male Schizophrenic Patients using Positive and  Negative Syndromes Scale (PANSS), Open Access Maced J Med Sci., vol. 6(4), pp. 638-642.

14.    Lieberman J., Jody D., Geisler S., Alvir J., Loebel A., Szymanski S., Woerner M. and Borenstein M. (1993), Time Course and Biologic Correlates of Treatment Response in First-Episode Schizophrenia, Arch Gen Psychiatry, vol. 50, pp. 369-376.

15.    Mark S.E., Richard U., Appolos C.N., Monday N.I., Paul C.O., Kennedy A. and Nichodemus O.O. (2016), Socio-demographic correlates of treatment response among patients with schizophrenia in a tertiary hospital in South-East Nigeria, African Health Sciences, vol. 16(4), pp. 1036-1044.

16.    Mark S.E., Richard U., Appolos C.N., Monday N.I., Paul C.O., Kennedy A. and Nichodemus O.O. (2017), Clinical correlates of treatment response among patients with schizophrenia in a tertiary Nigerian hospital, Journal of Health Care for the Poor and Underserved, vol. 28, pp. 721-738.

17.    Moosa M.Y.H., Jeenah F.Y. and Kazadi N. (2007), Treatment adherence, S Afr J Psychiatr, Vol. 13(2), pp. 40-45.

18.    Oliver D.H., McCutcheon R. and Agid O. et al. (2017), Treatment-Resistant Schizophrenia: Treatment Response and Resistance in Psychosis (TRRIP) working group consensus guidelines on diagnosis and terminology, Am J Psychiatry, vol. 174(3), pp. 216-229.

19.    Priebe S., Warner R., Hubschmid T. and Eckle I. (1998), Employment, attitude toward work, and quality of life among people with schizophrenia in three countries, Schizophr Bull, Vol. 24(3), pp. 469-477.

20.    Sadock B.J., Sadock V.A. and Ruiz P. (2015), "Schizophrenia spectrum and other psychotic disorders", Kaplan & Sadock's Synopsis of Psychiatry: Behavioral Sciences/Clinical Psychiatry, Eleventh Edition, Wolters Kluwer Health, pp. 300-323.

21.    Sadock B.J., Sadock V.A. and Ruiz P. (2017), "Schizophrenia and other psychotic disorders", Kaplan & Sadock's Comprehensive Textbook of Psychiatry, Tenth Edition, Wolters Kluwer, pp. 3613-4098.

22.    Schennach R., Riedel M., Musil R. and Moller H.J. (2012), Treatment response in first-episode schizophrenia, Clinical Psychopharmacology and Neuroscience, vol. 10(2), pp. 78-87.

23.    Shim S.S. (2009), Treatment Resistant Schizophrenia (Strategies for recognizing Schizophrenia and Treating to Remission), Psychiatry Times, vol. 26(8), pp. 1-4.

24.    Tek C., Kirkpatrick B. and Buchanan R.W. (2000), A five-year followup study of deficit and nondeficit schizophrenia, Schizophrenia Research, vol. 49, pp. 253-260.

25.    Wieselgren I.M. and Lindstrom L.H. (1996), A prospective 1-5 year outcome study in first-admitted and readmitted schizophrenic patients; relationship to heredity, premorbid adjustment, duration of disease and education level at index admission and neuroleptic treatment, Acta Psychiatr Scand, vol. 93(1), pp. 9-19.

Viết bình luận