Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của cộng đồng trong và sau cách ly do đại dịch covid-19

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÂM LÝ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG VÀ SAU CÁCH LY DO ĐẠI DỊCH COVID-19 

Tóm tắt:

Mục tiêu: Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng tâm lý của cộng đồng trong và sau cách ly do đại dịch COVID-19. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng hai thang đo PSS-10 và IER-S để đánh giá mức độ căng thẳng và ảnh hưởng tâm lý lâu dài do đại dịch COVID-19 ở 1282 người (419 đối tượng đang cách ly và 863 người sau cách ly). Kết quả: Hai thang đo có đủ độ tin cậy, do đó có thể dùng để đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng. Đối với mức độ căng thẳng do đại dịch COVID-19: Các đối tượng là phụ nữ, nhóm tuổi trẻ, đang bị cách ly dễ bị căng thẳng hơn so với các đối tượng còn lại. Đối với nguy cơ và tỷ lệ mắc rối loạn stress sau sang chấn theo thang đo IER-S: Các đối tượng sau cách ly, nhóm tuổi cao, có trình độ học vấn từ cấp 3 trở xuống có tỷ lệ mắc cao hơn các đối tượng khác. Kết luận: Yếu tố giới tính, nhóm tuổi và sự cách ly có vai trò đối với mức độ căng thẳng do đại dịch COVID-19. Trong khi đối với ảnh hưởng tâm lý lâu dài thì yếu tố nhóm tuổi, sự cách ly và trình độ học vấn cũng có vai trò tác động.
Từ khóa: ảnh hưởng tâm lý, đại dịch COVID-19.

 yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của cộng đồng

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Những năm gần đây trong thế kỷ 21 đã chứng kiến một số thách thức lớn đối với trật tự xã hội và sự ổn định của cộng đồng trong lĩnh vực bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm lớn. Một trong những dịch bệnh truyền nhiễm này là đại dịch SARS xuất hiện giữa tháng 11 năm 2002 và bùng phát ở Hồng Kông, dịch SARS nhanh chóng lan ra toàn thế giới với 8422 trường hợp nhiễm và 916 (10,9%) trường hợp tử vong [1]; chỉ trong vài tuần lễ, dịch SARS lan từ  Hồng Kông sang lây nhiễm cho nhiều người tại 37 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Hiện nay, dịch bệnh này đã lại được phát hiện ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc với sự ghi nhận ca nhiễm đầu tiên ngày 31 tháng 12 năm 2019, sau đó nhanh chóng lan ra trên toàn thế giới tạo thành đại dịch COVID-19.

Phản ứng tâm lý xã hội đối với sự bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm như vậy rất khác nhau; có thể bao gồm cảm giác lo lắng, cảm giác xấu hổ, cảm giác hoảng sợ, thất bại hoặc yếu đuối của cá nhân và xã hội; có thể là đánh giá thấp khả năng sống sót, đánh giá quá cao khả năng bị nhiễm bệnh; có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa quá mức và không phù hợp, cũng như nhu cầu gia tăng đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong thời gian dịch bệnh diễn ra.\

Hiểu rõ hơn về các phản ứng tâm lý và đối phó trong cộng đồng đối với sự bùng phát bệnh truyền nhiễm đặc biệt là đại dịch COVID-19 rất quan trọng vì nhiều lý do. Đầu tiên, tỷ lệ mắc bệnh tâm lý cao đã được ghi nhận ở những cá nhân tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các tình huống đe dọa tính mạng [2,3]. Thứ hai, các bệnh lý tâm lý như vậy xảy ra trong một cộng đồng đáng kể có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của những cá nhân bị ảnh hưởng này với những hậu quả kinh tế và xã hội ngay lập tức như mất năng suất công việc và khó khăn tài chính [4]. Thứ ba, bảo vệ tốt hơn sức khỏe tâm lý của cộng đồng với các chương trình sức khỏe tâm thần thực tế là rất quan trọng vì nó sẽ giúp ngăn ngừa hoặc cải thiện bất kỳ sự gián đoạn nào trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng trong những đợt bùng phát như vậy [5]. Hơn nữa, quá trình cách ly do đại dịch COVID-19 cũng là yếu tố tác động trực tiếp lên tâm lý của người được cách ly, không chỉ trong mà còn sau quá trình cách ly, các tác động tâm lý này vẫn diễn ra.

Ở Việt Nam hiện nay chưa có một công cụ thang đo cũng như nghiên cứu nào đánh giá tác động tâm lý của đại dịch COVID-19 đối với cộng đồng trong và sau cách ly. Nghiên cứu này sử dụng thang đo PSS-10 để đánh giá mức độ căng thẳng và thang đo IER-S để đánh giá ảnh hưởng lâu dài về mặt tâm lý do đại dịch COVID-19 gây ra. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu: Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của cộng đồng trong và sau cách ly do đại dịch COVID-19

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

Tất cả người dân từ 15 tuổi trở lên đồng ý tham gia nghiên cứu:

- Khu vực đang cách ly: 419 người tại khu cách ly của trường Quân sự tỉnh Hưng Yên

- Khu vực sau cách ly: 863 người tại 2 địa điểm: xã Sơn Lôi, huyện Bình Lôi, tỉnh Vĩnh Phúc và thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

2. Chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu

Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Cỡ mẫu là những người tham gia nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 4 năm 2020 bao gồm 1282 người.

3. Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm đánh giá độ tin cậy và hiệu lực của bộ test tâm lý về COVID-19 và tìm hiểu ảnh hưởng tâm lý đại dịch COVID-19 đối với cộng đồng và một số yếu tố liên quan đến tác động này.

Qua bảng 3.1, ta thấy giá trị alpha theo thang đo Cronbach Alpha của hai thang đo lần lượt là 0,63 và 0,886. Tương quan biến tổng của các câu hỏi đều lớn hơn 0,3. Không có câu hỏi nào khi bị loại bỏ chỉ số alpha mới lớn hơn.

Bảng trên cho ta thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của thang điểm PSS-10 theo giới tính, với kết quả trung bình của thang đo ở nam và nữ lần lượt là 17,01±5,970; 18,03±5,280 (p<0,005). Trong khi đó, mặc dù kết quả thang điểm IER-S của nữ cũng cao hơn nam, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,005.

Bảng trên cho ta thấy, kết quả thang đo PSS-10 ở các đối tượng đang cách ly cao hơn so với các đối tượng sau cách ly với p<0,005. Ngược lại, kết quả thang điểm IER-S ở các đối tượng sau cách ly cao hơn so với đối tượng đang cách ly. Sự khác biệt này cũng có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

Biểu đồ 3.1. Giá trị trung bình thang đo PSS-10 theo nhóm tuổi

Biểu đồ trên cho ta thấy giá trị trung bình theo nhóm tuổi. Qua đó, ta thấy có xu hướng kết quả thang điểm giảm dần khi nhóm tuổi tăng dần. Sự khác biệt giữa các nhóm tuổi là có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

Biểu đồ 3.2. Giá trị trung bình thang đo IER-S theo nhóm tuổi

Biểu đồ trên cho ta thấy giá trị trung bình của thang đo IER-S theo nhóm tuổi. Qua đó, ta thấy có xu hướng kết quả thang điểm tăng dần khi nhóm tuổi tăng dần. Sự khác biệt giữa các nhóm tuổi là có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Biểu đồ 3.3. Giá trị trung bình thang đo PSS-10 theo trình độ học vấn

Biểu đồ trên cho ta thấy giá trị trung bình của thang đo PSS-10 theo trình độ học vấn. Qua đó, ta thấy có xu hướng kết quả thang điểm cao hơn ở các nhóm đối tượng có trình độ học vấn cao. Sự khác biệt giữa các nhóm là có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

Biểu đồ 3.4. Giá trị trung bình thang đo IER-S theo trình độ học vấn

Biểu đồ trên cho ta thấy giá trị trung bình của thang đo IER-S theo trình độ học vấn. Qua đó, ta thấy có xu hướng đồng nhất của kết quả thang điểm theo trình độ học vấn. Nhìn chung, các đối tượng có trình độ học vấn từ cấp 3 trở xuống có Sự khác biệt giữa các nhóm là có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

BÀN LUẬN

Độ tin cậy của hai thang đo PSS-10 và IER-S

Thang đo PSS là công cụ tâm lý được sử dụng rộng rãi nhất để đo lường mức độ tác động của các yếu tố căng thẳng. Các câu hỏi được thiết kế để sử dụng trong cộng đồng. Bộ câu hỏi này được thực hiện từ năm 1983. Bộ test đã được sử dụng ở nhiều nước. Ở các nước châu Á, chỉ số Cronbach alpha dao động 0.71-0.93. Các câu hỏi được trình bày dễ hiểu và rõ ràng. Hơn nữa, các câu hỏi có tính chất khái quát cho bất kỳ nhóm người nào trong cộng đồng. Các câu hỏi trong PSS hỏi về cảm xúc và suy nghĩ trong tháng vừa qua. Trong mỗi trường hợp, người được hỏi được hỏi tần suất họ cảm thấy theo một cách nhất định. IES-R là bộ câu hỏi tự đánh giá mức độ đáp ứng chủ quan của người trả lời với các sự kiện gây sang chấn biệt định nào đó.  Thang đánh giá này ra đời lần đầu từ năm 1979 của Horowitz ban đầu chỉ có 15 câu hỏi không có phần các biểu hiện triệu chứng quá mức do yếu tố sang chấn. Sau đó, bộ câu hỏi được phát triển thành 22 câu hỏi dựa trên 3 tiêu chuẩn chẩn đoán cho rối loạn stress sau sang chấn của Hiệp hội tâm thần học Mỹ. 

Độ tin cậy và giá trị nội tại là các yếu tố quan trọng trong đánh giá một công cụ đo lường. Độ tin cậy đề cập đến sự ổn định của kết quả phát hiện. Độ tin cậy nội tại là thước đo để đánh giá mức độ tin cậy của các mục kiểm tra khác nhau, thăm dò cùng một kết quả tương tự. Các nghiên cứu trong y học, giá trị alpha trên 0,6 được coi là có ý nghĩa. Như vậy, độ tin cậy của hai thang đo là có ý nghĩa, có thể được sử dụng để đánh giá mức độ căng thẳng cũng như nguy cơ mắc rối loạn stress sau sang chấn ở cộng đồng trong và sau khi cách ly

Giới tính:

Ở những người bình thường, ta cũng thấy sự khác biệt về yếu tố giới tính ở mức độ căng thẳng khi cả hai giới cùng chịu một yếu tố tác động như nhau [6]. Nghiên cứu của Qui. (2019) cho thấy các đối tượng là nữ có mức độ căng thẳng cao hơn ở nam giới [7]. Như vậy kết quả nghiên cứu là phù hợp với kết quả thang đo trung bình PSS-10 là 18,03±5,280, so với kết quả ở nam giới là 17,01±5,970 với p<0,05. Như vậy, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê và phù hợp.

Yếu tố cách ly:

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy sự cách ly làm tăng mức độ căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Việc thay đổi thói quen hằng ngày, lo sợ bị nhiễm bệnh, ít tiếp xúc với xung quanh, … sẽ ảnh hưởng tâm lý đến các đối tượng bị cách ly. Như chúng ta thấy trong nghiên cứu, tỷ lệ các đối tượng chịu căng thẳng là cao hơn so với các nghiên cứu khác trong cộng đồng. Ở bảng 3.11 ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của cả hai thang đo PSS-10 và IER-S ở hai nhóm đang cách ly và sau cách ly. Trong đó, các đối tượng đang cách ly có mức độ căng thẳng cao hơn các đối tượng sau cách ly. Điều này là dễ hiểu do ảnh hưởng của sự cách ly lên tâm lý của những người bị cách ly là rõ rệt. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Đối với thang đo IER-S, ta thấy kết quả trung bình của thang đo sau cách ly là cao hơn, và có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Điều này cũng nói lên giá trị của thang đo trong đánh giá và tiên lượng rối loạn stress sau sang chấn.

Nhóm tuổi:

Nhóm tuổi cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng đối phó với các yếu tố gây stress. Qui và cộng sự (2019) cho rằng các đối tượng trẻ tuổi từ 18 đến 30 tuổi và các đối tượng trên 60 tuổi là các đối tượng nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây stress hơn là các đối tượng khác. Trong nghiên cứu của chúng tôi, cho thấy xu hướng theo nhóm tuổi tăng dần thì số điểm thang đo PSS-10 giảm đi, tức là khả năng chịu ảnh hưởng tâm lý của đại dịch Covid-19 tốt hơn. Sự khác biệt giữa các nhóm là có ý nghĩa thống kê với P<0,001. Như vậy, kết quả nghiên cứu có khác biệt. Có thể được giải thích là do ở Việt Nam công tác phòng chống dịch Covid-19 tính đến thời điểm nghiên cứu đã được thực hiện rất tốt, không có bệnh nhân tử vong, do đó tạo sự tin tưởng của người dân trên 60 tuổi đối với việc phòng chống dịch Covid-19 ở nước ta.

Ngược lại, đối với thang đo IER-S cho thấy xu hướng nhóm tuổi càng cao thì càng dễ mắc rối loạn stress sau sang chấn do đại dịch Covid-19 ảnh hưởng. Sự khác biệt giữa các nhóm là có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Như vậy, kết quả không phù hợp với đặc điểm của rối loạn stress sau sang chấn thông thường hay gặp ở người trẻ tuổi. Điều này có thể giải thích là do ở nhóm người cao tuổi, việc lo sợ đại dịch sẽ bùng phát lại trong tương lai khi mà sức khỏe của họ suy giảm nhanh chóng hơn những người trẻ tuổi, do đó mức độ lo lắng sẽ nặng nề hơn so với nhóm người trẻ tuổi.

Trình độ học vấn:

Kết quả nghiên cứu cho thấy xu hướng kết quả thang điểm PSS-10 cao hơn ở những người có trình độ học vấn cao với p<0,001. Như vậy, kết quả nghiên cứu không phù hợp với các kết quả trước đó. Có thể giải thích điều này là do các đối tượng trong nghiên cứu bao gồm các đối tượng đang cách ly mà chủ yếu là lực lượng du học sinh, lao động nước ngoài, cho nên có trình độ học vấn cao. Sự cách ly ảnh hưởng tâm lý nặng nề hơn so với các đối tượng là người dân tại khu vực sau khi bị cách ly.

Đối với thang điểm IER-S, không có xu hướng đồng nhất của kết quả thang điểm theo trình độ học vấn.

KẾT LUẬN:

Qua nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Cả hai thang đo PSS-10 và IER-S đều có độ tin cậy tốt với giá trị cronbach alpha đều lớn hơn 0,6. 

- Đối với mức độ căng thẳng do đại dịch COVID-19: Các đối tượng là phụ nữ, nhóm tuổi trẻ, đang bị cách ly dễ bị căng thẳng hơn so với các đối tượng còn lại.

- Đối với nguy cơ và tỷ lệ mắc rối loạn stress sau sang chấn theo thang đo IER-S: Các đối tượng sau cách ly, nhóm tuổi cao, có trình độ học vấn từ cấp 3 trở xuống có tỷ lệ mắc cao hơn các đối tượng khác.

THAM KHẢO SẢN PHẨM BỔ NÃO:

Super Power Neuro Max là một sản phẩm chuyên biệt cho não được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Captek Softgel International Inc, U.S.A.và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị các bệnh về não với hoạt chất chính là Cognizin™ là một biệt dược của Citicoline đã được đăng ký thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, hiệu quả điều trị đã được chứng minh lâm sàng cải thiện chức năng não và các bệnh lý về não.

Sự kết của Cognizin™ với Phosphatides, Alpha Lipoic Acid, Acetyl L-Carritine, L-Glutamine, Taurine và Blueberry Fibers để tăng cường chuyển hóa của tế bào não và bảo vệ, chống lại sự phá hủy của các chất oxy hóa đối với não. Điều đặc biệt trong sản phẩm Super Power Neuro Max là sự có mặt của Co-enzyme Q10 giữ một vai trò hết sức quan trọng giúp tim khoẻ mạnh, tăng cường sức co bóp của cơ tim, tăng lưu lượng máu lên não thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở não bộ, cung cấp oxy, dinh dưỡng, nuôi dưỡng và bảo vệ não nhờ sự cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng an toàn và hiệu quả.

Super Power Neuro Max cung cấp chất chống oxy hóa mạnh, khử các gốc tự do để bảo vệ tổ chức não, làm tăng sự điều khiển tối ưu của sự kích thích màng tế bào và độ thẩm thấu của tế bào não, cải thiện quá trình sử dụng glucose và kiến tạo năng lượng cho não, hỗ trợ tổng hợp phospholipid cho sự gia tăng nhận thức và tăng tổng hợp acetylcholine và các chất dẫn truyền thần kinh.

Super Power Neuro Max

Hỗ trợ điều trị:

- Suy nhược thần kinh, mất ngủ lo âu, sa sút trí tuệ, rối loạn nhận thức, hành vi do bệnh lý não, tâm thần, trầm cảm, stress…

- Chứng đau thắt ngực, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, tê nhức, tê bì chân tay, đau nửa đầu

- Khắc phục di chứng bệnh não cấp tính: tai biến mạch não cấp và bán cấp, thiểu năng tuần hoàn não, xuất huyết não, nhũn não…

- Chấn thương sọ não, phù não, viêm não, bại não giảm thời gian hôn mê và mức độ nghiêm trọng.

- Phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật thần kinh, não…

- Hồi phục di chứng bệnh não mãn tính, lão suy, bệnh Alzheimer, xơ vữa mạch máu não.

- Thúc đẩy khả năng tập trung, nhạy bén trong học tập, cải thiện trí nhớ, nhận thức và phản xạ ở những người làm việc với cường độ trí óc cao như sinh học, sinh viên ôn thi, các nhà quản lý.

- Rối loạn, thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu não cục bộ, thiếu máu não mãn tính, rối loạn tiền đình, ù tai, chóng mặt…

- Phối hợp với các thuốc kháng cholinergic trong điều trị Parkinson.

- Phối hợp với thuốc ức chế men protease trong điều trị viêm tụy.

- Các biến chứng não, thần kinh của bệnh tiểu đường, đau thần kinh ngoại biên, rối loạn thần kinh tim, rối loạn vận mạch ngoại biên.

- Tăng nồng độ acetylcholine, norepinephrine và dopamine trong hệ thống thần kinh trung ương.

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Super Power Neuro Max - Bổ não, tăng cường trí nhớ

SỐ ĐĂNG KÝ - 3485/2020/ĐKSP
SẢN PHẨM ĐƯỢC NHẬP KHẨU TRỰC TIẾP VÀ PHÂN PHỐI ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM BỞI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Y TẾ  BÌNH NGHĨA
VPGD&GTSP: Số 1, Tòa Nhà Nơ 21 KĐT Pháp Vân - Hoàng Liệt - Hoàng Mai - Hà Nội
Nhà sản xuất: Captek Softgel International - MADE IN USA

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.     World Health Organization (2003). Summary table of SARS cases by country, November 1 2002–August 7, 2003. [cited 2003 Sep 15]. Available from http://www.who.int/csr/sars/country/2003_08_15/en/

2.    Weiss DS, Marmar CR, Metzler TJ, Ronfeldt HM (1995). Predicting symptomatic distress in emergency services personnel. J Consult Clin Psychol; 63:361-8.

3.     Catalan J, Burgess A, Pergami A, Hulme N, Gazzard B, Phillips R (1996). The psychological impact on staff of caring for people with serious diseases: the case of HIV infection and oncology. J Psychosom Res; 40:425-35.

4.     Allenby B, Fink J (2005). Toward inherently secure and resilient societies. Science;309:1034-6.

5.     Low JG, Wilder-Smith A (2005). Infectious respiratory illnesses and their impact on healthcare workers: a review. Ann Acad Med Singapore; 34:105-10.

6.     Qiu J. et al. (2020), "A nationwide survey of psychological distress among Chinese people in the COVID-19 epidemic: implications and policy recommendations", General Psychiatry. 33 (2), pp. e100213..

7.     Sheldon cohen (1983) A. g. m. o. p. s., Journal of Health and Social  Behavior, 24 (12), pp 385-396, "A global measure of perceived stress", Journal of Health and Social  Behavior. 24 (12), pp. 385-396. 
 

Viết bình luận