Ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não - Phần 4

Ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não

MC: Bạn Trần Huy Đông (Thái Bình) hỏi: Tôi năm nay 59 tuổi, tôi bị bệnh động mạch vành đã 3 năm nay. Gần đây tôi cảm thấy căng tức ở ngực,  ngày từ 1-3 lần, có lần chỉ thoáng qua, nhưng có ngày bị vài phút, thỉnh thoảng thấy rất mệt khi vận động. Tôi bị tăng huyết áp 20 năm nay. Đi khám bác sĩ bảo tôi thiếu máu cơ tim, làm các xét nghiệm được chẩn đoán co thắt động mạch vành và cơ tim dưới màng trong tim. Xin bác sĩ cho biết tôi có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim không? Bệnh của tôi có cần đặt stent không, nếu can thiệp như vậy tôi có khỏi  bệnh không?

Ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não

Muốn biết bạn có nguy cơ nhồi máu cơ tim không thì bạn cần hiểu nguyên nhân nhồi máu cơ tim:

Nguyên nhân thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là xơ vữa động mạch. Tình trạng này xảy ra là do mảng xơ vữa tích tụ dần theo thời gian và bám vào thành mạch máu, thành phần cấu thành bao gồm cholesterol, canxi, mảnh vỡ tế bào. Những yếu tố dẫn tới tắc nghẽn động mạch vành bao gồm:

Tăng cholesterol: Một chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa có thể thúc đẩy hình thành mảnh xơ vữa động mạch vành. Chất béo bão hòa được tìm thấy nhiều nhất trong thịt và các sản phẩm từ sữa bao gồm bơ và phô mai. Những chất béo này có thể làm tắc nghẽn động mạch bằng cách làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu và làm giảm cholesterol tốt. Chế độ ăn nhiều chất béo chuyển hóa hay còn gọi là chất béo đã được hydro hóa. Chất béo chuyển hóa được tạo ra bởi con người và có thể tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn. Chất béo chuyển hóa thường được ghi trên nhãn là chất béo đã được hydro hóa hoặc hydro hóa một phần.

Nếu thiếu máu cơ tim kéo dài quá lâu, mô cơ tim sẽ bị chết, gây nên cơn đau thắt ngực hay được gọi là nhồi máu cơ tim.

Tăng huyết áp: Huyết áp bình thường phụ thuộc vào từng lứa tuổi, ở người trưởng thành  là dưới 120/80 mmHg.  Huyết áp càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Tăng huyết áp cao sẽ làm tổn thương động mạch và thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa.

Nồng độ triglycerid cao: Đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Triglycerid sẽ đi khắp cơ thể, tới khi được dự trữ trong các tế bào mỡ. Tuy nhiên, một số triglycerid cũng có thể tồn đọng trong động mạch và thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa.

Đái tháo đường: Đây là tình trạng gây ra bởi lượng đường trong máu cao, làm tổn thương các mạch máu và cuối cùng dẫn đến bệnh mạch vành.

Người béo phì: Có nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim cao hơn người có cân nặng hợp lý. Béo phì thường liên quan đến các tình trạng khác làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch  bao gồm: Đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng cholesterol, tăng triglyceride…

Hút thuốc lá: Là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành và có thể dẫn đến các bệnh tim mạch khác.

Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh mạch vành sẽ tăng dần theo tuổi. Đàn ông có nguy cơ cao mắc bệnh này sau 45 tuổi và phụ nữ sau 55 tuổi.

Gia đình: Nguy cơ  bị nhồi máu cơ tim hơn nếu trong gia đình có người bị bệnh tim mạch sớm. Nguy cơ mắc bệnh sẽ đặc biệt cao nếu trong gia đình có thành viên nam bị bệnh nhồi máu cơ tim trước 55 tuổi hoặc thành viên nữ trước 65 tuổi.

Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim bao gồm: Stress, ít vận động; dùng các thuốc không hợp pháp như cocaine và amphetamine; bệnh sử về tiền sản giật hoặc tăng huyết áp thai kỳ.

Từ những nguyên nhân trên có thể khẳng định được bạn có khả năng bị nhồi máu cơ tim là rất cao.

Bệnh của bạn có thể đặt stent nếu nặng bác sĩ sẽ chỉ định cho đặt stent và nhẹ thì bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc điều trị.

Đặt stent có khỏi được bệnh co thắt động mạch vành: Xin trả lờ là khỏi được bạn nhé. Tuy nhiên bạn cần nên điều chỉnh chế độ ăn uống. Nếu có điều kiện nên bổ sung thực phẩm chức năng hàng ngày.

Hiện nay để hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não, nhiều người tin tưởng lựa chọn Bi-Cozyme chứa enzym Nattokinase có tác dụng làm tan cục máu đông, cải thiện và phòng ngừa xơ vữa động mạch, ổn định huyết áp, nâng cao sức khỏe.

Các nhà Khoa Học của Mỹ đã nghiên cứu ra sản phẩm Bi-Cozyme, sản xuất tại Mỹ với sự phối hợp toàn diện giữa Co-enzyme Q10 giúp tim khoẻ mạnh, khử các gốc tự do làm giảm tổn thương và xơ vữa động mạch cùng 4 enzyme tiêu cục máu đông: Natokinase, Bromelain, Papain và Serraptate dọn sạch lòng mạch, tiêu các mảng xơ vữa giúp máu lưu thông dễ dàng, đặc biêt sự góp mặt của phức hợp Rutin, Horse Chestnut và Salicin giúp trẻ hoá và mềm mại mạch máu, tăng sức bền thành mạch và làm loãng độ nhớt của máu, ổn định huyết áp, phòng ngừa hình thành cục máu đông, tắc mạch giúp phòng chống thiếu máu cơ tim, nhồi máu và đột quỵ hiệu quả. 

bi-cozyme

 

Sử dụng Bi-Cozyme hàng ngày là giải pháp hữu hiệu, xua tan thiểu năng mạch vành, mạch máu não, nỗi lo bệnh lý tim mạch, HA, nhồi máu cơ tim và giải quyết triệt để các di chứng của tai biến mạch máu não và đột quỵ

Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Cozyme - Giúp điều hòa huyết áp, phòng chống tai biến mạch máu não

MC: Nguyễn Hải Triều (098425XXX): Cách đây 1 tuần, một bà mới hơn 50 tuổi ở gần nhà em mất vì đột quỵ. Em nghe nói lúc phát hiện ra bác nằm dưới đất, cả nhà tưởng trúng gió nên cạo gió, rồi lấy kim chích đầu ngón tay. Xin hỏi BS nếu người bị đột quỵ, làm như vậy có tác dụng gì không, em nghe nói mấy cách này được phổ biến rất nhiều trên mạng?

Đột quỵ xảy ra khi mạch máu bị vỡ khiến máu chảy vảo nhu mô não, khoang dưới nhện, và não thất... hoặc khi mạch máu bị tắc nghẽn khiến cho dòng máu bình thường lên não bị chặn lại gây thiếu máu hoặc nhồi máu não. Trong vòng vài phút bị tước mất các chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm cả oxy, các tế bào não bắt đầu chết – quá trình này có thể liên tục trong một vài giờ tiếp theo.

Khi bị đột quỵ, cần tìm kiếm sự trợ giúp của y tế ngay lập tức. Đột quỵ là một cấp cứu thực sự. Điều trị càng sớm thì càng làm giảm thiểu được các tổn thương não nên phải tận dụng từng giây từng phút.

Cách sơ cứu chuẩn khi gặp bệnh nhân đột quỵ não

Đột quỵ xảy ra khi mạch máu bị vỡ khiến máu chảy vảo nhu mô não, khoang dưới nhện, và não thất... hoặc khi mạch máu bị tắc nghẽn khiến cho dòng máu bình thường lên não bị chặn lại gây thiếu máu hoặc nhồi máu não. Trong vòng vài phút bị tước mất các chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm cả oxy, các tế bào não bắt đầu chết – quá trình này có thể liên tục trong một vài giờ tiếp theo.

Cần tìm kiếm sự trợ giúp của y tế ngay lập tức. Đột quỵ là một cấp cứu thực sự. Điều trị càng sớm thì càng làm giảm thiểu được các tổn thương não. Tận dụng từng giây từng phút.

Làm thế nào để phát hiện đột quỵ não?

- Trong trường hợp có thể có đột quỵ, sử dụng từ viết tắt FAST để giúp ghi nhớ các dấu hiệu cảnh báo:

+ Face (mặt) - Có xệ mặt một bên trong khi cố gắng mỉm cười không?

+ Arms (tay) - Một cánh tay có thấp hơn trong khi cố gắng giơ cả hai tay lên không?

+ Speech (lời nói) - Có thể nói và nhắc lại một câu đơn giản được không? có nói lắp hoặc nói kỳ lạ (khó hiểu) hay không?

+ Time (thời gian) - Thời gian đột quỵ được tính tới từng giây từng phút. Nếu phát hiện được bất cứ dấu hiệu nào thì gọi số 115 hoặc số dịch vụ y tế cấp cứu tại địa phương bạn ngay lập tức.

Ghi chú: Khi đưa ra cụm từ viết tắt F.A.S.T. (tương ứng với mỗi dấu hiệu cảnh báo theo nghĩa tiếng Anh), ngoài mục đích giúp cộng đồng dễ nhớ thì nó còn có ý nghĩa trong tiếng Anh là NHANH CHÓNG

- Các dấu hiệu và triệu chứng khác của đột quỵ bao gồm:

+ Yếu hoặc tê một nửa người, bao gồm cả hai chân

+ Giảm hoặc mất thị lực, đặc biệt là ở một bên mắt

+ Đau đầu dữ dội - đau đầu đột ngột - đau đầu không có nguyên nhân rõ ràng

+ Chóng mặt, đứng không vững hoặc đột ngột ngã mà không rõ nguyên nhân, đặc biệt nếu có kèm với bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khác

- Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ bao gồm: có huyết áp cao, có tiền sử bị đột quỵ, hút thuốc lá, có bệnh đái tháo đường và tim mạch. Nguy cơ đột quỵ cũng tăng theo độ tuổi.

Không thể châm đầu tay để cấp cứu bệnh nhân đột quỵ

Gần đây trên trang mạng xã hội rất nhiều người truyền tai nhau về bài thuốc giúp cấp cứu người bị tai biến mạch máu não: “Tai biến mạch máu não. Xin nhớ ba chữ: C. N. G”. Có thể nhận diện sớm tai biến mạch máu não bằng cách hỏi nạn nhân 3 điều đơn giản: Đó là yêu cầu người đó Cười, Nói và Giơ tay lên. Nếu người đó bị trở ngại bất cứ điều nào kể trên, bạn hãy gọi xe cấp cứu ngay tức khắc...".

Ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não

Các biện pháp sơ cứu cho nạn nhân mà người ta truyền tai nhau là "có thể dùng một cây kim may chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một milimét cho đến khi có máu rỉ ra. Như thế, khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, chỉ chờ vài phút thì bệnh nhân sẽ tỉnh dậy. Bước tiếp theo là châm vào hai bên dái tai mỗi bên 2 mũi, cho đến khi máu nhỏ giọt ra. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại".

Tuy nhiên, khi chuyển tải sang tiếng Việt bằng cụm từ C.N.G. thì mình thấy nó thực sự không có ý nghĩa gì ngoài việc tác giả dùng nó để “lòe bịp”, tạo sự khác lạ và có vẻ khoa học để đánh lừa cộng đồng, tạo thuận lợi cho việc truyền bá phương pháp chích máu đầu ngón tay không có cơ sở khoa học mà nó có nguồn gốc từ một bài viết chỉ mang tính truyền thuyết”.

Đột quỵ xảy ra khi mạch máu bị vỡ khiến máu chảy vảo nhu mô não, khoang dưới nhện, và não thất... hoặc khi mạch máu bị tắc nghẽn khiến cho dòng máu bình thường lên não bị chặn lại gây thiếu máu hoặc nhồi máu não. Trong vòng vài phút bị tước mất các chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm cả oxy, các tế bào não bắt đầu chết – quá trình này có thể liên tục trong một vài giờ tiếp theo.

Khi bị đột quỵ, cần tìm kiếm sự trợ giúp của y tế ngay lập tức. Đột quỵ là một cấp cứu thực sự. Điều trị càng sớm thì càng làm giảm thiểu được các tổn thương não nên phải tận dụng từng giây từng phút.

MC: Có cơ sở khoa học nào cho các phương pháp cứu người đột quỵ như độc giả nói không?

Còn việc dùng kim chích vào 10 đầu ngón tay, dái tai để giúp bệnh nhân tỉnh, sau đó mới đưa đi cấp cứu đây là một cách làm phản khoa học, làm mất thời gian vàng.

Với bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, cần phải được đưa đi cấp cứu kịp thời, giảm thiểu di chứng là vô cùng quan trọng. Khi bị tai biến, người bệnh cần có sự can thiệp của học hiện đại, cần đưa bệnh nhân đến chuyên khoa tim mạch, thần kinh cấp cứu.

"Việc cấp cứu tùy thuộc vào tình trạng từng bệnh nhân. Sơ cứu chủ yếu là đảm bảo hô hấp tốt: thông thoáng, không có dị vật, không bị sặc..., kiểm soát huyết áp. Đồng thời nhanh chóng di chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế, hạn chế di động vùng đầu bệnh nhân, chứ không phải 'Đừng bao giờ di chuyển nạn nhân'", thạc sĩ Hiếu cho biết.

Các chuyên gia khuyến cáo, điều trị tai biến mạch máu não kết quả thấp, hậu quả để lại thường khủng khiếp. Nặng thì tử vong do ổ xuất huyết (hoặc nhồi máu) quá lớn, di chứng liệt giường, loét do tỳ đè, tai biến mạch máu não tái phát, nhiễm trùng phổi, tiết niệu bội nhiễm...

Khi đã xảy ra tai biến thì khó mà tránh được di chứng dù đến sớm và được xử lý tốt mà chỉ có thể giảm thiểu di chứng. Trường hợp may mắn không chết thì cũng để lại di chứng, có ca không điều trị được, nặng có thể rơi vào trạng thái thực vật, hôn mê sâu, thậm chí dẫn đến tử vong.

Cũng vì thế, vấn đề cần chú trọng ở đây là kiểm soát, dự phòng, quản lý huyết áp, dự phòng không để tai biến xảy ra. Những người có nguy cơ bị tai biến là: tăng huyết áp không được theo dõi và điều trị tốt, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, suy tim nặng, người ít vận động hoặc bị liệt (nguy cơ hình thành huyết khối), người có bệnh lý van tim hoặc theo dõi và dùng thuốc chống đông không đều.....

MC: Lê Mạnh Cường (0933289XXX): Bố tôi năm nay 63 tuổi, bị tăng huyết áp độ 2. Bốn tháng nay, bố tôi hay đau đầu dữ dội, đi khám và được bác sĩ chẩn đoán bị phình mạch máu não, có thể dẫn tới đột quỵ não. Sau đó, bố tôi đã phẫu thuật kẹp túi phình và dùng thuốc huyết áp.  Bố tôi có thể bị tái phát bệnh phình mạch não hay đột quỵ không?  Làm thế nào để phòng ngừa việc này xảy ra?

Bố của bạn đã được phát hiện ra phình mạch máu não và đã được phẫu thuật kẹp túi phình tức là bố của bạn đã giải quyết được một trong những nguyên nhân của chảy máu não. Tuy nhiên cao huyết áp cũng có nguy cơ nhồi máu não. Hiện tại, bố bạn vẫn phải đi khám, dùng thuốc loại các yếu tố nguy cơ như đái tháo đường, rối loạn lipid máu (nếu có) đặc biệt là bố bạn cần kiểm soát tốt huyết áp, đảm bảo huyết áp ở mức độ an toàn thông qua thuốc cũng như chế độ ăn uống và sinh hoạt.

Bố bạn cần ăn uống hạn chế mỡ, đường đặc biệt hạn chế ăn mặn, cũng như các chất kích thích. Tăng cường hoa quả, luyên tập thể dục phù hợp với tình hình sức khỏe để nâng cao sức khỏe.

Ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não

Tôi giúp bạn tìm hiểu thêm thông tin về phình mạch máu não:

Phình mạch máu não là gì?

Phình mạch máu não là tình trạng một đoạn mạch máu não bị phình to ra hoặc căng phồng lên, thường xảy ra khi thành mạch bị yếu. Phình mạch máu não có thể xảy ra ở bất cứ đoạn mạch nào và ở bất cứ thời điểm nào. Phình mạch máu não là một bệnh lý nghiêm trọng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí là tử vong.

Theo thống kê ở Hoa Kỳ và các nước châu Âu, tỷ lệ mắc bệnh phình mạch máu não chiếm khoảng 1,5-8%, ước tính trung bình khoảng 5% dân số và chủ yếu ở độ tuổi 50-65 tuổi. Thực tế lâm sàng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao gấp 1,6 lần so với nam giới.

Phân loại bệnh phình mạch máu não

Vị trí thường gặp của túi phình mạch máu não là đoạn phân nhánh của các động mạch trong đó vị trí thường gặp nhất là ở động mạch thông trước. Có khoảng 30% các trường hợp phình mạch là ở động mạch cảnh trong và động mạch thân sau. Ngoài ra, có thể gặp phình mạch ở động mạch tiểu não, động mạch thân nền hay động mạch đốt sống...

Phân loại theo cấu trúc:

Phình mạch dạng túi là tình trạng khối phình mạch máu có hình dạng như quả dâu, thường xuất hiện ở các nhánh mạch có tách đôi. Trên lâm sàng chủ yếu gặp phình mạch dạng túi, nó chiếm tới 66-98% tổng số bệnh nhân bị phình mạch máu não.

Phình mạch bóc tách là tình trạng máu tụ ở trong thành nội mạch qua một điểm rách ở lớp nội mạc. Khi khối máu đẩy vào trong lòng mạch thì gây nên tắc mạch, thường gặp trong chấn thương và tăng huyết áp.

Phình mạch hình thoi là những đoạn động mạch bị phình giãn, khúc khuỷu và trải dài. Phình mạch hình thoi thường gặp trong xơ vữa động mạch và các bất thường về cấu trúc động mạch mà hay gặp là động mạch thân nền.

Phình mạch do nhiễm khuẩn chiếm 2-3% tổng số các ca phình mạch máu não, nguyên nhân thường do đông máu gặp trong các sùi trong viêm màng trong tim do liên cầu hoặc tụ cầu.

Ngoài ra còn có phình mạch do viêm, phình mạch do chấn thương, phình mạch do khối u hay phình mạch đi kèm với dị dạng tĩnh mạch động mạch....

Phân loại theo kích thước: có rất nhiều tài liệu phân chia kích thước của túi phình khác nhau.

Thường những trường hợp có túi phình nhỏ hơn 5mm sẽ ít khi bị vỡ.

Các túi phình có kích thước từ 6-10mm dễ bị vỡ gây chảy máu dưới nhện.

Các túi phình mạch khổng lồ ít chảy máu mà có xu hướng tiến triển lâu dài để lại nguy cơ biến chứng cao, dễ gây tử vong sau một thời gian nhất định.

Nguyên nhân gây phình mạch máu não

Bệnh phình mạch máu não thường xảy ra ở các đoạn ngã ba hay đoạn phân nhánh của động mạch do ở vị trí này, thành mạch thường yếu hơn các đoạn mạch khác.

Nguyên nhân gây phình mạch máu não bao gồm:

Do tập luyện thể dục thể thao quá sức.

Do dùng quá nhiều chất kích thích đặc biệt là cà phê, soda...

Do quan hệ tình dục không đúng cách.

Do chấn thương hay các bệnh lý nhiễm trùng khác trên vùng não.

Do bị chèn ép bởi các khối u

Phình mạch bẩm sinh do dị dạng bẩm sinh ở thành mạch.

Biểu hiện lâm sàng của phình mạch máu não

Bệnh phình mạch máu não được ví như một kẻ giết người thầm lặng. Tùy theo mỗi giai đoạn khác nhau mà bệnh sẽ có những biểu hiện triệu chứng khác nhau.

Xuất hiện tê bì, yếu và thậm chí là liệt một nửa người.

Đau đầu chóng mặt, đặc biệt là đau ở vùng trên và phía sau mắt.

Giảm thị lực, có thể có dấu hiệu nhìn đôi.

Một số trường hợp bị sụp mí, đồng tử có thể bị giãn.

Giai đoạn khi túi phình bị vỡ có thể gây nên tình trạng xuất huyết mạch máu não thường gặp với các biểu hiện:

Đau đầu đột ngột và dữ dội kèm theo buồn nôn và nôn.

Cứng gáy, có thể ngất.

Mắt nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng, có thể có dấu hiệu nhìn đôi.

Sụp mí

Rối loạn hoặc mất ý thức, trí nhớ giảm sút, mơ hồ.

Có thể xuất hiện tình trạng co giật.

Ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não

Phình mạch máu não có nguy hiểm không?

Não là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, là phần trên và trước nhất của hệ thần kinh trung ương và là cơ quan chủ yếu trong hệ điều hành hệ thần kinh ngoại vi. Não tạo ra những hoạt động cao cấp như suy nghĩ, tính toán, tưởng tượng...

Mọi hoạt động của cơ thể bao gồm tất cả các hoạt động của hệ tuần hoàn, bài tiết, tiêu hóa, hô hấp...đều phải thông qua sự điều khiển của não bộ. Do vậy, khi các mạch máu nuôi dưỡng của não bị bệnh lý sẽ kéo theo sự ảnh hưởng đến tất cả mọi hoạt động sống của cơ thể.

Phình mạch máu não nếu không được điều trị, không chỉ gây ảnh hưởng đến nuôi dưỡng não, đến các bộ phận khác trên cơ thể mà còn có thể gây tử vong. Các biến chứng thường gặp của phình mạch máu não bao gồm:

Đối với các túi phình nhỏ, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, kích thước túi phình sẽ tăng dần gây chèn ép não và đến khi vỡ sẽ để lại những biến chứng khó lường như xuất huyết não...

Có thể vỡ phình mạch tái phát.

Túi phình chèn ép gây cản trở sự lưu thông dịch não tủy và lưu thông tuần hoàn não. Từ đó có thể gây nên tình trạng thiếu máu não cục bộ và các tai biến mạch máu não như nhồi máu não.

Gây tình trạng rối loạn điện giải

Phình mạch máu não có thể là nguy cơ gây nên các nhiễm trùng mạch máu hay các bộ phận khác trong não.

Phình mạch máu não là một bệnh lý nguy hiểm, nguy cơ để lại di chứng cao thậm chí là tử vong. Bệnh cần được phát hiện và xử lý kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh.

Viết bình luận