Ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não - Phần 3

Ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não

MC: Xin bác sĩ có thể cập nhật các phương pháp điều trị tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim hiện nay không?

Khi cơn đột quỵ (tai biến mạch máu não) xảy ra, việc cấp cứu điều trị phải được tiến hành khẩn trương theo đúng quy trình, việc vận chuyển bệnh nhân cũng cần đảm bảo an toàn. Khi đến bệnh viện, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định các cách điều trị sau:

- Sử dụng các thuốc chống kết tập tiểu cầu: có tác dụng làm giảm sự lan rộng của huyết khối động mạch, là loại thuốc cơ bản để điều trị dự phòng và điều trị tắc mạch.

Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc Tilopidin an toàn hơn và có hiệu quả tương tự một số thuốc chống kết tập tiểu cầu, nhưng đắt tiền, hoặc thuốc Copidogrel đỡ tác dụng kích thích đường tiêu hoá.

- Điều trị chống đông máu: làm giảm sự tạo thành thrombin và giảm cục máu đông giàu fibrin trong đột quỵ cấp tính, một số thuốc khác dùng điều trị giai đoạn cấp, bán cấp hoặc điều trị dự phòng, tiêm dưới da.

- Điều trị làm tiêu cục máu đông: làm tiêu cục huyết khối gây tắc mạch nguyên phát hoặc thứ phát.

- Dùng các thuốc bảo vệ tế bào thần kinh.

- Phẫu thuật điều trị tai biến, bao gồm các phương pháp: Tạo hình động mạch não qua da; làm tiêu cục máu đông gây tắc mạch; nong rộng lòng mạch ở các động mạch bị hẹp; điều trị các đoạn phình mạch, dị dạng động – tĩnh mạch bằng kỹ thuật gây tắc mạch hoặc nút mạch; kỹ thuật khai thông động mạch; kỹ thuật loại bỏ các cục máu tụ, giảm ép não bằng phẫu thuật; kỹ thuật điều trị các u mạch, dị dạng mạch bằng phẫu thuật định vị.

- Xu hướng sử dụng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên trong hỗ trợ điều trị bệnh:

Hiện nay để hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não, nhiều người tin tưởng lựa chọn Bi-Cozyme chứa enzym Nattokinase có tác dụng làm tan cục máu đông, cải thiện và phòng ngừa xơ vữa động mạch, ổn định huyết áp, nâng cao sức khỏe.

Các nhà Khoa Học của Mỹ đã nghiên cứu ra sản phẩm Bi-Cozyme, sản xuất tại Mỹ với sự phối hợp toàn diện giữa Co-enzyme Q10 giúp tim khoẻ mạnh, khử các gốc tự do làm giảm tổn thương và xơ vữa động mạch cùng 4 enzyme tiêu cục máu đông: Natokinase, Bromelain, Papain và Serraptate dọn sạch lòng mạch, tiêu các mảng xơ vữa giúp máu lưu thông dễ dàng, đặc biêt sự góp mặt của phức hợp Rutin, Horse Chestnut và Salicin giúp trẻ hoá và mềm mại mạch máu, tăng sức bền thành mạch và làm loãng độ nhớt của máu, ổn định huyết áp, phòng ngừa hình thành cục máu đông, tắc mạch giúp phòng chống thiếu máu cơ tim, nhồi máu và đột quỵ hiệu quả. 

bi-cozyme

 

Sử dụng Bi-Cozyme hàng ngày là giải pháp hữu hiệu, xua tan thiểu năng mạch vành, mạch máu não, nỗi lo bệnh lý tim mạch, HA, nhồi máu cơ tim và giải quyết triệt để các di chứng của tai biến mạch máu não và đột quỵ

Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Cozyme - Giúp điều hòa huyết áp, phòng chống tai biến mạch máu não

Người bị tai biến mạch máu não có nguy cơ tái phát là rất cao, do đó việc điều trị bệnh ổn định và phòng bệnh tái phát có ý nghĩa quan trọng. Sử dụng Bi-Cozyme giúp phục hồi di chứng, hỗ trợ điều trị vừa giúp phòng bệnh tái phát hiệu quả. Ngoài ra người bệnh nên chú ý phòng bệnh bằng việc kiểm soát huyết áp, bệnh lí tim mạch, duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh: Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, đồ uống có chất kích thích, kiểm soát lượng đường trong máu nếu bị bệnh tiểu đường, ăn các thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp, giảm ăn mặn, tập thể dục thường xuyên và vừa sức, ít nhất 30 phút/ngày. Thăm khám sức khỏe định kỳ tại bệnh viện nên thực hiện.

Với nhồi máu cơ tim thì:

Điều trị nội khoa:

Điều trị cấp cứu ban đầu:

Cho bệnh nhân nằm bất động tại giường.

Thở oxy.

Giảm đau.

Thuốc tiêu sợi huyết.

Cho dùng thuốc chống ngưng kết tiểu cầu.

Thuốc chống đông.

Thuốc ức chế men chuyển hay chẹn beta giao cảm.

Dựa vào mục tiêu điều trị được đặt ra để có thể có hướng dùng thuốc cho bệnh nhân như sau:

Thở oxy: Đặt sonde mũi cho thở oxy 4 - 6 lít/phút. Trường hợp bệnh nhân có suy tim cho thở oxy liều cao 8 - 10 lít/phút.

Thuốc giảm đau: Morphine sulfate 2,5 - 5mg tiêm tĩnh mạch chậm. Tiêm nhắc lại sau 10 phút nếu bệnh nhân còn đau. Lưu ý không sử dụng quá 30mg/ngày, chống chỉ định với bệnh nhân tụt huyết áp. suy hô hấp.

Thuốc giãn mạch vành Nitrat tác dụng nhanh như Nitroglycerin 0,4 - 0,6 mg ngậm dưới lưỡi. Có thể cho bệnh nhân ngậm nhắc lại sau 5 phút nếu bệnh nhân còn đau.

Thuốc tiêu sợi huyết: Đây là lựa chọn tối ưu nhất để có thể nhanh chóng giải phóng sự bít tắc trong lòng mạch cho những bệnh nhân nhồi máu cơ tim chưa có chỉ định can thiệp mạch vành. Các thuốc tiêu sợi fibrin có khả năng khôi phục lại 60-90% lưu lượng máu của động mạch vành. Tuy nhiên, thuốc chỉ đạt tác dụng tốt nhất trong vòng 6 giờ đầu từ lúc bắt đầu bị bệnh, nếu quá 12h thì thuốc sẽ không có tác dụng.

Chống chỉ định của phương pháp tiêu sợi huyết:

Bệnh nhân có sang thương chảy máu.

Bệnh nhân mới trải qua phẫu thuật hoặc bị xuất huyết nặng dưới 10 ngày.

Bệnh nhân có thể trạng hoặc mắc các bệnh lý có nguy cơ bị chảy máu: loét dạ dày tá tràng, tăng huyết áp với chỉ số huyết áp tâm thu trên 180mmHg...

Các thuốc sử dụng:

Thuốc chống ngưng kết tiểu cầu

Thuốc chống đông

Thuốc chẹn beta giao cảm

Thuốc ức chế men chuyển

Điều trị ngoại khoa:

Can thiệp động mạch vành trong giai đoạn cấp cứu:

Can thiệp mạch vành: Can thiệp mạch vành hay còn gọi là đặt stent, là một thủ thuật can thiệp mạch vành qua da bằng việc sử dụng một khung đỡ kim loại (stent) có thể phủ hoặc không phủ thuốc nhằm đưa vào lòng mạch giúp mở rộng lòng mạch bị tắc hẹp, đồng thời tái lưu thông khả năng tưới máu của đoạn mạch.

Chỉ định:

Áp dụng cho những bệnh nhân điều trị nội khoa không có hiệu quả hoặc chống chỉ định điều trị nội khoa.

Bệnh nhân có tình trạng huyết động không ổn định.

Bệnh nhân có biểu hiện rối loạn nhịp tim.

Ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não

Kỹ thuật đặt stent can thiệp mạch vành:

Sử dụng một ống thông nhỏ catheter có gắn bóng và giá đỡ kim loại đưa qua động mạch đùi hoặc cổ tay để đến với các vị trí bít tắc. Tại đó, bóng được thổi phồng lên trong khoảng thời gian 1 phút tạo lực đè nén mảng bám xuống để mở rộng lòng mạch. Sau đó giá đỡ được giữ lại để giúp duy trì sự lưu thông của mạch máu. Thời gian tiến hành thủ thuật thường khoảng 1 giờ, không mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng, bệnh nhân có thể về nhà sau 1-2 ngày kể từ lúc thực hiện can thiệp thành công.

Các thuốc sử dụng phối hợp: Aspirin hoặc plavix. Heparin: có thể ngừng sử dụng khi can thiệp mạch vành thành công. Thuốc ức chế thụ thể GP IIb/IIIa sử dụng phối hợp với can thiệp mạch vành để giảm tỷ lệ các biến chứng do can thiệp và tỷ lệ tắc mạch sau can thiệp.

Phẫu thuật làm cầu nối chủ - vành: Mổ làm cầu nối chủ - vành là một trong những phương pháp phẫu thuật nhằm tạo ra một cầu nối nhân tạo bắc qua đoạn động mạch vành bị tắc hẹp để tạo đường dẫn lưu mới cho hệ mạch giúp đảm bảo khả năng tưới máu, vận chuyển oxy đến các mô, nuôi dưỡng vùng cơ tim bị thiếu máu.Mạch máu được chọn lựa làm cầu nối có thể được lấy từ tĩnh mạch hiển lớn ở chi dưới, động mạch quay ở cẳng tay hay động mạch vú...So với phương pháp đặt stent thì phương pháp mổ đặt cầu nối chủ - vành phức tạp hơn, thời gian kéo dài hơn, thường là 4 tiếng cho 1 ca phẫu thuật và thường sau 7 ngày bệnh nhân mới được xuất viện.Chỉ định:

Bệnh nhân có cơn đau thắt ngực tái phát sau dùng thuốc tiêu huyết khối.

Bệnh nhân điều trị nội khoa không đáp ứng, đồng thời tình trạng của động mạch vành lúc đó không thích hợp với phương pháp đặt stent.

Bệnh nhân đặt stent thất bại.

Bệnh nhân nhồi máu cơ tim có nhiều biến chứng cơ học, bị tắc ở nhiều đoạn nhánh mạch khác nhau.

MC: Thời gian vàng cho các cấp cứu loại này nên thế nào? Người nhà có thể di chuyển đưa bệnh nhân vào viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng không hay phải chờ xe cấp cứu?

Bệnh nhân đột quỵ nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong hoặc thương tật suốt đời. Khi có triệu chứng ban đầu xảy ra, ít ai chịu đến BV ngay mà bệnh nhân thường đợi xem những biểu hiện này có qua khỏi hay không. Phần lớn bệnh nhân nhập viện sau 24 giờ, đặc biệt có khoảng 40% bệnh nhân nhập viện sau 72 giờ. Chỉ có 1,5% bệnh nhân nhập viện trong vòng 3 giờ khi xảy ra đột quỵ. Chính thói quen “đợi xem” có thể dẫn đến hậu quả tàn phế nặng nề như mất trí nhớ, liệt... Sau đột quỵ thường để lại nhiều di chứng như trầm cảm, giảm sút hoạt động làm việc, giảm hoạt động xã hội, có khoảng 1/2 bệnh nhân khiếm khuyết ngôn ngữ, chức năng nuốt và hầu hết đều bị liệt...

Cần làm gì khi người thân có triệu chứng đột quỵ

Như vậy, khi thấy người thân có một trong các triệu chứng đột quỵ, người nhà cần phải:

Gọi xe đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.

Trong khi chờ xe cấp cứu, cần phải:

Đặt người bệnh nằm lên một mặt phẳng nằm ngang, không đặt người bệnh lên đệm lò xo có độ lún quá sâu sẽ làm thay đổi tư thế đầu.

Đặt đầu người bệnh hơi nghiêng, để nếu dịch trong miệng chảy ra nhiều sẽ chảy ra bên mép mà không để chảy xuống đường thở gây ngạt thở.

Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói, móc hết đàm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.

MC: Thưa PGS Cảnh, một trong những hậu quả thường gặp của tai biến mạch máu não là tình trạng liệt nửa người hoặc liệt một phần cơ thể, đi lại vận động khó khăn? Vậy xin hỏi bác sĩ, sau tai biến, người bệnh nên tập luyện phục hồi chức năng vận động thế nào? Làm sao để tránh tái phát bệnh?

Phương pháp luyện tập phục hồi như thế nào sau tai biến mạch máu não:

Tư thế đúng. Đặt tư thế người tai biến mạch máu não để giảm bớt mẫu co cứng, đề phòng biến dạng khớp. Có các tư thế đặt bệnh nhân sau:

Nằm ngửa: Vai và hông bên liệt được kê gối mềm, khớp gối gập nhẹ; cổ chân được kê vuông góc với cẳng chân để tránh biến dạng gập bàn chân về phía lòng bàn chân

Nằm nghiêng sang bên liệt: Vai bên liệt gập, cánh tay duỗi vuông góc với thân, thân mình nửa ngửa, chân liệt duỗi. Tay lành để trên thân hoặc gối đỡ phía lưng. Chân lành gập ở háng và gối.

Nằm nghiêng sang bên lành: Vai và cánh tay bên lành để tự do. Chân lành để duỗi. Thân mình vuông góc với mặt giường. Tay liệt có gối đỡ để vuông góc với thân. Chân liệt có gối đỡ ở tư thế gập háng và gối.

Lăn trở thường xuyên phòng loét do tỳ đè. Nên hướng dẫn để người bệnh tự lăn trở, nếu khó khăn trong giai đoạn đầu người nhà có thể hỗ trợ người bệnh lăn trở.

Lăn sang bên liệt bằng cách nâng tay và chân lành lên, đưa chân và tay lành về phía bên liệt, xoay thân mình sang bên liệt.

Lăn sang bên lành bằng cách cài tay lành vào tay liệt, giúp người bệnh, gập gối và háng bên liệt, dùng tay lành kéo tay liệt sang phía tay lành. Đẩy hông người bệnh xoay sang bên lành.

Hướng dẫn cách ngồi dậy: Ngồi dậy từ tư thế nằm ngửa: Người nhà ngồi bên cạnh người bệnh, người bệnh bám hai tay vào cánh tay của người thân, một tay người nhà quàng và đỡ vai người bệnh, đỡ người bệnh ngồi dậy từ từ.

Ngồi dậy từ tư thế nằm ngửa: người nhà ngồi bên cạnh người bệnh, người bệnh bám hai tay vào cánh tay của người thân, một tay người nhà quàng và đỡ vai người bệnh, đỡ người bệnh ngồi dậy từ từ.

Tập hoạt động, sinh hoạt hàng ngày: Gia đình cần hỗ trợ để người bệnh tự làm các hoạt động chăm sóc bản thân như: ăn uống, vệ sinh: chải đầu, đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, tắm rửa, đi vệ sinh... Trong đó, cần biết cách hỗ trợ người bệnh di chuyển từ giường sang xe lăn và ngược lại.

Di chuyển từ giường sang ghế (xe lăn) và ngược lại. Để người bị liệt ngồi ở mép giường. Xe lăn để sát cạnh ghế về phía bên liệt. Mặt giường chỉ cao bằng ghế (xe lăn). Giúp bệnh nhân nâng mông lên khỏi mặt giường xoay sang phía bên liệt để ngồi xuống xe lăn hoặc ghế.

Tập đứng dậy. Khi mới tập đứng dậy từ tư thế ngồi, người bệnh thường có xu hướng đứng lên bằng chân lành, khi ấy chân liệt đưa ra phía trước. Do vậy, cần chú ý sửa sao cho khi đứng dậy, người bệnh phải dồn trọng lượng đều xuống cả hai chân. Người bệnh cũng có thể đứng dậy bằng nạng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng nạng, người bị liệt cần tập đứng vững trong thanh song song trước.

Ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não

Tập thăng bằng đứng. Để người bệnh đi được họ cần đứng vững. Để cho họ đứng càng nhiều càng tốt. Trước tiên, để cho người bệnh tập đứng trong thanh song song trước. Để họ đứng vững hơn, nên cho họ tập lần lượt với tay sang hai bên, rồi cúi nhặt vật dưới đất. Mỗi bên làm 10 lần. Bằng cách đó hàng ngày có thể tập để người bệnh đứng vững hơn.

Tập vận động thụ động. Các động tác người bệnh tự tập: các bài tự tập này sẽ giúp người bệnh dễ dàng di chuyển và đề phòng các di chứng cứng khớp... bao gồm các động tác sau:

Nâng hông lên khỏi mặt giường. Người bệnh nằm ngửa, hai tay đặt dọc thân mình, hai chân gấp, đặt hai chân sát nhau. Nâng hông lên khỏi mặt giường, càng cao càng tốt, và càng lâu càng tốt.

Tập cài hai tay đưa lên phía đầu. Tay lành cài vào các ngón tay bên liệt, đưa hai tay duỗi thẳng về phía đầu. Cố gắng đưa khuỷu tay hai bên ngang tai. Sau đó, Hạ hai tay về vị trí cũ. Làm lại 10 - 15 lần

Giai đoạn sau, khi người tai biến mạch máu não bắt đầu cử động được trở lại, các cơ bị co cứng, việc phục hồi chức năng ngoài những nội dung đã thực hiện kể trên, cần thực hiện thêm các bài tập phục hồi cơ.

Vận động đề phòng co rút và biến dạng khớp: Để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng co cứng, co rút cơ ở bên liệt và cứng khớp vai, khớp cổ chân bên liệt cần phải được đặt ở tư thế đúng, tập theo tầm vận động và dùng nẹp chỉnh hình.

Đặt tư thế đúng. Nếu hầu hết thời gian người bệnh được đặt đúng tư thế sẽ hạn chế rất tốt chuyện dính khớp bên liệt. Các tư thế tốt đã được mô tả ở phần trên. Nếu người bệnh cử động thường xuyên và khó giữ tư thế đúng, phải dùng nẹp chỉnh hình để cố định tư thế các chi.

Dùng nẹp chỉnh hình để duy trì tư thế đúng. Nẹp chỉnh hình là các dụng cụ để ngăn ngừa hoặc nắn chỉnh sai lệch tư thế của chi thể. Có loại nẹp nắn chỉnh khớp cổ chân gọi là nẹp dưới gối; nẹp nắn chỉnh khớp gối gọi là nẹp khớp gối... Nguyên tắc sử dụng các nẹp này là đeo càng nhiều thời gian càng tốt, thường là lúc không vận động, nhưng có thể đeo cả lúc vận động như nẹp dưới gối.

Tập theo tầm vận động các khớp ở chi và thân mình. Người bị liệt nửa người ở giai đoạn sau thường bị cứng và đau khớp vai bên liệt. Vai bên liệt vừa xệ xuống vừa khép chặt vào thân mình. Cổ chân bên liệt cũng bị duỗi cứng. Để người bệnh nằm ngửa, vai bên liệt cạnh mép giường. Một tay người tập giữ vai người bệnh. Tay kia cầm cẳng tay ngay trên khuỷu tay người bệnh, đưa lên phía đầu người bệnh. Đưa càng cao càng tốt, khi nào người bệnh đau thì dừng lại. Giữ 30 giây rồi trở lại vị trí ban đầu.

Kéo giãn cổ tay bên liệt. Người bệnh nằm ngửa, cánh tay gập lên phía vai 90 độ . Một tay người tập duỗi cho khuỷu tay người bệnh thẳng ra. Tay kia duỗi cổ tay hết tầm, sau đó duỗi các ngón tay.

Kéo giãn cổ chân: Khi cổ chân gập quá mức về phía lòng bàn chân. Người bệnh nằm ngửa, duỗi chân. Một tay người tập giữ cẳng chân người bệnh. Tay kia dùng ngón cái và 3 ngón đối diện giữ chặt gót chân người bệnh. Để bàn chân người bệnh tựa vào cẳng tay mình, vừa kéo gót chân người bệnh xuống vừa đẩy mũi bàn chân họ theo hướng ngược lại. Giữ khoảng 30 giây. Làm lại cử động này 15 lần.

Tập đi và di chuyển độc lập. Để người bệnh có thể đi lại một cách vững vàng, an toàn, việc bắt đầu tập đi cần tuân theo các giai đoạn: tập đứng dậy, đứng vững và đi. Trước khi cho người tai biến mạch máu não tập đứng, tập đi nếu có rung giật bàn chân thì xử lý bằng cách sau: Để họ ngồi trên ghế, hoặc mép giường, gối vuông góc, bàn chân bên liệt đặt trên nền nhà hoặc mặt phẳng cứng. Cộng tác viên hoặc người nhà trợ giúp dùng một bàn tay giữ gối của người bệnh và ấn xuống, chống lại sự rung giật của bàn chân liệt và đẩy gối bên liệt lên. Giữ như vậy cho tới khi chân bên liệt không còn giật nữa mới bắt đầu cho người tai biến mạch máu não tập đứng hoặc tập đi.

Dụng cụ tập luyện. Có thể làm một số dụng cụ để tập như: ròng rọc, thanh gỗ để tập khớp vai, tạ (hoặc bao cát) để tập mạnh cơ... Tuỳ theo mục đích tập mà người bệnh nên được được chọn dụng cụ nào.

Những người bị tai biến mạch não chiếm tỷ lệ khá lớn trong xã hội, do vậy họ cần được xã hội quan tâm và hỗ trợ. Quan trọng nhất là tạo cơ hội để họ tiếp cận dịch vụ công cộng: y tế - phục hồi chức năng, giáo dục, việc làm và các dịch vụ khác như thể thao, văn hoá... Những cá nhân này cần được liên kết với nhau để chia xẻ kinh nghiệm và giúp nhau trong quá trình hội nhập xã hội. Hội hoặc Câu lạc bộ người khuyết tật là một tổ chức có vai trò quan trọng hỗ trợ người khuyết tật hòa nhập cộng đồng.

Làm sao để tránh tái phát tai biến mạch máu não:

Để ngăn ngừa tai biến mạch máu não lại tái phát, trước hết, chúng ta cần hiểu về nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não. Theo các chuyên gia, cơn tai biến có thể được hình thành do việc không kiểm soát tốt những bệnh lý như: Tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu,... hoặc bạn có nhiều thói quen xấu như: Hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, lười vận động,...

Từ việc xác định yếu tố nguy cơ tai biến mạch máu não cụ thể của bản thân, người bệnh có thể phòng ngừa tai biến mạch máu não tái phát bằng cách:

- Kiểm soát các bệnh lý nguy cơ: Các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu và tim mạch là những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tai biến mạch máu não. Nếu có sẵn một hoặc nhiều vấn đề trong số những bệnh này, bạn cần kiểm soát chặt chẽ các chỉ số, điều trị bệnh triệt để nhằm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não tái phát.

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Đảm bảo bổ sung đủ chất cho người bị tai biến; tránh các loại thịt đỏ, đồ ăn chiên rán; người bệnh nên ăn nhiều rau xanh và trái cây; tránh những đồ ăn quá mặn; nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

- Tích cực tập luyện: Sau cơn tai biến, người bệnh cần thực hiện các bài tập phục hồi chức năng nhằm cải thiện khả năng vận động cũng như những bài tập khôi phục chức năng ngôn ngữ. Người bị tai biến có thể tập thực hiện các hoạt động sinh hoạt tại nhà như: Tắm rửa, mặc quần áo, ăn uống, đọc sách và viết. Sau đó, quá trình tập luyện sẽ tăng dần với các bài tập cần nhiều sức lực và độ khó. Cải thiện kỹ năng vận động không chỉ khiến người bị tai biến khỏe hơn mà tinh thần cũng vui vẻ, tránh được nguy cơ trầm cảm vì bệnh tật.

Ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não

Dùng thực phẩm chức năng giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não hàng ngày. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Bi-Cozyme và mua về sử dụng nhé !

MC: Thưa các chuyên gia, tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim nguy hiểm là vậy. Xin hỏi những bệnh này có cách nào để phòng ngừa không?

Có nhiều phương pháp để phòng tránh tai biến mạch máu não. Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số phương pháp chính như sau:

Tránh các yếu tố nguy cơ bằng thói quen sống tích cực như: không lạm dụng bia rượu. Không hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích. Tránh tình trạng béo phì bằng cách tập thể dục hàng ngày. Tránh tình trạng căng thẳng thần kinh quá mức và kéo dài. Chế độ ăn nên có nhiều rau, hoa quả. Hạn chế ăn quá mặn, quá nhiều mỡ động vật.

Kiểm soát và điều trị tốt các bệnh: đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ, bệnh lý tim mạch...bằng cách đo huyết áp hằng ngày, kiểm soát tốt đường máu, lượng mỡ trong máu.

Phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim:

- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Có hai nhân tố gây nên nguy cơ bệnh mạch vành mà không hề có triệu chứng ở giai đoạn đầu là mỡ trong máu cao và tăng huyết áp. Nhiều người có nguy cơ tiềm ẩn này nhưng vẫn có thể sống bình thường mà không thấy có triệu chứng nào cả.

Do đó, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ đều đặn để phát hiện những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn khi nó còn chưa gây ra bệnh lý nguy hiểm. Từ đó, chúng ta có thể khống chế để giảm thấp nhất nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

Lý tưởng nhất là mọi người nên kiểm tra cholesterol toàn phần, cholesterol LDL (cholesterol xấu) và cholesterol HDL (cholesterol tốt) từ độ tuổi 20. Nếu cholesterol toàn phần dưới 200mg/dl và cholesterol HDL trên 35mg/dl, nên kiểm tra lại máu sau 5 năm.

Những người có nồng độ cholesterol toàn phần cao nên kiểm tra thường xuyên hơn. Huyết áp cũng nên kiểm tra thường kỳ 2 năm/lần. Bởi nhiều lúc huyết áp tăng lên mà chúng ta không biết được.

Kiểm tra sức khỏe thường kỳ rất quan trọng, đặc biệt đối với những người có yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, đái tháo đường, tiền sử gia đình nhiều người bị nhồi máu cơ tim.

- Loại bỏ các yếu tố nguy cơ: Các nghiên cứu cho thấy khi thay đổi lối sống, giảm các yếu tố nguy cơ, bệnh nhân bệnh mạch vành sẽ có cuộc sống lâu dài hơn.

Đi khám sức khỏe định kỳ vẫn chưa đủ. Một số thay đổi sau có thể giúp bạn có trái tim mạnh khỏe hơn:

+ Không hút thuốc lá: Nếu bạn chưa hút thuốc lá thì đừng nên bắt đầu thử. Tránh hút thuốc lá là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe và ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, ung thư phổi và nhiều bệnh lý đe dọa khác.

+ Giữ cân nặng ở mức độ thích hợp: Tăng cân sẽ kéo theo tăng hàm lượng cholesterol trong máu, triglycerid, huyết áp tăng và dễ bị đái tháo đường, hàm lượng HDL trong máu giảm. Vì vậy, rất quan trọng khi giữ cân nặng của bạn ở mức tốt nhất. Nếu bạn đang bị quá cân, hãy có chương trình giảm cân để có trái tim khỏe mạnh, tránh được bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim.

+ Ăn thức ăn ít chất béo: Mỡ trong máu thường có xu hướng tăng lên khi tuổi của bạn càng cao. Chế độ ăn ít chất béo và hàm lượng cholesterol thấp sẽ giúp bạn ngăn cản quá trình này. Chế độ ăn sau có thể ngăn ngừa được nhồi máu cơ tim:

Khống chế loại thức ăn và lượng thức ăn bạn ăn hàng ngày.

Không nên ăn nhiều thịt, cá và thịt gia cầm trong 1 ngày.

Cố gắng ăn nhiều hơn các thức ăn như rau, cơm, mì, đậu. Chỉ ăn kèm với số lượng nhỏ thịt, cá hoặc thịt gia cầm.

Chỉ 5 - 8 thìa cà phê dầu hoặc mỡ dùng để chế biến thức ăn trong 1 ngày.

Cố gắng chế biến thức ăn ít hoặc không có chất béo như luộc, chần, hạn chế dùng đồ rán.

Không nên ăn phủ tạng động vật như gan, não, thận, tim...

Ăn nhiều rau, quả.

+ Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục đều đặn có thể giúp bảo vệ bạn trước bệnh nhồi máu cơ tim. Bất cứ hình thức thể dục nào cũng cần thiết và nên duy trì. Cố gắng tập thể dục 3 - 4 lần/tuần, mỗi lần 30 - 60 phút.

Các môn thể thao tốt nhất là chạy, bơi, đạp xe và đi bộ. Trước khi tập luyện, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ của bạn, đặc biệt khi bạn đã vào tuổi trung niên hoặc đã lớn tuổi và có bệnh tim hoặc một bệnh lý nào đó.

+ Tránh căng thẳng: Căng thẳng có thể làm hại tim hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho bạn, hãy làm gì đó để tránh điều này. Hãy thư giãn một chút trong giờ làm việc, vào ban đêm và trong những ngày nghỉ.

+ Hạn chế rượu, bia: Một số nghiên cứu cho thấy dùng rượu với mức độ vừa phải (1 - 2 cốc/ ngày) có thể giúp bảo vệ quả tim của bạn. Tuy nhiên, nếu uống nhiều hơn, điều này sẽ làm hại đến cơ thể. Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp, tăng cân nặng, tăng triglycerid máu và có thể gây rối loạn nhịp tim.

Nếu bạn không uống thì không nên thử. Nếu bạn đang uống, thì nên hạn chế và nên bỏ rượu nếu bạn chú ý đến những tác dụng phụ của nó (suy gan, bệnh cơ tim do rượu, tai nạn khi điều khiển xe cộ...).

+ Với phụ nữ đang sử dụng thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai có thể sử dụng nhiều năm mà không có tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra y tế thường xuyên. Hàng năm, bạn nên kiểm tra huyết áp, triglycerid và đường máu.

Câu hỏi 1: Nguyên nhân chính nào là điểm chung gây nên tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim?

A, Huyết áp cao

B, Xơ vữa mạch

C, Cục máu đông

D, Tất cả các đáp án trên

Đáp án đúng: D

Câu số 2: Giải pháp chính để điều hoà huyết áp, phòng chống các bệnh lý tim mạch và hạn chế các tác dụng phụ sau can thiệp tim mạch?

A, Thăm khám sức khoẻ định kỳ

B, Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, hạn chế ăn mặn, nhiều mỡ động vật

C, Giám sát cholesterol

D, Thực hiện chế độ nghỉ ngơi, thể dục, lối sống lành mạnh

E, Sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khoẻ tốt cho tim mạch, như Bi-Cozyme hàng ngày

F, Tất cả các đáp án trên

Viết bình luận