Ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não - Phần 1

Ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não

- Chào mừng quý vị và các bạn đến với chương trình Truyền hình trực tuyến "Ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não”.

- Chương trình do Báo điện tử Sức khoẻ&đời sống thực hiện, phát trên báo điện tử suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và trên fanpage báo Sức khỏe&Đời sống với sự đồng hành của Nhãn hàng Bi-cozyme.

Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Bi-Cozyme do công ty Bình Nghĩa nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Việt Nam hiện là sản phẩm tiên phong kết hợp Co-enzyme Q10 với 8 loại phức hợp và enzymes khác như Nattokinase, Bromelain, Papain, Serrapeptase, phức hợp Rutin Complex, White Willow Bark Ext., Horse Chestnut Seed Ext (hạt rẻ ngựa) và Cranberry - những thành phần hiệu quả cao trong giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu do cục máu đông, xơ vữa động mạch gây nên nhồi máu cơ tim và di chứng sau đột quỵ, tai biến mạch máu não.

- Thưa quý vị và các bạn, trong các bệnh lý tim mạch, nhồi máu cơ tim là bệnh nguy hiểm nhất, gây tử vong rất nhanh nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời. Tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim chiếm  tới 73%.  Trên thế giới mỗi năm có tới 7  triệu người tử vong vì nhồi máu cơ tim.

- Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra đột ngột, ngay cả trong lúc người bệnh đang ngủ, chơi hay làm việc. Nhồi máu cơ tim thường gặp ở người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, tim mạch… Nhồi máu cơ tim đang có xu hướng  ngày càng trẻ hóa.

- Bên cạnh đó, một căn bệnh cũng có tỷ lệ tử vong cao và để lại nhiều di chứng nặng nề giống nhồi máu cơ tim là bệnh tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ. Theo Hội đột quỵ  Việt Nam, ước tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Có đến 50% số ca đột quỵ diễn biến xấu  và tử vong. 

Để giải đáp cho các bạn nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, biến chứng có thể gặp của 2 căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, di chứng nặng, cũng như cách điều trị hiệu quả 2 căn bệnh này,  Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống - Suckhoedoisong.vn tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với  chủ đề "Ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não”.

- Trong mỗi chương trình chúng tôi cũng sẽ có những câu hỏi tương tác tới khán giả và những khán giả có câu trả lời chính xác và nhanh nhất, đồng thời like và share thông tin của chương trình sẽ nhận được những phần quà.

Thưa quý vị và các bạn, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu 3 vị khách mời cùng tham gia buổi tư vấn hôm nay:

- PGS.TS Đậu Xuân Cảnh – Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.

- PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu – Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Trung tâm tim mạch BV Đại học Y Hà Nội.

- PGS.TS Kiều Đình Hùng- Trưởng khoa Ngoại thần kinh, cột sống và chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não

- Xin cảm ơn 3 vị khách mời đã nhận lời mời tham gia chương trình của chúng tôi hôm nay.

Xin nhắc lại, trong chương trình, chúng tôi sẽ có những câu hỏi tương tác tới khán giả. Những khán giả có câu trả lời nhanh và chính xác nhất đồng thời like và share thông tin của chương trình sẽ nhận được những phần quà của chương.

MC: Thưa PGS TS Nguyễn Lân Hiếu, xin bác sĩ có thể cho khán giả của chúng tôi được biết bệnh nhồi máu cơ tim là gì? Bệnh nguy hiểm thế nào?

Tim là cơ quan có vai trò bơm máu đi nuôi cơ thể. Tim được nuôi dưỡng từ 2 nhánh mạch máu chính là động mạch vành phải và động mạch vành trái.

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi đột ngột tắc hoàn toàn hoặc 1 phần 1 trong 2 nhánh mạch máu này hoặc cả 2 nhánh. Nếu 1 vùng cơ tim bị chết do thiếu máu, lúc này chức năng bơm máu của tim không còn toàn vẹn như trước gây nên các hậu quả như suy tim, sốc tim, đột tử do tim,...

Trong cấu tạo tim mạch, 2 nhánh động mạch vành lớn có vai trò cung cấp oxy cho cơ tim. Khi 1 trong các động mạch lớn hay các nhánh nhỏ bị tắc đột ngột sẽ dẫn một phần tim sẽ bị thiếu oxy. Tình trạng này được gọi là nhồi máu cơ tim.

Nếu không được khắc phục kịp thời, tình trạng này sẽ dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim. Bệnh nhồi máu cơ tim thuộc tình trạng cấp cứu y tế nghiêm trọng và cần được xử lý càng nhanh càng tốt.

MC: Trên thực tế tại bệnh viện Đại học Y và Trung tâm tim mạch nơi ông công tác, ông có thể chia sẻ về hiện trạng của căn bệnh này không? Bệnh sẽ để lại di chứng thế nào lên người bệnh?

Nhồi máu cơ tim trước đây được biết đến là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện bệnh đang trẻ hóa với số lượng người trẻ mắc nhồi máu cơ tim ngày càng tăng cao. Nhồi máu cơ tim xảy ra ở tuổi 45 đã được đánh giá là trẻ, còn nếu dưới 35 tuổi mắc bệnh là rất trẻ. Cũng theo thống kê tại các bệnh viện lớn hiện nay cho thấy tỷ lệ nhồi máu cơ tim ở người trẻ đã đang tăng lên đến 10,5% và rất trẻ là 1,8%. Đây là những con số đáng báo động về mức độ trẻ hóa của bệnh nhồi máu cơ tim, cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh đối với giới trẻ hiện nay. Đã có những trường hợp, người bệnh mới chỉ 26 tuổi đã bị nhồi máu cơ tim và rơi vào tình trạng nguy kịch khi đến bệnh viện.

Di chứng nhồi máu cơ tim:

+ Đột tử: Có đến 10% các ca nhồi máu cơ tim dẫn đến tình trạng đột tử. Đột tử là biến chứng nặng nhất có thể xảy ra bất thường trong tuần đầu sau phát bệnh. Nguyên nhân bởi thất tim rung, nhịp thất tim nhanh, vỡ tim, mạch phổi nghẽn, trụy mạch cấp.

+ Rối loạn nhịp tim: 90% số người bệnh gặp tình trạng rối loạn nhịp tim. Khi thiếu máu cơ tim trong 48 giờ kể từ khi phát bệnh thì dễ gặp tình trạng này. Nếu sau 48 tiếng, sẽ là vấn đề cấp bách nếu nhịp tim vẫn còn bị rối loạn như vậy.

+ Tim suy cấp: Di chứng này dễ xảy ra vào thời điểm 2 tuần kể từ khi phát bệnh, dễ gặp trong trường hợp bệnh tái phát, hoặc xuất hiện đau thắt vùng ngực trước đó. Bệnh nhân có nguy cơ trụy mạch, cùng các biểu hiện như huyết áp tụt, mạch yếu đập nhanh, cơ thể vã nhiều mồ hôi.

+ Tắc mạch gây tai biến: Máu đông gây nên nhồi máu cơ tim, nếu di chuyển sang những bộ phận khác sẽ làm mạch máu nghẽn, nguy cơ đột quỵ, tắc phổi...

+ Vỡ tim: Có đến 10% số ca vỡ tim xảy ra vào tuần 2 sau khi phát bệnh. Thường thì thất trái hay làm máu tràn ra khỏi màng tim gây trụy tim dẫn tới tử vong.

+ Thiếu máu tới cơ tim: Tỷ lệ bệnh nhân nhồi máu thứ phát trở lại lên tới ngưỡng 30%. Biểu hiện thứ phát là đau thắt vùng ngực phải và được cấp cứu giống nhồi máu cấp. Đây là biến chứng dễ gặp ở người mắc đái tháo đường lâu năm.

+ Vách tim phình to: Có đến 30% số trường hợp xảy ra với biểu hiện suy tim hay tắc mạch chủ.

+ Nhịp thất rối loạn: Cần đặt máy chỉ số chỉ phân suất máu EF nhỏ hơn 35% với trường hợp nhịp thất rối loạn kết hợp vách thất phình.

+ Hội chứng bả vai - bàn tay: Chỉ xuất hiện tuần từ 6 - 8 sau phát bệnh. Hội chứng bả vai - bàn tay thường gặp bên vai trái - tay trái, khiến vai lẫn cổ tay đau nhức, nguyên nhân chủ yếu bởi viêm thoái hoá và xơ hóa vùng khớp. Càng cố gắng vận động sớm sau tai biến càng ít khả năng gặp biến chứng trên.

+ Đau dây thần kinh: Xuất hiện những cơn đau vùng ngực dần lan rộng, mức trung bình đi kèm cảm giác ê ẩm, nặng nề vùng tim. Dễ gặp ở người stress, lo lắng, suy nhược thể chất lẫn tinh thần. Được giải quyết bằng liệu pháp trấn an tâm lý cùng các bài thuốc giúp an thần.

+ Suy tim: Chức năng hoạt động của tim suy yếu rõ rệt sau khi mắc bệnh nhồi máu vùng cơ tim, dần phát triển nhanh chóng thành chứng suy tim nguy hiểm.

+ Hội chứng viêm màng tim: Có 3 -4 % số trường hợp xảy ra với những biểu hiện cảm thấy đau sau vùng xương ức; đau nhiều khi thở, vận động, ho; đau giảm khi ngồi hay cúi trước.

Ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não

MC: Còn tại BV Tuệ Tĩnh - thuộc Học viện Y học cổ truyền, bác sĩ có hay gặp các bệnh nhân đến khám vì căn bệnh này không? Y học cổ truyền quan niệm thế nào về nhồi máu cơ tim?

Tại Tuệ Tĩnh - thuộc Học viện Y học cổ truyền cũng có nhiều người đến khám vì căn bệnh này.

Quan niệm của y học cổ truyền về nhồi máu cơ tim: Nhồi máu cơ tim là do động mạch vành tắc nghẽn, một vùng cơ tim (tối thiểu cũng 2cm) thiếu máu cục bộ liên tục và nghiêm trọng gây hoại tử cấp tính, thường gặp ở bệnh nhân trên 40 tuổi nam giới. Y học cổ truyền gọi là ‘Chân Tâm Thống’.

Nhồi máu cơ tim cấp là cao điểm tai biến của bệnh tim thiếu máu cục bộ dễ gây tử vong đột ngột cần được cấp cứu và chăm sóc tại khoa hồi sức cấp cứu có trang bị hiện đại.

Chứng nhồi máu cơ tim và đau thắt động mạch vành, tuy tên gọi khác nhau nhưng về cơ bản theo Đông y cách chữa gần giống như nhau.

Triệu chứng lâm sàng: Khoảng 50% trường hợp nhồi máu cơ tim xảy ra đột ngột, trước đó bệnh nhân khỏùe mạnh. Trong 50% trường hợp khác, bệnh xảy ra trên người đã có cơn đau thắt ngực hoặùc nhồi máu cơ tim.

Trên một số bệnh nhân có các yếu tố kích động như: Xúc động mạnh, chấn thương tinh thần, chấn thương do tai nạn hay phẫu thuật, sốc, máu đông nhanh, ăn no quá, dùng sức quá nhiều, thời tiết lạnh đột ngột...

Cơn đau: Đau thắt tim là một triệu chứng gặp nhiều nhất khoảng trong 80% bệnh nhân, vị trí thường ở phía sau xương ức và vùng trước tim. Đau kiểu cơn đau thắt ngực nhưng dữ dội hơn, kéo dài hơn, dùng loại Trinitrin nhưng không giảm, lan tỏa. Bệnh nhân bồn chồn, vã mồ hôi, hoảng hốt, khó thở, sắc mặt tái nhợït, chân tay lạnh, mạch Trầm Tế, khó bắt. Cũng có một số bệnh nhân đau rất nhẹ, cảm giác căng tức ở cổ hoặc không đau mà chỉ khó thở, buồn nôn, nôn, nấc cục, vùng bụng trên đầy, đau... cần được cảnh giác.

Tụt huyết áp: Xảy ra vài giờ sau khi có cơn đau. Huyết áp tối đa tụt nhanh hay từ từ, huyết áp kẹp. Sốt: Xuất hiện khoảng 10-12 giờ sau cơn đau, có thể lên tới 38-390C sốt càng cao và kéo dài, nhồi máu cơ tim càng nặng.

Nghe tim: Thường chỉ thấy nhịp nhanh đều, một số trường hợp tiếng tim mờ, tiếng ngựa phi, tiếng cọ ngoài màng tim.

Chẩn đoán: Chủ yếu dựa vào những triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tăng lipit huyết.

MC: Thưa PGS.TS Kiều Đình Hùng, bên cạnh căn bệnh nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não cũng là một trong những căn bệnh thường gặp, nhất là người lớn tuổi. Xin BS cho biết, tai biến mạch máu não là gì? Nguy cơ lớn nhất mà bệnh nhân tai biến có thể gặp là gì?

Tai biến mạch máu não là hiện tượng não không được cung cấp đủ máu dẫn đến thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Nếu trong vòng vài phút, máu não không được lưu thông sẽ khiến tế bào não chết. Vùng não bị tổn thương càng rộng, mức độ tổn thương càng nặng thì di chứng để lại sẽ càng nhiều, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Tai biến mạch máu não có hai loại là xuất huyết não và nhồi máu não. Trường hợp tai biến xuất huyết não cần được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong thời gian tính bằng phút, còn trường hợp tai biến nhồi máu não có thể cấp cứu trong vòng 4 - 5 tiếng sau khi xuất hiện tai biến, nhưng nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt, cấp cứu càng sớm càng giảm thiểu được khả năng di chứng ảnh hưởng.

Tai biến mạch máu não nhẹ: Tai biến mạch máu não nhẹ là cơn thiếu máu não phục hồi nhanh hay cơn thiếu máu não thoáng qua thời gian phục hồi từ vài phút cho đến vài giờ. Thời gian tối đa là một ngày và không để lại các dấu hiệu yếu, liệt. Tuy vậy, tai biến nhẹ vẫn là nguy cơ gây tai biến mạch máu não, tăng tỉ lệ tử vong trong thời gian đầu sau tai biến.

Tai biến mạch máu não nặng: Tai biến mạch máu não nặng chính là tai biến mà các bạn hay biết hay còn gọi là đột quỵ não đã được giải thích và có định nghĩa bên trên.

Số người tử vong do tai biến mạch máu não ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Đây là nguyên nhân lớn nhất gây tàn phế, liệt và nằm trong top 3 nguyên nhân gây tử vong lớn nhất thế giới. Tai biến mạch máu não (đột quỵ não) có 2 loại chính: chảy máu não (do vỡ mạch), nhồi máu não (do tắc nghẽn mạch).

Ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não

MC: Nhiều người thường gọi chung nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não là tai biến. Điều này có đúng không? Xin ông có thể giúp khán giả phân biệt 2 bệnh này thế nào?

Nhồi máu cơ tim là gì?

Nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn động mạch vành phải, động mạch vành trái, hoặc các nhánh của nó. Vùng cơ tim do nhánh mạch bị tắc nuôi dưỡng bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến hoại tử, chức năng bơm máu của tim không còn toàn vẹn như trước gây nên các hậu quả như suy tim, sốc tim, đột tử do tim.....

Nguyên nhân thường gặp nhất là do xơ vữa động mạch do các mảng xơ vữa tích tụ dần theo thời gian và bám vào thành mạch máu. Những đối tượng có nguy cơ cao gặp xơ vữa động mạch như bệnh nhân tăng huyết áp, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, đái tháo đường....

Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim thường có triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực, đặt biệt là xuất hiện cơn đau thắt ngực. Mức độ đau thắt ngực có thể dao động từ ít như kiểu đè nặng, đến mức đau dữ dội giống dao đâm, siết chặt.

Cơn đau có thể lan lên cổ, hàm dưới, vai trái, lưng, bụng hoặc cánh tay trái. Thời gian đau thường kéo dài 20-30 phút hoặc hơn. Ngoài ra bệnh nhân có thể cảm thấy khó thở, vã mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt thậm chí là ngất hay đột tử.

Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cần được thở oxy hỗ trợ, dùng các thuốc giảm đau ngực, kiểm soát nhịp tim, tăng co bóp cơ tim...một số bệnh nhân cần được can thiệp mạch vành.

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ xảy ra khi nguồn cấp máu cho một phần của bộ não bị gián đoạn hoặc giảm do huyết khối hoặc xuất huyết dẫn đến tình trạng thiếu oxy, dinh dưỡng, giảm nuôi dưỡng nhu mô não. Nếu không được cải thiện, sau vài phút các tế bào não bắt đầu chết.

Có 2 nguyên nhân thường gặp của đột quỵ là nhồi máu não do tắc nghẽn mạch máu não, hoặc xuất huyết não do vỡ mạch máu.

Triệu chứng thường gặp khi bệnh nhân bị đột quỵ não là lơ mơ, ý thức, một số trường hợp bệnh nhân có thể ngất xỉu, yếu nửa người, tê liệt tay chân......

Bệnh nhân có triệu chứng đột quỵ não cần được đến bệnh viện để kiểm tra, chụp CT, MRI sọ não để chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Phân biệt nhồi máu cơ tim và đột quỵ:

Nhồi máu cơ tim:

- Tắc động mạch vành do xơ vữa thành mạch.

- Các cục máu đông hình thành trong động mạch vành do nứt, rách mảng xơ vữa có sẵn (mảng xơ vữa không ổn định).

- Ngăn chặn máu đến cơ tim dẫn đến hoại tử mô cơ tim (đau tim).

- Những tổn thương vĩnh viễn cho cơ tim có thể gây tử vong.

- Điều trị khẩn cấp: Thực hiện hồi sức tim nếu tim bệnh nhân không đập.

- Dùng thuốc tiêu huyết khối và/hoặc can thiệp nong và đặt stent để thông các động mạch bị tắc nghẽn.

- Can thiệp phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

Đột quỵ:

- Tăng huyết áp làm nứt vỡ mạch máu não. --> Đột quỵ xuất huyết.

- Bệnh lý xơ vữa gây hẹp hoặc cục máu đông trôi làm tắc mạch não.

--> Đột quỵ thiếu máu cục bộ.

--> Các mô não bị tràn máu hoặc thiếu oxy dẫn đến tổn thương hoặc chết não.

- Nếu đột quỵ xuất huyết cần phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện can thiệp mạch để chữa các mạch máu bị tổn thương.

- Nếu đột quỵ thiếu máu cục bộ nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay trong giờ vàng để điều trị tiêu huyết khối hoặc can thiệp tái thông mạch kịp thời.

Tham khảo sản phẩm giúp phòng ngừa và ngăn chặn nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não:

Các nhà Khoa Học của Mỹ đã nghiên cứu ra sản phẩm Bi-Cozyme, sản xuất tại Mỹ với sự phối hợp toàn diện giữa Co-enzyme Q10 giúp tim khoẻ mạnh, khử các gốc tự do làm giảm tổn thương và xơ vữa động mạch cùng 4 enzyme tiêu cục máu đông: Natokinase, Bromelain, Papain và Serraptate dọn sạch lòng mạch, tiêu các mảng xơ vữa giúp máu lưu thông dễ dàng, đặc biêt sự góp mặt của phức hợp Rutin, Horse Chestnut và Salicin giúp trẻ hoá và mềm mại mạch máu, tăng sức bền thành mạch và làm loãng độ nhớt của máu, ổn định huyết áp, phòng ngừa hình thành cục máu đông, tắc mạch giúp phòng chống thiếu máu cơ tim, nhồi máu và đột quỵ hiệu quả. 

bi-cozyme

Sử dụng Bi-Cozyme hàng ngày là giải pháp hữu hiệu, xua tan thiểu năng mạch vành, mạch máu não, nỗi lo bệnh lý tim mạch, HA, nhồi máu cơ tim và giải quyết triệt để các di chứng của tai biến mạch máu não và đột quỵ

Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Cozyme - Giúp điều hòa huyết áp, phòng chống tai biến mạch máu não

Viết bình luận