Với đặc thù thường xuyên ngồi lâu, ít vận động, dân văn phòng trở thành đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ. Đặc biệt trong xã hội hiện đại, bệnh trĩ ở dân văn phòng ngày càng có xu hướng tăng cao, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn đọc các mẹo phòng ngừa trĩ cho dân văn phòng.
I. Vì sao dân văn phòng dễ bị trĩ?
Trĩ là bệnh lý vùng hậu môn trực tràng, hình thành khi hệ thống tĩnh mạch bị căng giãn quá mức, khiến hệ thống lưu thông máu giảm, từ đó tạo nên các búi trĩ. Bệnh trĩ được chia thành 3 loại là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Căn bệnh này xuất phát từ chính thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày không hợp lý và dân văn phòng là một trong những đối tượng rất dễ mắc bệnh trĩ.
Do đặc thù công việc khiến dân văn phòng dễ bị bệnh trĩ bởi những lý do như:
1. Ngồi nhiều, ít vận động
Dân văn phòng một ngày phải ngồi từ 7-8 tiếng đồng hồ với máy tính, sổ sách, giấy tờ. Chính việc ngồi liên tục trong nhiều giờ đã gây áp lực lên hậu môn trực tràng. Ngồi nhiều, lười vận động cũng khiến cho máu huyết lưu thông kém, hệ bài tiết làm việc không hiệu quả, dẫn đến dễ sinh ra bệnh trĩ.
2. Stress và căng thẳng
Công việc căng thẳng, stress, áp lực, mệt mỏi cũng có thể tác động lên nhiều bộ phận trong cơ thể. Chính những tác động cộng hưởng sẽ làm tăng lực ép lên vùng tĩnh mạch ở đầu cuối trực tràng và tạo ra búi trĩ.
3. Ăn uống qua loa, thiếu dưỡng chất
Phần lớn những người làm việc văn phòng đều thích các loại đồ ăn nhanh, đôi khi họ bỏ qua bữa sáng và bữa trưa chỉ ăn uống qua loa. Thế nhưng, chúng ta đều hiểu thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh rất dễ dẫn đến sự thiếu hụt dưỡng chất trong cơ thể, đặc biệt là chất xơ – một chất quan trọng của hệ tiêu hóa.
Thiếu chất xơ gây ra tình trạng táo bón và táo bón kéo dài chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
4. Lười uống nước
Cơ thể con người không thể thiếu nước. Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến khích mỗi ngày nên cung cấp từ 1.5 đến 2 lít nước cho cơ thể. Thế nhưng, với dân văn phòng điều này quả thật rất khó.
Đôi khi do tính chất công việc khiến dân văn phòng phải làm việc liên tục, sự tập trung cao độ khiến họ quên mất mọi thứ xung quanh, kể cả việc uống nước. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước, ruột già sẽ hấp thụ bất cứ lượng nước nào có thể lấy từ thực phẩm đi qua ruột, từ đó các thực phẩm trở nên khô cứng khi di chuyển qua ruột và hậu quả là gây táo bón
5. Lười đi vệ sinh
Lười vệ sinh là một trong những nguyên nhân gián tiếp khiến bệnh trĩ “ghé thăm” dân văn phòng. Thói quen lười đi vệ sinh hoặc nhịn đi vệ sinh để làm cho xong việc sẽ ảnh hưởng đến chức năng trực tràng, gây táo bón và bệnh trĩ.
Khi cơ thể có nhu cầu thải những chất cặn bã ra ngoài nhưng bạn lại nhịn và không đi ngay đúng thời điểm. Ruột già sẽ hấp thụ lại nước từ phân tích tụ trong trực tràng. Phân ít nước sẽ trở nên khô cứng, khó đi ra ngoài hơn. Điều này sẽ khiến bạn phải dùng sức rặn khi đại tiện, dần dần sẽ hình thành nên các búi trĩ.
6. Lười ăn rau xanh và hoa quả
Ăn rau xanh và hoa quả giúp cơ thể nhận được nhiều vitamin, nước và chất khoáng, trong đó có chất xơ. Hơn thế, ăn nhiều rau xanh và hoa quả cũng giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ bị táo bón cũng như tránh xa được căn bệnh trĩ oái ăm.
7. Thường xuyên uống bia rượu
Một phần không nhỏ những người làm việc chốn văn phòng phải đi tiếp khách uống rượu khi gặp gỡ đối tác, khách hàng. Một số khác thường có thói quen “uống vài ly” sau giờ làm. Thế nhưng, bạn có biết sử dụng các loại đồ uống có chứa cồn và các thực phẩm cay nóng, dầu mỡ sẽ gây ảnh hưởng xấu cho hệ tiêu hóa. Chúng chính là nguyên nhân gây táo bón và tăng khả năng bị trĩ.
II. Biểu hiện khi bệnh trĩ xuất hiện
Có một sự thật đó là, người bệnh thường không biết bản thân đã đang mắc trĩ cho đến khi các triệu chứng đau rát, chảy máu và rõ nhất là khi búi trĩ đủ “lớn” để nhận thấy. Lúc này trĩ đã lớn và bắt đầu chứng minh sự hiện diện bằng những cơn đau rát, bằng cơn đau điếng người khi ngồi xuống ghế thậm chí là khiến cơ thể suy nhược vì mất máu quá nhiều. Trĩ là căn bệnh tế nhị, khó nói ra và ai cũng muốn giấu giếm. Nhưng càng giấu, càng ngại chữa trị thì bệnh càng nặng và biến chứng càng khó lường.
Trĩ thể nặng độ 3 – 4 không chỉ gây đau đớn, những cơn đau còn kèm theo chảy máu là hiện tượng mạch máu tắc vỡ gây nên thiếu máu. Mắc trĩ lâu ngày gây nên rò hậu môn, người bệnh sẽ phải sống chung với sự nhớp nháp hôi hám hàng ngày, hàng giờ. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới công việc, mối quan hệ của người bệnh mà còn gây ra những hệ lụy lớn như nhiễm trùng máu, lở loét gây hoại tử…
III. Mẹo phòng ngừa trĩ cho dân văn phòng.
Để phòng ngừa và tránh tình trạng trĩ tái phát ở dân văn phòng, chúng ta cần:
1) Thay đổi thói quen ngồi
Bạn nên hình thành thói quen sau mỗi 30-60 phút ngồi thì đứng dậy uống thêm nước và vận động nhẹ nhàng trong 5-10 phút. Việc này giúp cải thiện lưu thông máu và giảm áp lực lên tĩnh mạch búi trĩ. Hạn chế tối đa ngồi ở một vị trí quá lâu trong thời gian dài.
2. Ăn uống lành mạnh
Những người làm văn phòng cần xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, đúng bữa, tránh ăn uống không đúng giờ, qua loa, khiến nhu động ruột hoạt động bất thường, thức ăn lắng đọng và khó tiêu hóa, gây táo bón và trĩ.
Bạn nên lựa chọn thực phẩm có nhiều chất xơ và tăng cường rau xanh, củ quả trong chế độ ăn để giải nhiệt, nhuận tràng chống táo bón. Các loại thực phẩm được ưu tiên gồm: mướp, rau dền, rau lang, mồng tơi, rau diếp cá…
Ngoài ra, bạn cần tránh các loại thức ăn nhanh, đồ chiên nướng nhiều dầu mỡ hay nêm nếm quá nhiều gia vị có tính cay, nóng như ớt, tỏi, tiêu…
3. Uống đủ nước
Uống đủ nước mỗi ngày là cách đơn giản và hữu hiệu để phòng bệnh trĩ. Thực tế, ngay cả khi không khát thì cơ thể mỗi người cũng cần nạp một lượng nước lọc nhất định. Nước có tác dụng thanh lọc cơ thể, hỗ trợ trao đổi chất và chống táo bón.
Tuy nhiên, bạn không nên uống nhiều nước đá vì sẽ làm máu lưu thông kém, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và tăng khả năng bị trĩ. Uống nhiều nước vào buổi tối cũng không được khuyến khích vì có thể gây phản tác dụng.
4. Tránh làm việc quá sức
Làm việc quá sức dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi, thức quá khuya và không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý cũng làm tăng nguy cơ trĩ. Cân bằng áp lực công việc, không làm quá giờ, không vì lo làm việc mà quên uống nước/nhịn đi cầu sẽ giúp giảm nguy cơ táo bón và trĩ.
5. Thường xuyên vận động
Việc đứng hoặc ngồi quá lâu đều có thể làm tăng áp lực lên ổ bụng, lâu ngày làm tắc nghẽn tĩnh mạch và gây bệnh trĩ. Do đó, thỉnh thoảng bạn nên đứng lên đi lại 5 – 10 phút để lưu thông khí huyết, đồng thời tránh căng thẳng, làm việc quá sức gây sức ép cho ruột.
Ngồi quá lâu thường dễ dẫn đến tình trạng béo bụng, điều này cũng làm gia tăng sức ép lên tĩnh mạch, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Do đó, cách phòng bệnh trĩ cho dân văn phòng, công sở là tăng cường tập luyện thể dục thể thao. Điều này vừa giúp kiểm soát cân nặng, vừa tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp ngừa táo bón, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Một số môn thể thao phù hợp cho giới văn phòng, công sở để phòng tránh bệnh trĩ gồm: chạy bộ, đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, khí công dưỡng sinh, tập thái cực quyền, nhảy dây…
6) Cải thiện thói quen đại tiện
Một số thói quen đại tiện bạn nên tham khảo để ngăn ngừa táo bón và trĩ:
• Không đại tiện quá lâu: Đại tiện quá lâu tăng nguy cơ tụ máu ở tĩnh mạch, giảm lưu thông máu, tăng nguy cơ trĩ hình thành và trở nặng. Tránh mang điện thoại vào nhà vệ sinh khi đại tiện để không ngồi quá lâu.
• Sử dụng bệ ngồi, đại tiện ở tư thế xổm: Bệ ngồi/Xí xổm giúp thư giãn trực tràng, tránh trực tràng bị gấp khúc, giúp cho chất thải được bài tiết dễ dàng hơn. Nếu không có bệ ngồi, bạn có thể cúi người về phía trước 1 chút khi đại tiện để giúp trực tràng được thư giãn.
• Vệ sinh sau khi đại tiện bằng nước: Giúp ngăn vi khuẩn phát triển, phòng ngừa viêm nhiễm.
• Đại tiện theo giờ cố định hàng ngày: Giúp cải thiện nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón và trĩ.
7. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thiên nhiên
Nếu bạn thường xuyên bị tình trạng táo bón hoặc đại tiện ra máu, cần đi khám và sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ để chữa trị dứt điểm, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Mách bạn: Bi-Hem Max - Xua tan nỗi lo bệnh trĩ nội, trĩ ngoại
Bi-Hem Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại. Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch. Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện. Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.
Công dụng của Bi-Hem Max:
Bi-Hem Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại:
+ Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch.
+ Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện.
+ Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
+ Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.
Đối tượng sử dụng: Người bị trĩ nội, trĩ ngoại. người bị trĩ cấp với các triệu chứng như: chảy máu khi đi đại tiện; đau rát, ngứa vùng hậu môn và trực tràng; búi trĩ sa ra ngoài. Những người phẫu thuật hoặc can thiệp bệnh trĩ, phòng tái phát. Người bị rối loạn tiêu hoá, táo bón, viêm đại, trực tràng mãn tính. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cấp và mãn tính ...
Bi-Hem Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại:
+ Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch.
+ Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện.
+ Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
+ Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.
Đối tượng sử dụng: Người bị trĩ nội, trĩ ngoại. người bị trĩ cấp với các triệu chứng như: chảy máu khi đi đại tiện; đau rát, ngứa vùng hậu môn và trực tràng; búi trĩ sa ra ngoài. Những người phẫu thuật hoặc can thiệp bệnh trĩ, phòng tái phát. Người bị rối loạn tiêu hoá, táo bón, viêm đại, trực tràng mãn tính. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cấp và mãn tính ...
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Viết bình luận