Mẹo giúp trẻ khắc phục chứng mất ngủ tuổi dậy thì, tham khảo ngay để biết

Trẻ ở tuổi dậy thì cần ngủ đủ 8 đến 10 giờ mỗi đêm để đảm bảo sự phát triển trong giai đoạn này. Trong khi một số trẻ có thể ngủ ngon thì một số trẻ lại rơi vào tình trạng mất ngủ ở tuổi dậy, ngay cả khi trẻ có nhu cầu ngủ sớm. Đây là tình trạng liên quan đến sự trì hoãn của đồng hồ sinh học ở tuổi dậy thì và các vấn đề giấc ngủ khác. Tình trạng mất ngủ ở giai đoạn dậy thì có thể khiến trẻ kém tập trung, dễ ngủ gật, nhức đầu, mệt mỏi, cáu kỉnh vào ban ngày làm ảnh hưởng đến việc học tập lẫn các hoạt động khác. Vì vậy, nếu bạn quan tâm đến vấn đề này và đang tìm kiếm giải pháp thì có thể tham khảo những thông tin dưới đây.

 

 

I. Mẹo giúp trẻ ngủ ngon trong giai đoạn dậy thì
 

Nếu mất ngủ ở tuổi dậy thì không phải là tình trạng nghiêm trọng, bạn vẫn có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn bằng cách phát triển thói quen vệ sinh giấc ngủ tốt. Sau đây là những mẹo hữu ích bạn có thể tham khảo để giúp trẻ ngủ ngon:


• Đảm bảo phòng ngủ của trẻ đủ tối, mát mẻ và yên tĩnh.


• Không lắp tivi hoặc hệ thống trò chơi điện tử trong phòng ngủ của trẻ.


• Khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ, bạn nên yêu cầu trẻ ngưng làm bài tập và không sử dụng bất cứ thiết bị nào như điện thoại, máy tính và tivi. Ba mẹ có thể thảo luận với trẻ về việc nên sạc điện thoại ngoài phòng ngủ để ngăn trẻ làm “cú đêm”.


• Trẻ cần được thư giãn trước khi đi ngủ. Một số giải pháp có thể hữu ích như tắm nước ấm, tắm vòi sen, đọc sách, nghe nhạc hoặc thiền.


• Tránh cho trẻ uống các thức uống chứa caffeine như trà, cà phê, nước tăng lực hoặc sô cô la vào buổi chiều và tối. Trẻ nên ngừng những thức uống này sau 4 giờ chiều, tuyệt đối không uống trước giờ đi ngủ.


• Khuyến khích trẻ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên nhưng cần tránh vận động trước giờ đi ngủ.


• Giấc ngủ trưa của trẻ không nên quá dài để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm. Tốt nhất trẻ chỉ nên ngủ dưới 1 tiếng vào đầu giờ chiều.


Mất ngủ ở tuổi dậy thì là điều bình thường và có thể cải thiện. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên mất ngủ, chất lượng giấc ngủ kém ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày thì nên đi khám để được bác sĩ hoặc chuyên gia hỗ trợ và điều trị đúng phương pháp.

 

II. Dấu hiệu nhận biết chứng mất ngủ ở độ tuổi dậy thì


Việc khó ngủ, mất ngủ ở độ tuổi dậy thì có thể biểu hiện qua những dấu hiệu cụ thể sau:


– Trằn trọc, khó ngủ, không có cảm giác buồn ngủ vào ban đêm.


– Ngủ không ngon, không sâu giấc, bị tỉnh giấc nhiều lần trong đêm và rất khó ngủ lại.


– Thời gian ngủ rất ngắn, thường tỉnh dậy vào đêm và sáng sớm.


– Cơ thể bị lờ đờ, mệt mỏi, uể oải vào mỗi buổi sáng thức dậy.


– Buồn ngủ nhiều vào ban ngày, khó tập trung.


Tùy vào triệu chứng và thời gian khó ngủ của mỗi người, chứng mất ngủ ở độ trẻ dậy thì thường được làm 2 nhóm chính, đó là:

 

  •  Mất ngủ cấp tính


- Mất ngủ cấp tính là hiện tượng mất ngủ ở độ tuổi dậy thì diễn ra trong thời gian ngắn, thường dễ điều trị và khả năng tái phát thấp. Hiện tượng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau làm tác động nhất thời tới tâm lý như: chuẩn bị bước vào kì thi, có sự kiện lớn, có tin bất ngờ… Ở những trường hợp này thường, mất ngủ cấp tính thường diễn ra trong thời gian ngắn và tự khỏi sau khi tâm lý ổn định trở lại.

 

  •  Mất ngủ mạn tính


- Trẻ ở độ tuổi dậy thì thường xuyên bị mất ngủ, có tần suất mất ngủ ít nhất 3 đêm mỗi tuần và kéo dài liên tục trong khoảng 3 tháng trở lên được coi là mất ngủ mạn tính. Lúc này, mất ngủ sẽ trở thành căn bệnh, khó điều trị và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày.

 

III. Nguyên nhân gây mất ngủ ở tuổi dậy thì
 

Nhiều người có thể không tin tuổi dậy thì cũng có thể bị mất ngủ. Vì triệu chứng này thường chỉ xuất hiện ở lứa tuổi lớn hơn. Tuy nhiên, trạng mất ngủ ở tuổi dậy thì có thể là điều dễ hiểu nếu cha mẹ hiểu được một số nguyên nhân sau:

 

1. Do thay đổi hormone

 

 

- Như chúng ta biết, tuổi dậy thì là giai đoạn các hormone trong cơ thể biến động rất nhiều. Sự thay đổi hormone có thể khiến trẻ khó ngủ. Ngoài ra, lượng cortisol tiết ra không đồng đều cũng là nguyên nhân khiến trẻ dậy thì bị mất ngủ.1

   

2. Áp lực trong việc học hành và thi cử


- Áp lực học tập của trẻ em ngày nay thực sự rất lớn. Điểm số và các cuộc thi về thành tích có lẽ là quá căng thẳng đối với trẻ. Sự kỳ vọng của cha mẹ vô tình gây ra gánh nặng cho trẻ. Hệ thần kinh phải chịu áp lực lớn chính là nguyên nhân khiến trẻ bị mất ngủ ở tuổi dậy thì.

 

3. Lạm dụng thiết bị điện tử


- Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, việc cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử là điều không còn quá xa lạ. Đặc biệt là ở lứa tuổi dậy thì, trẻ rất thích các trò chơi điện tử và nghiện sử dụng các thiết bị này. Khoảng thời gian trẻ sử dụng điện thoại, ipad, laptop,… thường là vào buổi tối trước khi đi ngủ.


- Lúc này, sóng từ các thiết bị điện tử sẽ tác động đến não bộ. Thêm vào đó, sự hào hứng, phấn khích khi chơi game khiến trẻ khó dừng lại và lên giường đi ngủ. Dần dần, trẻ có thể hình thành thói quen thức khuya và bị mất ngủ.

  

4. Thói quen thức khuya học bài


- Việc có quá nhiều bài tập và kiến thức cần tiếp thu mỗi ngày khiến trẻ buộc phải thức khuya. Thậm chí nhiều trẻ biết dùng cà phê để duy trì sự tỉnh táo. Điều này sẽ làm xáo trộn đồng hồ sinh học tự nhiên của cơ thể và gây mất ngủ.


5. Ăn thức ăn nhiều năng lượng trước khi ngủ


- Trà sữa, bánh ngọt hay thức ăn nhanh là những “cám dỗ” khó cưỡng đối với trẻ ở tuổi dậy thì. Nếu nạp những thực phẩm trước khi ngủ sẽ khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ hơn.1


6. Không gian ngủ kém chất lượng


- Khi không gian ngủ kém chất lượng như quá chật, hoặc quá nóng trẻ cũng sẽ dễ mất ngủ. Ngoài ra, không gian ngủ nhiều tiếng ồn và ánh sáng mạnh cũng khiến trẻ dễ bị giật mình khi ngủ.


7. Một số yếu tố bệnh lý


- Ngoài những nguyên nhân phổ biến kể trên, mất ngủ ở tuổi dậy thì còn có thể xuất phát từ yếu tố bệnh lý. Một số bệnh lý ảnh hưởng đến giấc ngủ ở trẻ tuổi dậy thì thường được kể đến như viêm da, trầm cảm, viêm đường hô hấp, thiếu máu não, suy nhược thần kinh…


IV. Mất ngủ ở độ tuổi dậy thì có thể gây ra những tác hại gì?


Tình trạng mất ngủ trong giai đoạn dậy thì nếu kéo dài và không dứt hoàn toàn có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đối với sức khỏe như:


– Dễ bị ngủ gật vào ban ngày, đặc biệt là tình trạng ngủ gật trong giờ học gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập của trẻ.


– Kém tập trung, suy giảm trí nhớ trầm trọng trong cuộc sống hàng ngày.


– Mệt mỏi, lờ đờ, uể oải là những biểu hiện thường gặp mỗi ngày. Trẻ sẽ dễ cảm thấy lười nhác, thiếu linh hoạt khi phải tham gia các hoạt động tập thể, không muốn giao tiếp hay vui đùa với mọi người.


– Cơ thể bị rối loạn về hormone, cân nặng và làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về huyết áp, tim mạch, béo phì, tâm lý…


– Da trở nên xấu đi, dễ nổi mụn, nám, thâm sạm và kém sắc.


– Suy nhược hệ thần kinh, thể lực kém khiến sức đề kháng và miễn dịch không ổn định, dễ bị vi khuẩn xâm nhập và mắc bệnh hơn.

 

Nếu tình trạng mất ngủ ở tuổi dậy thì diễn ra trong thời gian dài và khó cải thiện, phụ huynh cần đưa con em mình đi thăm khám để tham vấn ý kiến bác sĩ. Khi đó, trẻ sẽ được thực hiện khám lâm sàng kết hợp cùng một số kiểm tra cần thiết để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, tránh tình trạng mất ngủ kéo dài.

 

V. Phòng ngừa chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì

 

Để phòng ngừa bệnh mất ngủ ở trẻ dậy thì, bạn có thể tham khảo một số biện pháp đơn giản dưới đây.

 

• Đi ngủ và thức dậy sớm, vào một giờ cố định trong ngày

 

• Hạn chế thời gian ngủ trưa, chỉ nên từ 30 – 60 phút

 

• Tạo tâm lý thoải mái trước khi đi ngủ, tránh suy nghĩ quá nhiều đến các áp lực bài vở hay thi cử gây

suy nhược thần kinh

 

• Tập thể dục buổi sáng và buổi tối đều đặn (buổi tối nên tập những bài thể dục nhẹ nhàng hơn)

 

• Giữ không gian phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát và hạn chế ánh sáng, tiếng ồn

 

• Không sử dụng các thiết bị điện tử ngay trước giờ đi ngủ, nên tắt các thiết bị này trước khi đi ngủ khoảng 30 – 60 phút

 

• Ngâm chân bằng nước ấm hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng trước khi đi ngủ

 

• Chú ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hạn chế ăn vặt và tránh các loại thực phẩm gây khó tiêu, đồ chiên rán, đồ ngọt hay các loại thức uống lợi tiểu vào buổi tối. Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, sắt và omega-3 để cải thiện trí nhớ, thể chất và trị mất ngủ hiệu quả. Bao gồm: thịt cá, hải sản, thịt bò, cải bó xôi, rau dền, súp lơ xanh, đậu nành… Ngoài ra, có thể uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ 30 phút.

Giải pháp cho bạn: Bổ sung thực phẩm chức năng tái tạo giấc ngủ tự nhiên bằng thảo dượcThực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện

Giới thiệu đến bạn: 
PM NATURE PRO - TÁI TẠO GIẤC NGỦ TỰ NHIÊN BẰNG THẢO DƯỢC

PM Nature Pro giúp tạo ra giấc ngủ sinh học đến một cách tự nhiên khi cơ thể đòi hỏi nhu cầu nghỉ ngơi chứ không phải do ức chế thần kinh từ các loại thuốc an thần. Giấc ngủ tự nhiên sẽ giúp chúng ta sảng khoái thực sự sau khi thức dậy, tràn ngập năng lượng.

 

 

 

Công dụng PM Nature Pro giúp:
 

- Điều trị các triệu chứng HẬU COVID-19 lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, suy nhược…


- Hỗ trợ điều trị các chứng loạn thần, rối loạn nhân cách do rối loạn giấc ngủ


- Giúp thư giãn, làm dịu căng thẳng stress, giảm lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, thiếu tập trung


- Chống rối loạn nhịp sinh học về lệch thời gian, múi giờ và địa lý


- Giúp điều hoà, ổn định các rối loạn tăng động, giảm chú ý, hành vi, cảm xúc, tự kỷ, tâm thần phân liệt…


- Đạt được giấc ngủ sâu nhanh chóng hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống


- Tái tạo giấc ngủ tự nhiên (giấc ngủ sinh học)


- An toàn, không gây phụ thuộc, nhờn thuốc và không có tác dụng không mong muốn


- Hỗ trợ điều trị chứng động kinh, Parkisson, các rối loạn do hội chứng tiền mãn kinh…


- Lưu thông khí huyết, giảm đau đầu, ù tai, chóng mặt, hội chứng tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não


- Ngăn ngừa tình trạng suy nhược, tăng sức đề kháng của cơ thể


Đối tượng sử dụng: Người trưởng thành mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Trẻ em bị rối loạn tăng động, giảm chú ý, tự kỷ cần tham khảo ý kiến bác sĩ


>>> Chi tiết sản phẩm xem tại: PM NATURE PRO - TÁI TẠO GIẤC NGỦ TỰ NHIÊN BẰNG THẢO DƯỢC
 

HOTLINE TƯ VẤN: 096.880.5353 - 096.287.6060 - 0978.307.072
 

Viết bình luận