1. Tổng quan về bệnh tiểu đường
2. Phân loại bệnh tiểu đường thường gặp
• Tiểu đường tuýp 1 chiếm 10% trong tổng số người mắc bệnh đái tháo đường. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở trẻ em hoặc người trẻ nên có tên gọi khác là bệnh đái tháo đường vị thành niên. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi. Trong các nguyên nhân gây bệnh, 95% trường hợp do cơ chế tự miễn (hệ miễn dịch tấn công nhầm và phá hủy các tế bào có nhiệm vụ sản xuất insulin ở tuyến tụy). Người bệnh phải phụ thuộc nguồn insulin từ bên ngoài đưa vào và phải tiêm insulin suốt đời.
• Tiểu đường thai kỳ xảy ra trong quá trình mang thai, nhau thai sẽ tạo ra các hormon nữ như estrogen, progesterone, tác động vào các thụ thể insulin ở trên tế bào đích, làm tăng đề kháng insulin. Tuy nhiên, khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ lượng insulin cần thiết để vượt qua sức đề kháng này sẽ dẫn đến tích tụ đường trong máu, dẫn đến đái tháo đường trong suốt thai kỳ. Dù đái tháo đường thai kỳ sẽ hết ngay khi sinh con, sản phụ cần được điều trị hiệu quả trong suốt thời gian mang thai để tránh các tác động xấu ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
3. Sống chung với tiểu đường bằng cách nào?
Tiểu đường là bệnh mãn tính. Khi đã mắc bệnh, người bệnh xác định phải sống cung với tiểu đường suốt đời. Bệnh tiểu đường cũng rất khó điều trị. Do đó, người bệnh cần thực sự kiên trì, tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt mới có thể kiểm soát bệnh hiệu quả và hạn chế nguy cơ biến chứng.
Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho bệnh nhân tiểu đường:
- Lựa chọn tinh bột cẩn thận: Tinh bột là một vấn đề quan trọng và được rất nhiều người bệnh quan tâm. Người bệnh không cần phải loại bỏ hoàn toàn tinh bột trong chế độ ăn. Tinh bột có thể chiếm khoảng 50 đến 60% năng lượng khẩu phần ăn của người bệnh. Nếu không được cung cấp đủ tinh bột, cơ thể sẽ bị thiếu năng lượng và người bệnh có thể phải đối mặt với một số vấn đề sức khỏe cấp tính như hạ đường huyết, mệt mỏi, lo âu, vã mồ hôi,…
Người bệnh cần lưu ý lựa chọn những loại tinh bột phân hủy chậm và có thể cung cấp nguồn năng lượng ổn định như ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, trái cây,… Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế những loại trái cây dễ làm tăng đường huyết như mít, na, nhãn,…
- Giảm cân nếu cần thiết: Nếu bạn đang bị thừa cân béo phì thì việc giảm cân là rất cần thiết. Chỉ cần giảm một vài cân, sức khỏe của người bệnh cũng có thể được cải thiện rõ rệt. Khi giảm cân, lượng đường trong máu cũng sẽ giảm và tình trạng huyết áp hay mức cholesterol cũng sẽ được cải thiện.
- Ngủ đủ giấc: Tình trạng ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều có thể gây ra cảm giác thèm ăn, gây tăng cân và tăng nguy cơ biến chứng, từ đó gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Chính vì thế, người bệnh tiểu đường nên ngủ ít nhất từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm.
- Duy trì chế độ vận động hợp lý: Bạn có thể lựa chọn những bài tập mà mình yêu thích và duy trì tập luyện 30 phút mỗi ngày. Khi tập luyện đều đặn, bạn sẽ có thể duy trì cân nặng hiệu quả, giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, giảm căng thẳng và phòng ngừa biến chứng bệnh.
Kiểm soát đường huyết tại nhà để đánh giá các biện pháp chăm sóc sức khỏe của bạn có thực sự hiệu quả hay không. Thời điểm đo đường huyết là trước bữa ăn sáng hoặc sau ăn từ 1 đến 2 tiếng.
- Giảm căng thẳng: Khi căng thẳng, chỉ số đường huyết trong máu sẽ tăng lên. Vì thế, người bệnh tiểu đường cần giữ một tinh thần vui vẻ, thoải mái để tránh khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và phòng ngừa biến chứng bệnh. Bệnh nhân có thể loại bỏ căng thẳng bằng một số phương pháp như tập thể dục, gặp gỡ người thân và bạn bè, tham gia các lớp học yoga,…
- Giảm ăn muối để ngăn ngừa biến chứng tim mạch và thận do bệnh tiểu đường gây ra. Một số phương pháp giúp bạn giảm muối trong chế độ ăn như sau:
+ Không ướp muối vào thực phẩm trước khi chế biến.
+ Không nên ăn những thực phẩm chế biến sẵn.
+ Có thể thay thế muối bằng một số loại thảo mộc và gia vị khác.
- Chăm sóc những vết bầm tím: Khi mắc bệnh tiểu đường, những vết thương thường chậm lành hơn. Do đó, bạn cần nhanh chóng xử trí, điều trị vết thương đúng cách, dù đó chỉ là vết xước hay vết cắt đơn giản.
Khi phát hiện tình trạng vết thương không được cải thiện, bạn cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, cần giữ ẩm bàn chân, ngăn ngừa nứt nẻ bàn chân để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng.
- Bỏ thuốc lá: Những chất độc hại trong thuốc lá có thể khiến cho bệnh nhân tiểu đường tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim, tổn thương thần kinh,… Do đó người bệnh nên bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
- Tái khám đều đặn theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Qua những buổi thăm khám này, bác sĩ sẽ xác định rõ tình trạng sức khỏe của người bệnh và đưa ra lời khuyên hữu ích, kịp thời. Người bệnh nên đi khám mắt hàng năm, kiểm tra thận, khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần.
Người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi sống chung với tiểu đường, bên cạnh đó là tâm lý lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình. Tuy nhiên, nếu luôn cố gắng, kiên trì và tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt luôn vui vẻ lạc quan, người bệnh vẫn có thể cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng sống và phòng ngừa biến chứng tiểu đường.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, người bệnh tiểu đường nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm soát đường huyết và điều chỉnh phác đồ điều trị trong trường hợp cần thiết.
Mách bạn: Punsemin - ổn định đường huyết phòng biến chứng bệnh tiểu đường.
Công dụng của Punsemin:
>> Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên.
>> Bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường týp 2.
>> Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.
>> Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp.
>> Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.
>> Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường.
>> Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch.
>> Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phì.
>> Cải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá.
>> Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch.
Đối tượng sử dụng:
Người lớn có mức đường huyết cao hơn bình thường, nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, những người mắc bệnh đái tháo đường type 1, type 2, đái tháo đường kháng insulin. Những người trưởng thành sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Trên đây chúng tôi đã tìm hiểu và giải đáp cho bạn đọc về mẹo để chung sống với bệnh tiểu đường? Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên giúp ích cho bạn đọc về bệnh tiểu đường. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc.
Viết bình luận