Mẹ bầu thức khuya, ngủ ít ảnh hưởng như nào đến thai nhi?

Mẹ bầu thức khuya đồng nghĩa với việc thời gian ngủ trong một ngày có thể ít hơn và điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn bé. Đôi khi thức khuya không chỉ là thói quen mà còn có thể do mẹ bầu khó ngủ, không thể đi ngủ sớm như mong muốn vì một số tác động của thai kỳ cũng như các vấn đề sức khỏe khác. Vậy mẹ bầu thức khuya, ngủ ít ảnh hưởng như nào đến thai nhi? Làm sao để cải thiện giấc ngủ? Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho bạn đọc về tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu.

    


I. Mất ngủ khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ và bé


1. Mất ngủ khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ 
 

Thường xuyên bị mất ngủ khi mang thai sẽ dẫn đến nhiều tác động xấu đến sức khỏe. Dù có cung cấp đủ chất dinh dưỡng nhưng nếu thường xuyên mất ngủ sẽ khiến mẹ bầu không tỉnh táo, thậm chí có thể dẫn đến kiệt sức, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.


• Mất ngủ khiến cơ thể kém tỉnh táo, kiệt sức: Mất ngủ khi mang thai sẽ khiến tinh thần kém tỉnh táo, thường xuyên rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi.


• Mất ngủ khiến não bộ thiếu hụt vi chất: Thường xuyên mất ngủ sẽ khiến não bộ thiếu oxy và một số chất dẫn đến các bệnh lý như khó chịu, đau đầu, tăng huyết áp.


• Khó sinh: Mất ngủ kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ sinh mổ. Vì vậy, để tránh phải sinh mổ mẹ bầu cố gắng ngủ đủ giấc vào ban đêm.


• Quá trình chuyển dạ kéo dài: Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nếu trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ thường xuyên bị mất ngủ thời gian chuyển dạ sẽ kéo dài hơn bình thường.


• Giảm khả năng tập trung, dễ nổi nóng: Mất ngủ kéo dài sẽ khiến thai phụ thường xuyên cáu kỉnh, khó chịu, dễ mất tập trung, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày.


• Nhanh lão hóa da: Thường xuyên mất ngủ khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động đến sắc đẹp của bà bầu. Khi ngủ không đủ giấc làn da của bà bầu nhất là vùng da mặt hay những vùng da thường xuyên tiếp xúc với bên ngoài sẽ dễ bị lão hóa, chảy xệ và khó phục hồi.

 

- Mất ngủ khi mang thai gây những tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé


• Thường xuyên bị căng thẳng: Những thay đổi về hormone có thể khiến tâm sinh lý của bà bầu thay đổi. Nếu cộng thêm việc thường xuyên mất ngủ sẽ làm gia tăng mức độ căng thẳng, stress thậm chí gây trầm cảm, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

 

2. Bà bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?


Bất kỳ thay đổi nào của cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Mất ngủ khi mang thai có thể gây những tác động xấu như sau:


• Trẻ dễ bị thiếu máu: Từ 23h đến 3h sáng là khoảng thời gian cơ thể tạo ra hồng cầu. Nếu thường xuyên mất ngủ sẽ khiến ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu khiến thai nhi dễ bị thiếu máu ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ.


• Trẻ bị chậm phát triển: Thời điểm từ tuần thứ 24 trẻ sẽ phát triển mạnh về trí não và hoàn thiện các giác quan của cơ thể. Nếu không có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý có thể khiến quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng, gây rối loạn nội tiết tố.

 

II. Mẹ bầu nên làm gì để ngủ đủ giấc và tăng chất lượng giấc ngủ?


Việc mẹ bầu thức khuya có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với thai kỳ. Do đó, bạn nên thay đổi thói quen ngủ muộn và cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách áp dụng những lời khuyên được Hello Bacsi tổng hợp sau đây:

• Do áp lực của thai nhi lên bàng quang nên chị em có thể phải đi tiểu đêm nhiều lần gây gián đoạn giấc ngủ. Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu hãy nên uống đủ nước trong ngày và cần tránh uống nhiều
nước trước khi đi ngủ.

• Không ăn uống hoặc tập thể dục trước khi đi ngủ. Thay vào đó, mẹ bầu chỉ nên làm những hoạt động mà bản thân cảm thấy thư giãn như massage chẳng hạn.

 


• Cố gắng xây dựng lịch ngủ nghỉ nhất quán bằng cách đi ngủ và thức dậy theo một khung giờ cố định mỗi ngày. Điều này có thể đảm bảo mẹ bầu luôn ngủ đủ giấc từ 8 đến 9 giờ mỗi đêm. Ngoài ra, chị em có thể ngủ ngắn vào những thời điểm khác trong ngày để không bị thiếu ngủ.
 

• Không xem ti vi hoặc sử dụng máy tính, điện thoại khi nằm trên giường hoặc gần sát giờ đi ngủ. Việc này sẽ giúp mẹ bầu quen thức khuya thay đổi được thói quen ngủ muộn để đi ngủ sớm hơn.
 

• Tránh dung nạp thức uống chứa caffeine trước giờ đi ngủ để tránh mất ngủ vào ban đêm.

 

• Đảm bảo phòng ngủ mát mẻ, yên tĩnh và đủ tối. Bạn nên có đèn ngủ trong phòng để thuận tiện cho việc đi vệ sinh ban đêm mà không cần mở đèn quá sáng khiến bạn khó ngủ lại.

 

• Ngoài những bí quyết kể trên, sử dụng gối ngủ dành cho mẹ bầu cũng là giải pháp rất tối ưu mà chị em nên lựa chọn để hỗ trợ, cải thiện giấc ngủ trong thai kỳ tốt nhất nhé!


III. Vì sao mẹ bầu thức khuya hoặc ngủ ít? Yếu tố nào đang cản trở giấc ngủ của bạn?


Mẹ bầu thức khuya thường là do thói quen ngủ muộn trước khi mang thai hoặc do các mẹ hay sử dụng điện thoại, máy tính, coi ti vi… trước giờ đi ngủ. Bên cạnh những nguyên nhân trên, việc mẹ bầu thức khuya, khó ngủ hoặc ngủ ít đôi khi còn là do những yếu tố liên quan đến thai kỳ hoặc các vấn đề sức khỏe, giấc ngủ. Trong đó thường bao gồm các vấn đề như:


1. Mẹ bầu khó tìm được tư thế ngủ thoải mái


- Đối với chị em có thói quen nằm sấp hoặc nằm ngửa khi ngủ thì thường sẽ khó tìm được tư thế ngủ thoải mái trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba. Khi bụng ngày càng lớn, mẹ bầu được khuyên là nên nằm nghiêng để đảm bảo lưu thông máu và truyền dưỡng chất cho em bé qua nhau thai. Tuy nhiên, một số mẹ không quen nằm nghiêng khi ngủ thì sẽ cảm thấy không thoải mái, dẫn đến khó ngủ và ngủ ít.


- Ngoài ra, khi thai nhi cử động nhiều hơn vào những tháng cuối thai kỳ, giấc ngủ của mẹ cũng sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng mẹ bầu thức khuya và khó ngủ hơn.


2. Mẹ bầu thức khuya, ngủ ít có thể do chuột rút, đau lưng, đau nhức tay chân


- Đa số mẹ bầu đều bị đau lưng, đau nhức tay chân hoặc chuột rút do áp lực ngày càng lớn từ thai nhi đang phát triển trong bụng. Những vấn đề kể trên có thể là tác nhân gây cản trở giấc ngủ, khiến mẹ bầu thức khuya, ngủ ít hơn vì cảm thấy không thoải mái. Riêng đối với tình trạng chuột rút trong thai kỳ, chị em không nên quá chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang thiếu dưỡng chất, đặc biệt là canxi và magie. Cách tốt nhất là bạn nên đi khám nếu bị chuột rút thường xuyên hoặc mất ngủ vì chuột rút để có giải pháp xử lý hiệu quả.


3. Ốm nghén, buồn nôn trước khi đi ngủ


- Mặc dù ốm nghén khi mang thai được biết là thường xảy ra vào buổi sáng nhưng sự thật là tình trạng này có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Đối với một số mẹ bầu bị ốm nghén nặng, chị em có thể cảm thấy buồn nôn nhiều vào cuối ngày và trước khi đi ngủ. Trong trường hợp này, mẹ bầu thức khuya, khó chìm vào giấc ngủ có thể là do cảm giác khó chịu từ cơn ốm nghén.
 


4. Khó thở khi mang thai


- Tình trạng khó thở khi mang thai xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố. Mẹ bầu thường cảm thấy khó thở trong 3 tháng đầu và có thể kéo dài vấn đề này trong suốt thai kỳ. Khó thở khi mang thai không nguy hiểm nhưng có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, nặng nề và dễ mất ngủ hơn.


5. Hội chứng chân không yên ở mẹ bầu


- Nếu mắc hội chứng chân không yên, bạn sẽ có cảm giác muốn di chuyển chân một cách không thể kiểm soát khi đang nghỉ ngơi hoặc muốn đi ngủ. Tình trạng này thường xảy ra ở người lớn tuổi nhưng một số mẹ bầu cũng có thể gặp phải và nguyên nhân chính thường là do mẹ bị thiếu máu khi mang thai. Do đó, nếu mẹ bầu thức khuya, khó ngủ do hội chứng chân không yên thì cần đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin, axit folic và sắt để kiểm soát tình trạng thiếu máu.


6. Mẹ bầu thức khuya, khó ngủ do căng thẳng


- Giai đoạn mang thai và sau sinh, các bố các mẹ thường sẽ có nhiều mối lo liên quan đến việc chăm sóc em bé, kế hoạch tài chính khi nuôi con, kế hoạch chuyển nhà, sửa nhà… Tất cả những yếu tố này đều có thể khiến mẹ bầu cảm thấy áp lực và căng thẳng. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ trong thai kỳ lẫn sau khi sinh.


- Nếu mẹ bầu thức khuya, khó ngủ vì căng thẳng, tình trạng này không thể chủ quan mà cần được kiểm soát kịp thời bằng các phương pháp giảm căng thẳng phù hợp. Trong đó, bước đầu tiên mẹ nên thực hiện đó là hãy lập danh sách những việc cần làm cho ngày hôm sau. Bạn có thể thực hiện điều này trước khi đi ngủ để cảm thấy yên tâm và không để những mối lo “quấy rối” giấc ngủ.


IV. Mẹ bầu nên ngủ thế nào?


1. Mẹ bầu nên ngủ 8 tiếng mỗi ngày


- Nếu muốn con sinh ra khỏe mạnh thì mẹ bầu nên duy trì thói quen ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Khi mang bầu, có thể bạn sẽ ngủ nhiều hơn nhưng tốt nhất là nên dành nhiều thời gian ngủ vào ban đêm. Tránh tình trạng thức ban đêm ngủ ban ngày. Vào mùa xuân và mùa thu, sau khi ăn chiều, mẹ bầu có thể nghỉ ngơi, chợp mắt một chút và sau đó đi dạo nhẹ nhàng để giúp thư giãn thần kinh, loại bỏ mệt mỏi.


2. Mẹ bầu nên dành khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng để ngủ trưa


- Dù công việc có bận rộn thế nào, mẹ bầu cũng vẫn nên dành ra khoảng từ 30 phút đến một tiếng để ngủ trưa. Sau khi ăn, mẹ bầu có thể đi lại nhẹ nhàng và nằm nghỉ một chút.


3. Những thói quen tốt giúp bà bầu ngủ ngon


• Duy trì thời gian biểu hàng ngày và cố gắng tuân thủ thời gian một cách nghiêm túc sẽ giúp mẹ bầu có nhịp đồng hồ sinh học ổn định.


• Giữ tinh thần thoải mái trước khi ngủ sẽ giúp mẹ bầu có được giấc ngủ ngon. Đặc biệt, mẹ bầu không nên làm những việc nặng và căng thẳng trước khi ngủ.


• Tuần thứ 12 của thai kỳ là tuần khá quan trọng vì đây là giai đoạn trẻ bắt đầu hình thành các cơ quan, mẹ bầu nên tuân thủ giờ giấc để tránh dẫn đến tình trạng trẻ bị rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.


• Dậy sớm đi bộ thư giãn hoạc đi dạo hít thở không khí trong lành trước khi ngủ sẽ giúp mẹ bầu xóa tan mệt mỏi và có được một giấc ngủ ngon.


4. Lưu ý tới chế độ ăn uống


• Cá, các loại đậu sẽ kích thích não bộ và giúp mẹ bầu có được giấc ngủ ngon.


• Bổ sung vitamin B khi mang bầu là rất cần thiết vì nó không chỉ tham gia vào quá trình trao đổi chất mà còn giúp cung cấp năng lượng, bảo vệ các mô thần kinh, giảm căng thẳng…
Giới thiệu đến bạn: PM NATURE PRO - TÁI TẠO GIẤC NGỦ TỰ NHIÊN BẰNG THẢO DƯỢC

PM Nature Pro giúp tạo ra giấc ngủ sinh học đến một cách tự nhiên khi cơ thể đòi hỏi nhu cầu nghỉ ngơi chứ không phải do ức chế thần kinh từ các loại thuốc an thần. Giấc ngủ tự nhiên sẽ giúp chúng ta sảng khoái thực sự sau khi thức dậy, tràn ngập năng lượng.

 

Ăn gì để dễ ngủ hơn? Top 20 thực phẩm “vàng” giúp cải thiện tình trạng mất ngủ hiệu quả.

Công dụng PM Nature Pro giúp:
 

- Điều trị các triệu chứng HẬU COVID-19 lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, suy nhược…


- Hỗ trợ điều trị các chứng loạn thần, rối loạn nhân cách do rối loạn giấc ngủ


- Giúp thư giãn, làm dịu căng thẳng stress, giảm lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, thiếu tập trung


- Chống rối loạn nhịp sinh học về lệch thời gian, múi giờ và địa lý


- Giúp điều hoà, ổn định các rối loạn tăng động, giảm chú ý, hành vi, cảm xúc, tự kỷ, tâm thần phân liệt…


- Đạt được giấc ngủ sâu nhanh chóng hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống


- Tái tạo giấc ngủ tự nhiên (giấc ngủ sinh học)


- An toàn, không gây phụ thuộc, nhờn thuốc và không có tác dụng không mong muốn


- Hỗ trợ điều trị chứng động kinh, Parkisson, các rối loạn do hội chứng tiền mãn kinh…


- Lưu thông khí huyết, giảm đau đầu, ù tai, chóng mặt, hội chứng tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não


- Ngăn ngừa tình trạng suy nhược, tăng sức đề kháng của cơ thể


Đối tượng sử dụng: Người trưởng thành mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Trẻ em bị rối loạn tăng động, giảm chú ý, tự kỷ cần tham khảo ý kiến bác sĩ
 


Trên đây chúng tôi đã tìm hiểu và giải đáp chi tiết cho bạn về mẹ bầu thức khuya, ngủ ít ảnh hưởng như nào đến thai nhi? Làm sao để cải thiện giấc ngủ? . Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn đọc, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc !

>>> Chi tiết sản phẩm xem tại: PM NATURE PRO - TÁI TẠO GIẤC NGỦ TỰ NHIÊN BẰNG THẢO DƯỢC

HOTLINE TƯ VẤN: 096.880.5353 - 096.287.6060 - 0978.307.072


______________________

Có thể bạn quan tâm

>>> Cách khắc phục tình trạng mất ngủ tuổi mãn kinh hiệu quả mà chị em nên tham khảo

>>> Mất ngủ sau sinh có nguy hiểm không? Nguyên nhân khiến các mẹ bị mất ngủ là gì?


>>> 7 bài tập yoga chữa mất ngủ hiệu quả

 

Viết bình luận