Mất ngủ kéo dài gây những hệ lụy gì? Tìm hiểu ngay để biết

Mất ngủ mãn tính là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc vào ban đêm, thức dậy sớm và không ngủ lại được kéo dài liên tục trong 1 tháng. Chứng mất ngủ mãn tính, mất ngủ kinh niên sẽ làm ảnh hưởng đến tâm trạng, sự tỉnh táo, hiệu suất vào ban ngày, và sức khỏe tinh thần cũng như thể chất của người bệnh. Vậy mất ngủ mãn tính gây ra những hệ lụy gì? Dưới đây là cảnh báo về những hệ lụy mà mất ngủ mãn tính gây ra, người bệnh nên đặc biệt lưu ý.

  


I. Những hệ lụy nguy hiểm do mất ngủ mãn tính gây ra

Cơ thể muốn được hồi phục và tái tạo năng lượng sau một ngày làm việc, hoạt động thì cần phải có một giấc ngủ chất lượng. Nếu thường xuyên thiếu ngủ sẽ gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần:

- Thoái hóa và ngộ độc tế bào bên trong cơ thể.

- Tác nhân gây ra các bệnh lý huyết áp, tim mạch và làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.

- Có nguy cơ cao với bệnh tiểu đường và béo phì vì thức đêm dễ tạo ra thói quen ăn nhiều protein và chất ngọt làm tăng đường huyết và cholesterol.

- Rối loạn tâm lý, tinh thần làm suy giảm trí nhớ, dễ lo âu, trầm cảm.

- Khó thụ thai vì suy giảm nồng độ hormone sinh sản trong cơ thể.

- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý do virus, vi khuẩn tấn công.

- Hệ thống miễn dịch dễ bị phá hủy.

II. Triệu chứng của mất ngủ dạng mãn tính

Mất ngủ mạn tính biểu hiện thành rất nhiều triệu chứng. Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ mất ngủ. Các biểu hiện đó là:

Cảnh báo những hệ lụy khôn lường do mất ngủ mãn tính gây ra.
 

– Người bệnh khó đi vào giấc ngủ, nằm mãi nhưng trằn trọc không ngủ được

– Tỉnh giấc nhiều lần trong đêm và khó ngủ trở lại

– Thường thức giấc sớm

– Mệt mỏi khi thức dậy, không có cảm giác được nghỉ ngơi, phục hồi

– Không tỉnh táo vào ban ngày: lờ đờ, uể oải, hay buồn ngủ

– Khó tập trung, giảm trí nhớ và sự chú ý trong công việc 

– Căng thẳng, dễ nổi giận, cáu gắt

– Thường xuyên lo âu dẫn đến trầm cảm

– Đau đầu

– Có thể bị ảo giác

III. Mất ngủ kéo dài thường do những nguyên nhân nào?

1. Mất ngủ mạn tính do bệnh tật

Các bệnh lý là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ, trong đó có mất ngủ. Những căn bệnh thường kèm theo những khó chịu, đau nhức về ban đêm khiến người bệnh cảm thấy khó ngủ gồm:

– Các bệnh về xương khớp gây đau nhức về đêm: đó là thoái hoá đốt sống, thoái hóa khớp, loãng xương…

– Các bệnh về tim mạch: như tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, suy tim gây đau ngực, khó thở.

– Các bệnh đường hô hấp: đây có thể là nguyên nhân của tình trạng ho nhiều, khó thở về đêm. Thậm chí có thể kể đến giãn, hen phế quản.

– Các bệnh tiêu hoá: điển hình là bệnh dạ dày, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hoá… dễ gây ra những cơn trào ngược. Hậu quả là những cơn ợ nóng, ợ trớ lên thực quản, họng thanh quản.

– Các bệnh thận – niệu: sỏi thận, sỏi tiết niệu, u xơ tuyến tiền liệt,… khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần trong đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

– Bệnh tâm thần: Người có bệnh tâm thần thường không kiểm soát được giấc ngủ, bị mất ngủ nhiều và khó ngủ trở lại hơn người bình thường.

2. Mất ngủ do rối loạn tâm lý

- Nếu người bệnh gặp phải nhiều căng thẳng, lo âu vào ban ngày thì sẽ dễ bị mất ngủ về đêm hơn.  Stress kéo dài là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ mạn tính. 

 

- Trong nhiều trường hợp, quá lo lắng cho giấc ngủ của mình cũng khiến người bệnh dễ mất ngủ. Bởi khi cố gắng ngủ nghĩa là bệnh nhân đang cố tình quên đi một điều gì đó. Điều này khiến bạn gặp phải tình trạng: giật mình tỉnh giấc trong đêm, thức trắng đêm, thiếp đi khi quá mệt mỏi. Như vậy tình trạng mất ngủ càng thêm tồi tệ.

3. Mất ngủ do môi trường

- Không gian sống ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ. Nếu sống trong những căn nhà quá chật, đông người, ồn ào, mất vệ sinh… thì người bệnh sẽ dễ mất ngủ hơn.

- Tỉ lệ người sống trong thành phố lớn bị mất ngủ thường cao hơn ở các vùng quê. 

4. Mất ngủ do ăn uống không điều độ

- Nếu ăn quá no, uống nhiều nước trước khi ngủ gây ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ. Ngoài ra, uống rượu, bia, ăn nhiều chất kích thích (cà phê, trà, thuốc lá…) thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ kéo dài.

5. Mất ngủ mạn tính do suy giảm các chức năng của cơ thể

- Tuổi tác càng cao thì các chức năng của cơ thể càng dễ bị suy giảm. Trong đó chức năng của hệ thần kinh trung ương là cơ quan dễ bị ảnh hưởng nhất. Đây là một nguyên nhân khiến mất ngủ ở người già.
Ngoài ra, sự tăng, giảm các hormone trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc tiền mãn kinh – mãn kinh cũng được xem là một yếu tố gây ra bệnh mất ngủ kéo dài.

IV. Cách phòng ngừa bệnh mất ngủ chuyển sang mãn tính

Theo các chuyên gia, để phòng ngừa bệnh mất ngủ kéo dài, người bệnh cần chú ý những điều sau:

– Tạo tinh thần thoải mái trước khi ngủ: Hoạt động quá nhiều trước khi ngủ làm tăng năng lượng, tiết nhiều cholesterol, khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ. Do vậy, trước khi đi ngủ nên để cơ thể thư giãn, tinh thần thoải mái. Tránh để những muộn phiền, lo âu ảnh hưởng tới giấc ngủ.

– Cải tạo không gian phòng ngủ: Luôn giữ phòng ngủ thông thoáng và yên tĩnh giúp giấc ngủ ngon hơn. Đôi khi có thể thay đổi phòng ngủ hoặc thay đổi cách trang trí trong phòng cũng rất có lợi cho giấc ngủ.

– Tránh sử dụng các chất kích thích: Tránh xa trà, cà phê, rượu bia vào ban đêm. Bên cạnh đó, hãy chú ý xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng, tập luyện, làm việc hợp lý.

– Hạn chế sử dụng thuốc ngủ: Thuốc ngủ có tác dụng an thần nhưng sẽ khiến cơ thể bị mệt mỏi khi thức dậy. Sử dụng thuốc ngủ trong thời gian dài còn gây nhiều tác dụng phụ. Nguy hiểm nhất là phá vỡ chu kỳ thức – ngủ của người bệnh, gây chóng mặt, đau đầu, dễ bị kích động, kèm theo những biến chứng liên quan đến gan, thận. Nhiều trường hợp người bệnh đã chuyển từ mất ngủ cấp tính thành mạn tính, đột quỵ do lạm dụng thuốc. 

Trên đây là cảnh báo về những hệ lụy do mất ngủ mãn tính gây ra mà người bệnh nên đặc biệt lưu ý. Hy vọng bài viết trên hữu ích cho bạn đọc, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc !



Giải pháp cho bạn: Bổ sung thực phẩm chức năng tái tạo giấc ngủ tự nhiên bằng thảo dược

 
Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện

Giới thiệu đến bạn: PM NATURE PRO - TÁI TẠO GIẤC NGỦ TỰ NHIÊN BẰNG THẢO DƯỢC

PM Nature Pro giúp tạo ra giấc ngủ sinh học đến một cách tự nhiên khi cơ thể đòi hỏi nhu cầu nghỉ ngơi chứ không phải do ức chế thần kinh từ các loại thuốc an thần. Giấc ngủ tự nhiên sẽ giúp chúng ta sảng khoái thực sự sau khi thức dậy, tràn ngập năng lượng.

 

Công dụng PM Nature Pro giúp:
 

- Điều trị các triệu chứng HẬU COVID-19 lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, suy nhược…


- Hỗ trợ điều trị các chứng loạn thần, rối loạn nhân cách do rối loạn giấc ngủ


- Giúp thư giãn, làm dịu căng thẳng stress, giảm lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, thiếu tập trung


- Chống rối loạn nhịp sinh học về lệch thời gian, múi giờ và địa lý


- Giúp điều hoà, ổn định các rối loạn tăng động, giảm chú ý, hành vi, cảm xúc, tự kỷ, tâm thần phân liệt…


- Đạt được giấc ngủ sâu nhanh chóng hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống


- Tái tạo giấc ngủ tự nhiên (giấc ngủ sinh học)


- An toàn, không gây phụ thuộc, nhờn thuốc và không có tác dụng không mong muốn


- Hỗ trợ điều trị chứng động kinh, Parkisson, các rối loạn do hội chứng tiền mãn kinh…


- Lưu thông khí huyết, giảm đau đầu, ù tai, chóng mặt, hội chứng tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não


- Ngăn ngừa tình trạng suy nhược, tăng sức đề kháng của cơ thể


Đối tượng sử dụng: Người trưởng thành mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Trẻ em bị rối loạn tăng động, giảm chú ý, tự kỷ cần tham khảo ý kiến bác sĩ
 


 
HOTLINE TƯ VẤN: 096.880.5353 - 096.287.6060 - 0978.307.072

 

Viết bình luận