Tăng mỡ máu là tình trạng tăng hàm lượng các chất mỡ trong máu. Các chất béo này có thể do cơ thể tạo ra hoặc có thể có trong các thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Thực tế, cơ thể cần chất béo để có thể hoạt động bình thường nhưng nếu hàm lượng mỡ trong máu tăng cao sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim và đột quỵ. Do đó , dưới đây chúng tôi sẽ “mách” cho bạn cách làm giảm mỡ máu để bảo vệ sức khỏe tim mạch hiệu quả.
I. Giảm mỡ máu bằng cách nào? Đâu là cách giảm mỡ máu hiệu quả?
Bạn có thể làm giảm mỡ máu bằng cách thay đổi lối sống và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Một số người có thể chỉ cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống để giúp đưa mức cholesterol về an toàn, trong khi một số khác phải dùng thuốc giúp giảm cholesterol
1. Ăn những thực phẩm tốt cho tim mạch
Giảm mỡ máu bằng cách thay đổi chế độ ăn không chỉ giúp giảm mỡ máu mà còn cải thiện sức khỏe tim mạch. Bạn nên duy trì chế độ có các thực phẩm chứa nhiều kali, canxi và chất xơ, hạn chế natri, đường, chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa
• Giảm các thực phẩm chứa chất béo bão hòa trong chế độ ăn: Chất béo bão hòa có nhiều trong thịt đỏ và các sản phẩm làm từ sữa. Những thực phẩm chứa chất béo bão hòa thường dễ làm tăng mức cholesterol trong máu.
• Hạn chế hoặc giảm các thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa như bơ thực vật, bánh quy và bánh ngọt. Theo các chuyên gia, chất béo chuyển hóa sẽ làm giảm mức HDL cholesterol và làm tăng LDL cholesterol trong máu.
• Ăn những thực phẩm giàu omega-3: Axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe tim mạch, như giảm huyết áp và không ảnh hưởng đến mức LDL cholesterol. Do đó, thay vì dùng các chất béo bão hòa, bạn hãy dùng những thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, cá trích, quả óc chó và hạt lanh.
• Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ hòa tan: Chất xơ hòa tan có tác dụng làm giảm hấp thụ cholesterol vào máu và làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp bạn no lâu hơn. Chất xơ hòa tan thường có nhiều trong yến mạch, các loại đậu, lúa mạch, trái cây và rau củ.
2. Tăng cường tập thể dục
- Tập thể dục đều đặn, hợp lý có thể giúp kiểm soát mỡ máu và giữ cân nặng luôn ổn định. Tập thể dục có thể làm tăng HDL cholesterol và loại bỏ LDL cholesterol ra khỏi máu. Để giữ mỡ máu ở mức ổn định, bạn nên tập ít nhất 30 phút trong 5 ngày mỗi tuần với các bài tập như đi bộ nhanh, bơi lội hoặc đi xe đạp. Nếu tập các bài tập ở cường độ mạnh, bạn chỉ nên tập 20 phút trong 3 ngày mỗi tuần do các bài tập này có thể khiến tim đập nhanh hơn.
Nếu bạn không có thói quen tập thể dục thường xuyên, hãy bắt đầu thói quen này theo khuyến nghị sau:
• Người từ 18 – 64 tuổi nên hoạt động ở cường độ vừa phải từ 30 – 60 phút vào hầu hết các ngày trong tuần.
• Người từ 65 tuổi trở lên nên tập luyện ở cường độ vừa phải với thời gian tổng 30 phút vào hầu hết các ngày trong tuần (ví dụ: tập 10 phút mỗi ngày).
3. Giảm cân – Cách làm giảm mỡ máu hiệu quả
- Thừa cân có thể góp phần làm tăng cholesterol trong máu [8]. Do đó, nếu bạn bị béo phì hoặc thừa cân, việc giảm cân sẽ giúp giảm mức LDL cholesterol và triglyceride, đồng thời làm tăng HDL cholesterol.
- Hãy vận động nhiều hơn để có thể giúp giảm cân hiệu quả, như đi cầu thang thay vì đi thang máy hoặc đứng nhiều hơn thay vì ngồi (nấu ăn hoặc chăm cây cảnh trong vườn) [9].
4. Bỏ thuốc lá
Nicotin và các hóa chất khác có trong thuốc lá có thể làm giảm mức HDL cholesterol và làm tăng tốc độ hình thành mảng bám trong động mạch. Do đó, cục máu đông dễ hình thành hơn, làm tăng nguy cơ xảy ra đột quỵ và nhồi máu cơ tim [1]. Bỏ hút thuốc lá là một trong những cách tốt nhất để cải thiện sức khỏe tim mạch và mạch máu:
• Trong 3 tháng sau khi bỏ thuốc lá, tuần hoàn máu và chức năng phổi bắt đầu cải thiện.
• Trong vòng 1 năm sau khi bỏ thuốc lá, nguy cơ mắc bệnh tim chỉ bằng một nửa so với người còn hút thuốc.
5. Hạn chế dùng đồ uống có cồn
- Đồ uống có cồn có thể khiến mức triglyceride cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Uống quá nhiều rượu cũng làm tăng huyết áp và có thể dẫn đến béo phì – đây là hai yếu tố gây ra bệnh tim (10). Nếu bạn uống rượu bia, hãy uống vừa phải để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch (9, 10).
6. Cách làm giảm mỡ máu bằng thuốc
Giải pháp cho bạn: Sử dụng bổ sung thực phẩm chức năng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch hoàn toàn từ thảo dược.
Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện
Giới thiệu đến bạn: Bi-Q10 Max Tăng cường sức khỏe tim mạch tổng thể
Bổ sung Bi-Q10 MAX hàng ngày giúp tim và hệ thống mạch khỏe mạnh. Giúp điều trị các cơn đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim, hỗ trợ phòng và chống các cơn đột quỵ, tai biến mạch máu não. Bi-Q10 Max là một sản phẩm đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong công tác phòng chống, nâng cao sức khỏe tim mạch và chữa trị các bệnh lý tim mạch ngày càng gia tăng. Bi-Q10 Max là công thức phối hợp giữa các dược chất đặc biệt có hoạt tính sinh học tốt nhất để tăng cường sức khoẻ tim mạch đã được đăng ký bản quyền về thương hiệu giữa các nhà khoa học của hãng dược phẩm CAPTEK SOFTGEL International, Inc, Hoa Kỳ và nhà phân phối BNC Medipharm.
Công dụng của Bi-Q10 Max® :
- Làm tim và hệ thống mạch khỏe mạnh, phòng và chống các cơ đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim.
- Tăng tuần hoàn não, chống rối loạn tiền đình, đâu nửa đầu, chống mất ngủ, suy nhược, mệt mỏi, tăng cường trí nhớ.
- Giảm cholesterol xấu, chống xơ vữa động mạch và phòng các biến chứng tiểu đường.
- Phòng và hỗ trợ điều trị tai biến mạch não, đột quỵ, hẹp hở van tim.
- Chống lão hoá, suy giảm thị lực, thoái hoá võng mạc, tăng cường miễn dịch.
- Bổ sung Bi-Q10 MAX hàng ngày giúp tim và hệ thống mạch khỏe mạnh.
- Bi-Q10 MAX giúp điều trị các cơn đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim, hỗ trợ phòng và chống các cơn đột quỵ, tai biến mạch máu não.
- Điều trị chứng mệt mỏi, suy nhược thần kinh, ăn ngủ kém, suy giảm trí nhớ.
- Tăng tuần hoàn não, chống rối loạn tiền đình, đau nửa đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai.
- Giảm cholesterol xấu, chống xơ vữa động mạch.
- Giúp phòng và điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường. Phòng và hỗ trợ điều trị tai biến mạch não, đột quỵ, hẹp hở van tim.
- Chống lão hoá, suy giảm thị lực, thoái hoá võng mạc, tăng cường miễn dịch.
Trên đây chúng tôi đã tìm hiểu và giải đáp chi tiết cho bạn đọc về bệnh suy tim cấp độ 1 có nguy hiểm không? Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên hữu ích cho bạn đọc, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc !
>>> Chi tiết sản phẩm xem tại : Bi-Q10 Max Tăng cường sức khỏe tim mạch tổng thể
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
II. Triệu chứng của bệnh
Hầu hết mọi người chỉ phát hiện bệnh khi khám sức khỏe định kỳ hoặc bệnh tiến triển ở giai đoạn nặng, gây nhiều tổn thương cho các cơ quan và cơ thể bởi máu nhiễm mỡ không có triệu chứng điển hình. Đặc biệt, bệnh lý này ở người trẻ diễn biến âm thầm, khó nhận biết, khiến nhiều người chủ quan.
Một số triệu chứng người bệnh có thể gặp phải như:
- Khi bệnh chưa tiến triển sang giai đoạn cuối: Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thở gấp, tim đập nhanh, đau tức ngực,…
- Khi bệnh phát triển đến giai đoạn cuối: Đau tim, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch,… Một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ban vàng dưới da, thể hiện là các nốt phồng nhỏ có bề mặt bóng loáng, màu vàng. Ban vàng dưới da có thể xuất hiện khắp cơ thể, kích thước lớn gây mất thẩm mỹ
III. Nguyên nhân nào khiến bạn bị máu nhiễm mỡ?
Máu nhiễm mỡ thường đến từ các nguyên nhân sau:
1. Máu nhiễm mỡ do chế độ ăn uống và sinh hoạt
- Mỡ trong máu cao liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống và sinh hoạt. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý góp phần làm tăng mỡ trong máu là: ăn nhiều mỡ động vật, phủ tạng động vật, sữa nguyên kem, bơ, thịt đỏ, các loại thức ăn rán, chiên phải sử dụng nhiều dầu mỡ
- Ngoài ra, do chế độ sinh hoạt không hợp lý ở người béo phì, lười vận động (làm tích mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân), uống nhiều rượu, bia, hút thuốc… cũng là nguyên nhân dẫn đến mỡ trong máu tăng. Nếu bị béo phì, nguy cơ tăng mỡ máu có thể xảy ra.
- Bên cạnh đó, stress (căng thẳng thần kinh) là một trong các nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh, trong đó có bệnh tăng mỡ máu.
- Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nhân có chế độ ăn lành mạnh, thể hình gầy nhưng vẫn bị rối loạn lipid máu chủ yếu do di truyền trong gia đình.
- Đối với tăng triglycerit hay gặp nhất là do uống quá nhiều rượu, béo phì, di truyền, lười vận động hoặc rối loạn gen chuyển hóa.
2. Máu nhiễm mỡ do tuổi tác và giới tính
- Càng lớn tuổi, các cơ quan trong cơ thể bị lão hóa bởi thời gian, trong có các bộ phận như gan, mật dẫn đến rối loạn hoạt động tự điều chỉnh mỡ trong máu.
- Các nghiên cứu cũng thấy rằng estrogen ảnh hưởng đến việc chuyển hóa chất béo và ảnh hưởng gián tiếp đến các mạch máu. Nữ giới đang trong độ tuổi từ 15-45 tuổi thường có tỉ lệ triglyceride thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên, khi bước sang giai đoạn mãn kinh, lượng triglyceride và cholesterol xấu càng ngày càng tăng (mỡ máu tăng) và làm tăng khả năng bị mắc bệnh xơ vữa động mạch ở nữ giới.
3. Máu nhiễm mỡ do ứ đọng
- Khi giảm hoạt tính men lipoprotein lipaza do tăng chất ức chế men này (protamin, axít mật, NaCl), hoặc do giảm tiết heparin (như trong bệnh xơ vữa động mạch) thấy giảm thủy phân triglyceride (dưới dạng chylomicron) thì sẽ gây tăng lipid máu.
- Trong bệnh thận hư, tăng mỡ máu là do các chất ức chế tiêu mỡ; ngoài ra trong bệnh này albumin huyết tương giảm (do protein niệu nghiêm trọng)do đó giảm khả năng kết hợp với ABTDHT, kết quả là quá trình tiêu mỡ bị ức chế và tăng lipid máu. Tăng lipid máu sau khi chảy máu cũng phát sinh theo cơ chế này. Tiêm albumin cho bệnh nhân thận hư thấy hiện tượng tăng lipid máu chấm dứt.
4. Máu nhiễm mỡ do huy động
Tăng lipid máu do huy động có thể do những nguyên nhân sau gây ra:
• dự trữ glycogen giảm (đói ăn),
• trạng thái căng thẳng (stress),
• lao động nặng,
• giao cảm hưng phấn,
• tăng tiết hoóc-môn (catecholamin, ACTH, STH, thyroxin… ),
• đái tháo đường (glucoza không được sử dụng, lipid tăng thoái biến, lipid máu tăng tới 1.000 – 2.800 mg/100ml).
Tiêm glucoza gây tăng đường máu có tác dụng tăng tổng hợp triglyxeride ở tổ chức mỡ do đó đã hạn chế tiêu mỡ và chấm dứt hiện tượng tăng lipid máu do huy động.
IV. Máu nhiễm mỡ gây tác hại gì cho sức khỏe?
Tuy rằng bệnh mỡ máu không gây tử vong trực tiếp cho người bệnh nhưng những hệ lụy mà căn bệnh này để lại không hề thua kém các bệnh lý nguy hiểm chết người nào. Vì thế việc nhận biết được mức độ nguy hiểm của bệnh mỡ máu với cơ thể là rất quan trọng. Một số tác hại của bệnh mỡ máu lên cơ thể có thể kể đến như:
1. Máu nhiễm mỡ ảnh hưởng đến tim mạch
- Mỡ máu tăng cao là nguyên nhân chính gây ra bệnh xơ vữa động mạch, nếu tình trạng này kéo dài gây ra hẹp động mạch khiến lượng máu cung cấp cho tim giảm. Đặc biệt nếu cả chỉ số cholesterol và triglyceride tăng thì mức độ nguy hiểm của bệnh có thể trở nên trầm trọng, đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, hậu quả là thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim và tử vong.
2. Máu nhiễm mỡ gây đột quỵ não
- Mỡ máu tăng cao, đặc biệt ở người tăng cholesterol gây lắng đọng trong thành mạch hình thành các mảng xơ vữa. Theo đó, các mảng xơ vữa di chuyển từ nơi khác đến hoặc hình thành ngay tại mạch máu não, từ đó làm hẹp lòng mạch và dẫn đến giảm lưu lượng tuần hoàn và gây ra tình trạng thiếu máu não. Nghiêm trọng hơn, máu lên não có thể tắc nghẽn gây ra đột quỵ não. Đã có nhiều thống kê cho thấy, có đến 93% bệnh nhân đột quỵ não có tiền sử rối loạn mỡ máu.
3. Máu nhiễm mỡ ảnh hưởng đến huyết áp
- Tình trạng mỡ máu tăng cao gây ra các mảng xơ vữa khiến lòng mạch hẹp lại, thành mạch kém đàn hồi, từ đó làm tăng áp lực lên thành mạch máu.
- Để cung cấp đầy đủ máu cho các hoạt động của cơ thể thì bắt buộc tim phải làm việc tích cực hơn. Điều này làm tăng nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim, tăng hấp thu giữ nước trong cơ thể dẫn đến bệnh cao huyết áp.
4. Máu nhiễm mỡ gây ra bệnh gan nhiễm mỡ
- Nguyên nhân chính gây ra bệnh mỡ máu là do chế độ ăn uống không hợp lý. Theo đó, toàn bộ thức ăn được dung nạp đều được chuyển hóa qua gan, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ.
- Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích lũy chất béo ở trong gan vượt quá 5% trọng lượng. Bệnh gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh khó có thể nhận biết. Về lâu dài gan nhiễm mỡ làm suy giảm chức năng gan và gây ra nhiều bệnh lý về gan mật khác.
5. Máu nhiễm mỡ làm giảm chức năng sinh lý
- Mỡ máu cao không chỉ ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể mà còn ảnh hưởng đến đời sống tình dục ở cả 2 giới. Theo thống kê, có 80% các trường hợp nam giới bị tăng cholesterol máu có biểu hiện rối loạn cương dương và biểu hiện này sớm hơn những biến chứng về tim mạch trên bệnh nhân bị mỡ máu cao. Ngoài ra, cholesterol cao cũng làm giảm ham muốn ở nữ giới.
- Trước đây, bệnh mỡ máu chỉ thường xuyên gặp ở người cao tuổi nhưng căn bệnh này hiện nay đã có xu hướng trẻ hóa, thậm chí bệnh mỡ máu đã ghi nhận bệnh nhân mắc khi ở độ tuổi 20. Vì thế việc phòng ngừa bệnh mỡ máu để hạn chế nguy cơ mắc bệnh trong tương lai rất quan trọng.
V. Cách phòng ngừa bệnh máu nhiễm mỡ hiệu quả
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, quan niệm này cũng đặc biệt đúng với bệnh máu nhiễm mỡ. Nếu phát hiện và điều trị bệnh sớm ở giai đoạn đầu, chỉ bằng việc thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện, người bệnh đã có thể cải thiện bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên nếu để bệnh tiến triển, việc điều trị khó khăn và phức tạp hơn, hơn nữa biến chứng nguy hiểm cũng luôn đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Một số biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh hiệu quả:
- Kiểm soát cân nặng ở mức vừa đủ.
- Ăn vừa đủ các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như: thịt bò, thịt bê, thịt lợn,..
- Hạn chế rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích,…
- Cân bằng dinh dưỡng mỗi ngày, các dưỡng chất được cung cấp đầy đủ, không nên ăn quá nhiều chất đạm và chất béo.
- Bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất qua các loại trái cây tươi, rau xanh tốt cho sức khỏe và cân bằng chất béo trong máu.
______________
Viết bình luận