Bệnh tim là một bệnh phổ biến, xuất hiện âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng của người bệnh. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch ngày một tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay có rất nhiều các phương pháp điều trị cũng như phòng ngừa các bệnh ở cơ quan này. Và liệu pháp yoga cũng không ngoại lệ, biện pháp này được rất nhiều người bệnh quan tâm và tìm hiểu. Nhưng liệu các bài tập yoga có thực sự giúp được người bệnh cải thiện được các vấn đề tim mạch? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn ở bài viết dưới đây.
I. Lợi ích của tập yoga đối với tim mạch
1. Hỗ trợ làm giảm huyết áp
- Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng triệu chứng huyết áp cao có thể làm giảm đi sức khỏe của hệ tim mạch và gây phá hoại mạch máu ở bên trong cơ thể, dẫn đến những mảng bám sẽ làm thu hẹp hoặc có thể ngăn chặn động mạch máu. Vì những lẽ đó, một số bài tập Yoga tốt cho tim mạch cũng hỗ trợ làm giảm bệnh huyết áp cao, nhờ vào tác dụng đẩy lùi cũng như kiểm soát được sự căng thẳng của người bệnh.
2. Cải thiện sức bền của tim
- Thêm vào đó, tập luyện bộ môn Yoga cũng cải thiện được sức bền cho tim và hỗ trợ cuộc sống của bệnh nhân thêm chất lượng hơn. Đối với những ai kết hợp tập Yoga và đăng ký gói khám sức khỏe tim mạch thường xuyên giúp cơ thể sẽ dẻo dai hơn, giảm triệu chứng viêm cơ tim, cho chỉ số chất lượng cuộc sống thêm cao hơn.
3. Giúp tim đập đều đặn hơn
- Trạng thái rung tâm nhĩ là trường hợp nhịp tim thường đập nhanh và không đều, có thể dẫn đến việc đột quỵ cũng như một số biến chứng khác. Vì thế, tập luyện Yoga không những giúp chứng rung tâm nhĩ sẽ giảm đi mà nhịp tim chậm lại và huyết áp giảm đáng kể.
4. Giúp cải thiện tâm trạng của người bệnh hơn
- Ngoài việc tập Yoga tốt cho động mạch vành của tim thì những bài tập Yoga cũng là một liều thuốc giúp giảm đi trạng thái trầm cảm và cảm giác bị cô lập. Những lớp học Yoga chính là môi trường lý tưởng để người bệnh có thể kết nối với nhau, cải thiện được tương tác ngoài xã hội để giúp họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Trong đó, bạn cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống tốt cho tim mạch phòng bệnh hữu hiệu và đó cũng là cách giảm áp lực căng thẳng cho người bệnh đấy.
5. Làm giảm các chứng viêm
- Chứng viêm chính là khi cơ thể phản ứng lại với các chấn thương và những tác động gây hại đến cơ thể, gồm cả tình trạng căng thẳng và bệnh về tim mạch. Theo đó, một số các bài tập Yoga sẽ giảm đi tình trạng căng thẳng có liên quan đến chứng viêm. Khi chúng ta tập Yoga đều đặn thì sẽ có lượng máu gây ra chứng viêm ít đi.
6. Thúc đẩy quá trình hoạt động thể chất
- Một thống kê hiện nay cho rằng những ai tập Yoga thường xuyên sẽ có xu hướng xây dựng thói quen tập luyện thể thao hơn. Thử nghiệm vào năm 2012 đã cho những đối tượng ít vận động để tham gia vào lịch trình tập luyện Yoga trong 10 tuần và mỗi tuần 2 buổi. Theo đó, những học viên này đã trở nên chủ động cũng như tích cực hơn khi tham gia vào những hoạt động thể chất như vậy.
II. Các bài tập yoga tốt cho người bệnh tim mạch
1. Hít thở sâu
• Bài tập hít thở sâu là một trong những bài tập yoga tốt cho tim mạch mà ai cũng có thể tập được.
Một nghiên cứu cho thấy khi nhịp thở ra của bạn gấp 2 lần nhịp hít vào sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tăng huyết áp. Hít thở theo cách này cũng giúp bạn làm dịu hệ thống thần kinh, giảm nhịp tim và hô hấp để giúp hạ huyết áp.
• Trong lúc hít vào, bạn hãy đếm từ 1 đến 2. Sau đó, bạn thở ra để đẩy hết khí ra ngoài trong khi đếm từ 1 đến 4. Bạn cứ làm như vậy cho đến khi quen dần thì không đếm nữa mà chỉ tập trung vào hơi thở của mình. Bạn cũng có thể kết hợp bài tập hít thở sâu trong khi thực hiện các tư thế yoga khác để giúp trái tim bạn khỏe mạnh hơn.
• Nếu muốn đảm bảo bạn thực hiện bài tập này đúng, bạn có thể đặt một tay lên bụng để kiểm tra bụng mình có đang căng lên khi bạn hít vào và lõm xuống khi bạn thở ra không.
• Bài tập hít thở sâu là bài tập khá đơn giản mà bạn có thể thực hiện ở bất kỳ nơi đâu như ngay khi bạn vừa thức dậy, trước khi ngủ, khi đang lái xe, khi tắm hay khi làm việc căng thẳng…
2. Tư thế ngồi đơn giản
Tư thế ngồi đơn giản (Sukhasana) là bài tập yoga tốt cho tim mạch giúp bạn tìm thấy sự bình yên, kéo căng khớp gối phía ngoài, mở mắt cá chân, mở hông, kéo dài phần cơ lưng và xương.
Đây là một trong những tư thế ngồi thiền mà bạn có thể thực hiện khi bắt đầu và kết thúc buổi tập yoga để thư giãn tâm trí và làm dịu căng thẳng ở lưng.
Bạn thực hiện tư thế ngồi đơn giản theo hướng dẫn sau đây:
• Ngồi thoải mái trên thảm yoga
• Đưa bàn chân phải đặt trên đùi trái và bàn chân trái dưới đùi phải
• Giữ lưng và cột sống thẳng với hai vai, thả lỏng
• Đặt hai tay lên đầu gối của bạn với lòng bàn tay hướng lên
• Nhắm mắt lại và tập trung thực hiện bài tập hít thở sâu
• Bạn thực hiện bài tập này từ 3–5 nhịp thở.
Để cảm thấy dễ dàng hơn khi mới thực hiện bài tập này, bạn có thể ngồi trên một chiếc khăn hay chăn đắp đã được gấp lại giúp giữ lưng thẳng và vai thư giãn.
3. Tư thế trái núi
Tư thế trái núi (Tadasana) là bài tập yoga tốt cho tim mạch giúp cải thiện lưu thông, rèn luyện sự tập trung và tăng cường sức khỏe tinh thần.
Dưới đây là các bước giúp bạn thực hiện tư thế trái núi:
• Đứng thẳng, hai bàn chân song song và hơi cách xa nhau, hai tay thả lỏng để xuôi dọc theo cơ thể
• Siết cơ đùi, điều chỉnh gối thẳng, chân thẳng mà không làm cứng phần cơ bụng và hít thở đều để giữ thăng bằng
• Hít vào, hơi kiễng gót chân, giữ lưng thẳng, nhìn về phía trước và thả lỏng vai
• Hít thở đều trong 3-5 nhịp, sau đó thở ra và thả lỏng.
Khi đã thành thạo, bạn có thể nâng cao tư thế bằng cách mở rộng cánh tay bạn và vươn cao qua đầu để hai tay duỗi thẳng và nắm hai bàn tay lại với nhau.
Nếu cảm thấy khó giữ thăng bằng khi thực hiện tư thế này, bạn có thể đứng sát cạnh tường để xem bản thân có bị dồn về phía trước không. Nếu bạn giữ thăng bằng thì gót chân, mông, xương bả vai và đầu sẽ chạm tường.
Bạn không nên thực hiện tư thế này khi bạn đang gặp các vấn đề như đau đầu, mất ngủ, huyết áp thấp.
4. Tư thế đứng khom người ra phía trước
Tư thế đứng khom người ra phía trước (Uttanasana) là một bài tập yoga tốt cho tim mạch giúp hỗ trợ bạn điều trị hen suyễn, huyết áp cao, viêm xoang, đau đầu. Bài tập này cũng giúp kích thích gan và thận, kéo dài gân khoeo, bắp chân và hông cũng như tăng cường sức mạnh của đùi và đầu gối.
Dưới đây là các bước thực hiện tư thế đứng khom người ra phía trước:
• Bạn đứng thẳng, hai tay để cao qua đầu, đặt song song
• Duỗi toàn thân hướng lên trần nhà, giữ hai vai thư giãn
• Thở ra, đồng thời khom người ra phía trước, ép bụng về phía đùi và giữ cho hai lòng bàn chân ấn mạnh xuống sàn
• Buông thõng đầu và cổ hướng xuống sàn để kéo giãn xương sống
• Đặt hai lòng bàn tay xuống sàn ở hai bên của hai bàn chân hoặc giữ mắt cá chân
• Thở ra, kéo chân thẳng, hai bắp đùi phải nằm ngay phía trên hai đầu gối và không gồng đầu gối
• Kéo giãn lưng và giữ thẳng chân theo từng hơi thở
• Hít vào, đồng thời cong hai đầu gối và từ từ rướn người đứng lên, trở về tư thế đứng thẳng
• Bạn thực hiện tư thế này từ 3–5 nhịp thở.
Nếu bạn gặp vấn đề về lưng, hãy di chuyển hai bàn chân ra xa hơn. Nếu chân bạn không thể duỗi thẳng được thì có thể hơi cong gối để cơ thể không thấy khó chịu.
Nếu bạn bị tăng huyết áp, đau lưng dưới hay nhức đầu thì phải cẩn thận khi thực hiện tư thế này. Khi thấy chóng mặt, bạn nên ra khỏi tư thế từ từ và không nên tiếp tục thực hiện động tác.
5. Tư thế chó cúi mặt
Tư thế chó cúi mặt (Adho Mukha Svanasana) sẽ giúp bạn tăng cường sức mạnh cho cánh tay và chân, hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương, cải thiện hệ tiêu hóa. Đây cũng là bài tập yoga tốt cho tim mạch giúp bạn điều trị huyết áp cao, hen suyễn, đau thần kinh tọa, viêm xoang, mệt mỏi, đau lưng…
Bạn thực hiện tư thế chó cúi mặt như sau:
• Quỳ trên cả hai chân và hai tay, đầu gối mở rộng bằng hông
• Hai tay mở rộng bằng vai, các ngón tay xòe rộng, ép chặt xuống sàn
• Dùng lực cánh tay, từ từ đẩy người lên cao, hai chân duỗi thẳng, đầu và cổ thẳng hàng với cột sống
• Dịch chuyển hai tay lên phía trước, lùi chân về phía sau để kéo dài thân người, ép chặt bắp đùi khi di chuyển
• Thóp bụng, kéo rốn sát vào đùi và giữ cho bụng ở trạng thái này trong cả tư thế
• Thở đều trong 5 nhịp thở, sau đó bạn từ từ gập đầu gối lại và trở về tư thế như ban đầu.
Nếu bạn bị huyết áp cao hoặc đau đầu thì có thể hỗ trợ đầu của bạn trên một miếng đệm hoặc khối. Nếu bạn gặp khó khăn khi thư giãn và mở vai trong tư thế này thì cũng đặt hai cánh tay lên một cặp khối để làm giảm căng thẳng cho tay.
Bạn không nên thực hiện tư thế này nếu mắc hội chứng ống cổ tay, tiêu chảy hoặc đang mang thai.
6. Tư thế đầu sát gối
Tư thế đầu sát gối (Janu Sirsasana) là bài tập yoga tốt cho tim mạch giúp bạn kéo dài cột sống, vai, gân khoeo và háng. Đây cũng là bài tập giúp bạn hỗ trợ điều trị huyết áp cao, mất ngủ và viêm xoang.
Bạn thực hiện tư thế đầu sát gối như sau:
• Ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng
• Từ từ co chân trái vào người, hạ gối xuống để gót chân trái tì lên đùi chân phải, chân phải của bạn vẫn duỗi thẳng
• Hít sâu, sau đó thở ra kết hợp vươn toàn thân về phía trước với lưng thẳng, đầu hướng xuống và thở đều
• Ép bụng xuống đùi, hai tay duỗi thẳng và đan lại nhau ở phía lòng bàn chân
• Giữ tư thế trong 3-5 nhịp thở rồi trở về vị trí ban đầu và đổi chân.
Nếu bạn không thể duỗi chân thẳng khi gập người xuống thì có thể hơi cong gối và cứ mỗi nhịp thở ra thì bạn dần dần duỗi thẳng chân ra và kéo lưng để bụng sát gối.
Bạn không nên thực hiện bài tập này khi bị hen suyễn, tiêu chảy, chấn thương đầu gối.
7. Tư thế cây cầu
Tư thế cây cầu (Setu Bandha savangasana) là bài tập yoga tốt cho tim mạch giúp kéo dài ngực, cổ, cột sống, kích thích các cơ quan bụng, phổi và tuyến giáp.
Dưới đây là các bước giúp bạn thực hiện tư thế cây cầu:
• Nằm ngửa, hai tay đặt xuôi cạnh hông, đùi
• Gập đầu gối, để khoảng cách giữa hai chân rộng bằng vai
• Dùng tay nắm lấy cổ chân hoặc đan tay vào nhau đặt giữa cơ thể
• Hít sâu, nâng lưng lên, nhấn bàn chân xuống sàn, giữ đầu gối và hông trên một đường thẳng
• Nâng ngực, hông và cằm hướng về phía ngực
• Giữ tư thế trong 3–5 nhịp thở rồi lặp lại khoảng 3–5 lần.
Bạn lưu ý mở rộng xương bả vai và thả lỏng cánh tay khi thực hiện tư thế này và hướng cằm về phía ngực để cổ được thư giãn.
Bạn không nên thực hiện tư thế này nếu bị chấn thương cổ. Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi nâng xương chậu thì bạn hãy đặt xương chậu lên đầu gối giúp đỡ trọng lượng cơ thể.
III. Cách phòng ngừa các bệnh tim mạch hiệu quả
1. Theo dõi và kiểm soát tốt hàm lượng cholesterol trong máu
- Khi hàm lượng cholesterol trong máu tăng lên quá cao, bám vào thành động mạch, lâu ngày làm cho lòng động mạch hẹp lại, gây tắc nghẽn động mạch, ngăn chặn dòng máu đến nuôi tim, gây bệnh nhồi máu cơ tim và các biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, để phòng bệnh tim mạch, cần phải theo dõi và kiểm soát tốt hàm lượng cholesterol trong máu bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn ít ít chất béo bảo hòa và các chất mỡ, ngọt, ăn các thực phẩm có nhiều chất xơ, cá, rau củ và dầu thực vật, luyện tập thể dục đều đặn giúp duy trì cân nặng cơ thể bình thường và phòng bệnh béo phì.
2. Theo dõi và kiểm soát tốt huyết áp
- Cần theo dõi và kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, không để huyết áp tăng cao. Vì khi huyết áp tăng cao, dễ khiến cho các chất mỡ đọng lại trên lớp vách mỏng của các động mạch, đòi hỏi tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu, điều này làm tim mau mệt, có thể gây ra những cơn đau tim và bị ngất xỉu.
Để phòng bệnh tim mạch cần theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên. Nếu bị bệnh cao huyết áp cần có biện pháp chữa trị tốt.
3. Không hút thuốc lá
- Những chất độc hại trong thuốc lá dễ làm tổn thương các mạch máu và tim, gây xơ vữa động mạch. Chất nicotin trong thuốc lá làm cho tim đập nhanh, huyết áp tăng cao, làm cho các chất mỡ tích tụ lại và đóng thành cục, gây tắc nghẽn mạch. Vì vậy chúng ta không nên hút thuốc là để tim mạch luôn khỏe mạnh.
4. Chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe
- Chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe, giúp bảo vệ tim mạch tốt hơn. Bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, chế biến sạch sẽ phù hợp, ăn ít chất béo, dầu mỡ chiên rán nhiều, nên ăn cá, thịt nạc, các loại rau củ... và các loại dầu thực vật tốt cho tim.
5. Phòng bệnh béo phì, giữ cân nặng đạt chuẩn
- Những người bị bệnh béo phì dễ mắc bệnh tim vì tim phải làm việc nhiều hơn để nuôi khối tế bào to lớn của cơ thể. Lâu dần, tim sẽ suy yếu. Vì vậy, để phòng bệnh tim cần thực hiện chế độ ăn uống và luyện tập giúp giữ cân nặng đạt chuẩn, tránh bệnh béo phì.
6. Luyện tập thể dục thể thao điều độ
- Luyện tập thể dục thể thao điều độ giúp điều hòa huyết áp, tim mạch, giúp tim co bóp tốt hơn. Nên chọn những môn thể dục phù hợp với sức khỏe của mỗi người và luyện tập đều đặn mỗi ngày.
7. Thiếu ngủ, tình trạng căng thẳng
- Thiếu ngủ có liên quan tới nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, bao gồm huyết áp cao, đột quỵ, tiểu đường và suy tim. Do đó nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc để làm giảm nguy cơ tim mạch.
- Tình trạng căng thẳng không có lợi cho người mắc bệnh huyết áp hay tim mạch, là nguyên nhân chính của nhồi máu cơ tim. Do đó hãy luôn để cơ thể trong trạng thái thoải mái nhất.
8. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm soát huyết áp, hàm lượng cholesterol trong máu, hàm lượng đường trong máu, phòng và điều trị các bệnh có nguy có dẫn đên bệnh tim mạch.Thực hiện lối sống lành mạnh, vui vẻ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và phòng bệnh tim mạch tốt hơn.
Giải pháp cho bạn: Sử dụng bổ sung thực phẩm chức năng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch hoàn toàn từ thảo dược.
Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện
Giới thiệu đến bạn: Bi-Q10 Max Tăng cường sức khỏe tim mạch tổng thể
Bổ sung Bi-Q10 MAX hàng ngày giúp tim và hệ thống mạch khỏe mạnh. Giúp điều trị các cơn đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim, hỗ trợ phòng và chống các cơn đột quỵ, tai biến mạch máu não. Bi-Q10 Max là một sản phẩm đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong công tác phòng chống, nâng cao sức khỏe tim mạch và chữa trị các bệnh lý tim mạch ngày càng gia tăng. Bi-Q10 Max là công thức phối hợp giữa các dược chất đặc biệt có hoạt tính sinh học tốt nhất để tăng cường sức khoẻ tim mạch đã được đăng ký bản quyền về thương hiệu giữa các nhà khoa học của hãng dược phẩm CAPTEK SOFTGEL International, Inc, Hoa Kỳ và nhà phân phối BNC Medipharm.
Công dụng của Bi-Q10 Max® :
- Làm tim và hệ thống mạch khỏe mạnh, phòng và chống các cơ đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim.
- Tăng tuần hoàn não, chống rối loạn tiền đình, đâu nửa đầu, chống mất ngủ, suy nhược, mệt mỏi, tăng cường trí nhớ.
- Giảm cholesterol xấu, chống xơ vữa động mạch và phòng các biến chứng tiểu đường.
- Phòng và hỗ trợ điều trị tai biến mạch não, đột quỵ, hẹp hở van tim.
- Chống lão hoá, suy giảm thị lực, thoái hoá võng mạc, tăng cường miễn dịch.
- Bổ sung Bi-Q10 MAX hàng ngày giúp tim và hệ thống mạch khỏe mạnh.
- Bi-Q10 MAX giúp điều trị các cơn đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim, hỗ trợ phòng và chống các cơn đột quỵ, tai biến mạch máu não.
- Điều trị chứng mệt mỏi, suy nhược thần kinh, ăn ngủ kém, suy giảm trí nhớ.
- Tăng tuần hoàn não, chống rối loạn tiền đình, đau nửa đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai.
- Giảm cholesterol xấu, chống xơ vữa động mạch.
- Giúp phòng và điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường. Phòng và hỗ trợ điều trị tai biến mạch não, đột quỵ, hẹp hở van tim.
- Chống lão hoá, suy giảm thị lực, thoái hoá võng mạc, tăng cường miễn dịch.
>>> Chi tiết sản phẩm xem tại : Bi-Q10 Max Tăng cường sức khỏe tim mạch tổng thể
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Viết bình luận