Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra tình trạng mất thăng bằng tư thế do tổn thương liên quan đến hệ thống tiền đình. Hệ thống tiền đình gồm những bộ phận nằm ở tai trong và não có chức năng giữ thăng bằng, duy trì tư thế, dáng bộ, đảm bảo phối hợp cử động giữa toàn thân, mắt và đầu. Vậy làm sao để nhận biết các dấu hiệu rối loạn tiền đình? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết cho bạn về các dấu hiệu của rối loạn tiền đình.
I. Rối loạn tiền đình có dấu hiệu nhận biết là gì?
Rối loạn tiền đình là tình trạng cơ thể mất thăng bằng của cơ thể do nguyên nhân xuất phát từ những bất thường ở hệ thần kinh sau ốc tai hoặc do dây thần kinh số 8 bị thoái hóa hoặc bị chèn ép. Các triệu chứng mất thăng bằng có tính chất lặp đi lặp lại gây khó chịu cho người bệnh. Rối loạn tiền đình thường có những biểu hiện nặng - nhẹ tùy thuộc vào nguyên nhân:
1. Rối loạn tiền đình ngoại vi
Bệnh nhân có triệu chứng chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột, choáng váng đầu óc, cơ thể loạng choạng mất phương hướng, rối loạn cả thị giác, nhìn thấy mọi thứ quay cuồng, ù tai, nghe kém,.... Ở tình trạng nặng có thể dẫn đến điếc tai, nghe tiếng côn trùng kêu trong tai, nhãn cầu rung giật, mất ngủ, tụt huyết áp hoặc tăng huyết áp, không tập trung, nôn mửa,...
2. Rối loạn tiền đình trung ương
Biểu hiện là chóng mặt dữ dội kèm theo cảm giác bồng bềnh, ù tai, nghe kém, rung giật nhãn cầu, không thể đi thẳng hay làm chính xác các động tác đơn giản, thay đổi giọng nói,..
II. Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình
Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình có thể rất đa dạng từ các vấn đề về mạch máu, nhiễm trùng, đến tổn thương cơ thể hoặc các bệnh lý khác.
1. Nguyên nhân tiền đình ngoại biên
Rối loạn tiền đình ngoại biên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân chính là viêm tiền đình, thường do nhiễm khuẩn từ vi khuẩn hoặc virus.
Bệnh Ménière, một tình trạng liên quan đến sự tăng lượng dịch trong tai trong cũng gây ra rối loạn này. Hội chứng Bárány (BPPV) là một tình trạng Chóng mặt khi thay đổi tư thế đầu.
Rối loạn tiền đình ngoại biên cũng có thể xuất phát từ chấn thương đầu hoặc tai, hoặc từ việc sử dụng một số loại thuốc như gentamicin hoặc các loại thuốc chống ung thư. Cuối cùng, quá trình lão hóa tự nhiên cũng có thể làm giảm chức năng của tiền đình, gây ra rối loạn tiền đình ngoại biên.
2. Nguyên nhân tiền đình trung ương
Rối loạn tiền đình trung ương chủ yếu xuất phát từ các vấn đề liên quan đến não. Chúng có thể bao gồm chấn thương não, đột quỵ, rối loạn mạch máu cung cấp cho não như rối loạn mạch máu não và bệnh lý liên quan đến đa xơ cứng hoặc u não. Bệnh Parkinson hoặc các rối loạn thần kinh khác cũng có thể dẫn đến rối loạn tiền đình trung ương. Trên hết, các tình trạng cần điều trị bằng thuốc hoặc chế độ ăn uống cũng có thể gây ra rối loạn này, ví dụ như rối loạn nồng
độ đường huyết, huyết áp, và cả mức độ natri trong cơ thể..
3. Các yếu tố gây bệnh khác
Lối sống không lành mạnh: Đối với một số người, lối sống không lành mạnh có thể dẫn đến rối loạn tiền đình. Việc hút thuốc, uống rượu, ăn thực phẩm chứa chất bảo quản hoặc các chất phụ gia khác, không tập thể dục đều đặn và thiếu giấc ngủ có thể là những yếu tố dẫn đến bệnh.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc, bao gồm thuốc chống chóng mặt, thuốc chống Trầm cảm và thuốc hạ huyết áp có thể gây ra rối loạn tiền đình.
- Stress và lo lắng: Cảm giác căng thẳng và lo lắng cũng có thể là yếu tố gây ra rối loạn tiền đình. Điều này có thể xuất phát từ việc stress và lo lắng gây ra cấu trúc não thay đổi, làm tăng cảm giác mất thăng bằng.
- Bệnh lý tiềm ẩn: Các bệnh lý tiềm ẩn như bệnh Ménière, viêm tai giữa, bệnh lý mạch máu cũng có thể dẫn đến rối loạn tiền đình.
Trên hết, việc hiểu rõ và nắm vững các nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình là rất quan trọng để phòng ngừa và điều trị bệnh lý này.
III. Điều trị
Để điều trị hiệu quả bệnh rối loạn tiền đình, người bệnh cần được thăm khám, xác định nguyên nhân, tình trạng, mức độ biểu hiện,... từ đó có giải pháp điều trị thích hợp. Các phương pháp điều trị hiện nay đang áp dụng như sau:
- Áp dụng các bài tập
Tập các bài tập vật lý để các bộ phận trong cơ thể có sự phối hợp nhịp nhàng, giúp não dễ nhận biết tín hiệu và xử lý tín hiệu thông suốt. Đồng thời vẫn phải duy trì tập luyện thể thao với các bài tập phù hợp hàng ngày.
- Ăn uống khoa học
Dinh dưỡng hàng ngày phải đảm bảo đầy đủ các nhóm chất, tăng cường vitamin từ rau xanh, củ quả, hạn chế đồ dầu mỡ, chiên rán,...
- Nghỉ ngơi hợp lý
Tránh làm việc quá sức, để đầu óc căng thẳng, nên nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
- Sử dụng thuốc khi cần thiết
Bệnh nhân rối loạn tiền đình trong nhiều trường hợp sẽ được chỉ định dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân không được tự ý uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.
- Phẫu thuật
Một số trường hợp áp dụng các phương pháp trên không đạt hiệu quả sẽ được chỉ định phẫu thuật để khắc phục tình trạng rối loạn tiền đình.
Bệnh nhân có bất kể dấu hiệu nào của rối loạn tiền đình cũng không nên chủ quan. Khi thấy có những triệu chứng bất thường về mất thăng bằng cơ thể, hoa mắt chóng mặt, nôn mửa, ngất, ù tai,.. người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở uy tín khám và xác định nguyên nhân để điều trị kịp thời.
Giải pháp cho người bệnh: Super Power Neuro Max Phục Hồi Chức Năng Não Bộ
Bổ não Super Power Neuro Max thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở não bộ, nuôi dưỡng và bảo vệ não nhờ sự kết hợp đầy đủ các chất dinh dưỡng an toàn và hiệu quả. Super Power Neuro Max cung cấp chất chống oxy hóa mạnh nhất để bảo vệ tổ chức não, làm tăng sự điều khiển tối ưu của sự kích thích màng tế bào và độ thẩm thấu tế bào não, cải thiện quá trình sử dụng glucose và kiến tạo năng lượng cho não, hỗ trợ tổng hợp phospholipid cho sự gia tăng nhận thức và tăng tổng hợp acetylcholine và các chất dẫn truyền thần kinh.
Công dụng của Super Power Neuro Max
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn biết thêm về bệnh rối loạn tiền đình. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Viết bình luận