Ở tuổi trung niên tình trạng khó ngủ, mất ngủ rất dễ bắt gặp nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân và cách khắc phục. Hầu như người tuổi trung niên bị mất ngủ thường tò mò và băn khoăn về cách khắc phục tình trạng mất ngủ như nào? Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho bạn về tình trạng mất ngủ tuổi trung niên.
I. Điều trị mất ngủ tuổi trung niên
Để quản lý chứng mất ngủ mãn tính ở người trung niên, bước đầu tiên thường tập trung vào cải thiện giấc ngủ và sinh giấc ngủ. Bác sĩ sẽ tham khảo ý kiến của bệnh nhân về cách tạo và duy trì môi trường phòng ngủ có lợi cho giấc ngủ lành mạnh, như:
• Phòng ngủ tối ưu nên tối và yên tĩnh, với nhiệt độ thấp hơn 24 độ C.
• Giường chỉ nên được sử dụng vào mục đích chính là để ngủ chứ không nên sử dụng các hoạt động khác như làm việc và chơi trò chơi điện tử.
• Nên sử dụng điều hòa không khí vào những thời điểm nóng hơn trong năm.
• Tập thể dục thường xuyên và các bữa ăn cân bằng
• Không khuyến khích sử dụng các chất kích thích như caffeine và thuốc lá.
Các phương pháp điều trị không dùng thuốc khác có thể giúp giảm bớt các triệu chứng mất ngủ ở người
trung niên bao gồm:
• Kiểm soát mọi kích thích liên quan đến giấc ngủ: Kỹ thuật này bắt nguồn từ ý tưởng rằng bệnh nhân chỉ nên đi ngủ khi họ mệt mỏi. Nếu người đó nằm trên giường trong 20 phút mà không ngủ gật, họ nên đứng dậy và chuyển sang phòng khác cho đến khi cảm thấy mệt mỏi trở lại. Hơn nữa, họ nên tránh ngủ trưa trong ngày và cam kết thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng.
• Hạn chế giấc ngủ : Nhiều bệnh nhân mất ngủ được hướng dẫn ghi nhật ký giấc ngủ nhằm ghi lại thời gian ngủ và thức, thời gian đi vào giấc ngủ mỗi đêm và các mô hình quan trọng khác. Dựa trên ghi chú nhật ký giấc ngủ, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân hạn chế thời gian trên giường mỗi đêm cho đến khi hiệu quả giấc ngủ của họ được cải thiện. Hiệu quả giấc ngủ được định nghĩa là tỷ lệ giữa thời gian ngủ so với thời gian thức trên giường mỗi đêm. Khi một người có thể ngủ ít nhất 90% thời gian trên giường, họ có thể bắt đầu đi ngủ sớm hơn.
• Liệu pháp nhận thức hành vi: Liệu pháp nhận thức hành vi cho chứng mất ngủ ở người trung niên xác định thái độ tiêu cực của họ về giấc ngủ, nhờ đó thay thế chúng bằng một suy nghĩ tích cực và sáng suốt hơn.
• Liệu pháp ánh sáng: Đối với những người trung niên đi ngủ và thức dậy tương đối sớm, việc tiếp xúc với ánh sáng rực rỡ vào buổi tối có thể giúp họ tỉnh táo lâu hơn một chút và sẽ ngủ muộn hơn.
II. Tạo sao người trung niên thường bị mất ngủ?
- Một nghiên cứu quốc gia đã chỉ ra rằng, hầu hết những người ở độ tuổi trung niên rất khó để duy trì giấc ngủ kéo dài khoảng 7 – 8 tiếng mỗi đêm. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này rất đa dạng, gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, phổ biến nhất là do:
1. Thay đổi nội tiết tố
• Về nữ giới: Theo số liệu từ Viện Y tế quốc gia Mỹ, người ta thống kê rằng trên thế giới hiện có khoảng 40% phụ nữ bước vào tuổi 40 sẽ bị rối loạn giấc ngủ. Nguyên nhân nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hiện tượng tiền mãn kinh. Nó khiến cho hoạt động của não bộ, buồng trứng và tuyến yên suy yếu, khiến các hormone nữ bao gồm estrogen, progesterone và testosterone bị mất cân bằng, từ đó sinh ra các rối loạn về tinh thần và giấc ngủ.
• Với nam giới: Các nghiên cứu cũng cho thấy, có khoảng 30% nam giới ở độ tuổi trên 45 sẽ gặp tình trạng mãn dục. Mãn dục xảy ra khiến nồng độ testosterone trong máu bị suy giảm dưới mức bình thường, khiến các cơ quan bị suy giảm hoạt động, ảnh hưởng tới sinh lý và các vấn đề về sức khỏe. Điều này cũng gián tiếp gây nên các triệu chứng mất ngủ trung niên đầy khó chịu ở nam giới.
2. Thói quen sinh hoạt và ăn uống không điều tiết, thiếu khoa học
Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng không hề nhỏ tới tình trạng mất ngủ, nhất là mất ngủ tuổi 30 trở lên. Nhất là những người có thói quen xấu trong sinh hoạt, kén ăn thường có nguy cơ rối loạn giấc ngủ cao hơn, điển hình như
• Ngủ trưa quá lâu hoặc thường xuyên có những giấc ngủ ngắn vào ban ngày sẽ làm suy giảm chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.
• Việc sử dụng các chất kích thích như uống rượu bia, uống trà, cà phê, hút thuốc lá thường xuyên, nhất là sau 12 giờ trưa sẽ gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ do chất cồn, nicotine và caffeine sẽ kích thích thần kinh, làm não bộ tiết ra hóc môn hưng phấn khiến người dùng khó chìm vào giấc ngủ.
• Ăn quá nhiều hoặc sử dụng nhiều thực phẩm khó tiêu vào buổi tối cũng là lý do khiến người trung niên trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ.
• Uống quá nhiều nước vào buổi tối khiến tình trạng tiểu đêm gián đoạn giấc ngủ xảy ra.
3. Áp lực tinh thần
Những gánh nặng từ cuộc sống và công việc hoàn toàn có thể khiến người trung niên gặp phải các vấn đề về giấc ngủ.
• Áp lực từ công việc, cuộc sống gây căng thẳng thần kinh, suy nghĩ nhiều dẫn tới khó ngủ, mất ngủ.
• Tinh thần lo lắng, bồn chồn, hệ thần kinh bị căng thẳng cũng là nguyên nhân lớn khiến những người ở độ tuổi ngoài 30, 40 dễ bị mất ngủ.
4. Ảnh hưởng từ các bệnh lý
- Tuổi trung niên là độ tuổi các cơ quan bắt đầu trì trệ và suy giảm chức năng nên rất dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, huyết áp, tim mạch, đường tiêu hóa,… Đây cũng chính là nguyên nhân khiến giấc ngủ bị rối loạn, gián đoạn trong đêm, ngủ không sâu giấc.
III. Dấu hiệu nhận biết chứng mất ngủ tuổi trung niên
Những dấu hiệu nhận biết chứng mất ngủ, khó ngủ, ngủ trằn trọc ở độ tuổi trung niên khá đa dạng. Tùy vào thể trạng của mỗi người sẽ sinh ra những triệu chứng điển hình khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh trung niên thường gặp phải những triệu chứng cơ bản như sau:
- Khó ngủ, tốn nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ, cố gắng nhắm mắt nhưng vẫn không vào giấc được.
- Suy nghĩ, thao thức, trằn trọc cả đêm nhưng không thể ngủ được.
- Thường xuyên bị tỉnh giấc vào giữa đêm và khó có thể vào giấc ngủ tiếp được.
- Cơ thể suy nhược, trông xanh xao, mệt mỏi, thiếu dinh dưỡng.
- Sụt cân.
- Thường tỉnh dậy sớm và luôn có cảm giác mệt mỏi, uể oải trong người.
- Có dấu hiệu suy giảm trí nhớ, khó tập trung, dễ xao nhãng, nhớ nhớ quên quên.
IV. Hệ lụy của chứng mất ngủ tuổi trung niên
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa cơ thể. Vì vậy, khi giấc ngủ bị ảnh hưởng sẽ dẫn đến sự suy giảm về sức khỏe, và hàng loạt nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, ví dụ như:
• Teo não: Theo tờ tạp chí Neuroscience (Mỹ) đã chỉ ra rằng, mất ngủ kéo dài sẽ khiến não bộ mất đi khoảng 25% tế bào thần kinh. Những tổn thương về não do giấc ngủ không được đảm bảo sẽ rất khó phục hồi và tái tạo, từ đó gia tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer suy giảm trí nhớ gây đãng trí ở người cao tuổi.
• Béo phì, tiểu đường: Tình trạng mất ngủ, gián đoạn giấc ngủ xảy ra dai dẳng, thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu tới quá trình trao đổi chất của cơ thể. Lượng đường trong máu khi đó sẽ tăng cao, khiến các nguy mắc bệnh cơ béo phì và tiểu đường tăng lên.
• Mắc bệnh về tim mạch: Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mất ngủ kéo dài làm cho nồng độ hormone gây căng thẳng và các chất gây viêm trong máu cao. Điều này là tác nhân chính gây ra các bệnh lý về huyết áp, tim mạch.
• Nguy cơ đột quỵ cao: Thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ khiến não bộ và hệ thần kinh không được nghỉ ngơi, từ đó làm cho cơ thể mệt mỏi và hoạt động của các cơ quan bị trì trệ. Điều này cũng sẽ khiến việc lưu thông máu lên não kém, máu trong não dễ bị tắc nghẽn, gia tăng nguy cơ đột quỵ.
• Trầm cảm: Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người bị mất ngủ kinh niên có khả năng bị trầm cảm cao gấp 10 lần so với người bình thường. Việc rối loạn giấc ngủ sẽ làm thay đổi hoạt động của não. Cộng thêm những phản ứng kích thích thần kinh sẽ tạo ra những tác động xấu đến tâm trạng, khiến người bệnh dễ suy nghĩ tiêu cực, thường xuyên lo âu, hoang tưởng và dẫn đến trầm cảm.
Giới thiệu đến bạn: PM NATURE PRO - TÁI TẠO GIẤC NGỦ TỰ NHIÊN BẰNG THẢO DƯỢC
PM Nature Pro giúp tạo ra giấc ngủ sinh học đến một cách tự nhiên khi cơ thể đòi hỏi nhu cầu nghỉ ngơi chứ không phải do ức chế thần kinh từ các loại thuốc an thần. Giấc ngủ tự nhiên sẽ giúp chúng ta sảng khoái thực sự sau khi thức dậy, tràn ngập năng lượng.
Công dụng PM Nature Pro giúp:
- Điều trị các triệu chứng HẬU COVID-19 lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, suy nhược…
- Hỗ trợ điều trị các chứng loạn thần, rối loạn nhân cách do rối loạn giấc ngủ
- Giúp thư giãn, làm dịu căng thẳng stress, giảm lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, thiếu tập trung
- Chống rối loạn nhịp sinh học về lệch thời gian, múi giờ và địa lý
- Giúp điều hoà, ổn định các rối loạn tăng động, giảm chú ý, hành vi, cảm xúc, tự kỷ, tâm thần phân liệt…
- Đạt được giấc ngủ sâu nhanh chóng hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống
- Tái tạo giấc ngủ tự nhiên (giấc ngủ sinh học)
- An toàn, không gây phụ thuộc, nhờn thuốc và không có tác dụng không mong muốn
- Hỗ trợ điều trị chứng động kinh, Parkisson, các rối loạn do hội chứng tiền mãn kinh…
- Lưu thông khí huyết, giảm đau đầu, ù tai, chóng mặt, hội chứng tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não
- Ngăn ngừa tình trạng suy nhược, tăng sức đề kháng của cơ thể
Đối tượng sử dụng: Người trưởng thành mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Trẻ em bị rối loạn tăng động, giảm chú ý, tự kỷ cần tham khảo ý kiến bác sĩ
Viết bình luận