Làm gì khi bị thoái hóa đốt sống lưng và cách phòng bệnh ra sao

Thoái hóa đốt sống lưng là căn bệnh thường gặp hiện nay, bệnh ảnh hưởng đến hệ vận động của con người. Vậy làm gì khi bị thoái hóa đốt sống lưng và cách phòng bệnh ra sao là câu hỏi của nhiều người. Thoái hóa đốt sống lưng do tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn tại các đốt sống khu vực thắt lưng gây đau nhức, làm giảm năng suất làm việc, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem làm gì khi bị thoái hóa đốt sống lưng và cách phòng bệnh ra sao.

Làm gì khi bị thoái hóa đốt sống lưng và cách phòng bệnh ra sao

Làm gì khi bị thoái hóa đốt sống lưng và cách phòng bệnh ra sao

* Tổng quan về thoái hóa đốt sống lưng

+ Thoái hóa đốt sống lưng là gì?

Cột sống thắt lưng là một bộ phận vô cùng quan trọng của cơ thể của con người. Đặc biệt cột sống thắt lưng chính là bộ khung xương của con người. Nó là điểm tựa giúp cho người có thể vận động, đi lại… một cách dễ dàng và cân đối nhất. Như vậy thoái hóa đốt sống thắt lưng đó chính là sự tổn thương liên quan đến phần đốt sống và với phần đĩa đệm. Nếu bệnh không được phát hiện kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nghiêm trọng và không thể điều trị lành bệnh được. Thậm chí điều này sẽ khiến cho bạn bị teo cơ, khiến cho cơ thể đi lại vô cùng khó khăn và lâu dần sẽ khiến con người mất khả năng vận động.

+ Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống thắt lưng

- Làm việc không đúng tư thế: Một trong những điều ảnh hưởng đến thoái hóa cột sống thắt lưng đó chính là con người chúng ta làm việc hay sinh hoạt không đúng tư thế. Những thói quen ngồi không đúng tư thế, đi lại, ngủ, ngồi một chỗ và ít di chuyển… Hay những người làm việc mang vác nặng… khiến cho toàn bộ khung xương của cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Do bẩm sinh: Một số trường hợp sinh ra đã bị vẹo cột sống, đi lại không được như người bình thường… Điều này khiến cho bạn dễ dàng bị thoái hóa cột sống thắt lưng hơn hẳn những người thường. Bởi sự khó khăn trong quá trình vận chuyển, đi lại, những cơn đau liên tục phải chịu đựng khiến cho người bệnh vô cùng đau đớn.

- Do chấn thương: Nếu bạn bị các tai nạn dẫn đến chấn thương khiến cho bạn có nguy cơ bị thoái hóa cột sống thắt lưng. Một số tai nạn như tai nạn lao đông, tai nạn giao thông, hay chơi thể thao bị té ngã… Các chấn thương này đã khiến cho cột sống thắt lưng của bạn bị biến dạng và hoạt động suy yếu khiến cho bạn bị thoái hóa cột sống thắt lưng nhanh chóng.

- Tăng cân nhanh chóng: Bạn có biết rằng tăng cân một cách quá nhanh trong thời gian ngắn khiến cho cơ thể không thể phản ứng kịp thời. Dẫn đến việc bị ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống thắt lưng của cơ thể. Nếu tình trạng này diễn ra ngày càng một nặng nề hơn cụ thể là bạn tăng cân dẫn đến béo phì sẽ tổn thương nghiêm trọng dẫn đến bị thoái hóa cột sống thắt lưng.

Làm gì khi bị thoái hóa đốt sống lưng và cách phòng bệnh ra sao

- Do di truyền: Nếu như ông bà, cha mẹ của bạn bị thoái hóa cột sống thắt lưng thì rất có nguy cơ bạn sẽ bị thoái hóa nhanh hơn và tỉ lệ mắc bệnh cao hơn những người khác. Bởi cấu trúc của xương cũng được hình thành nhờ yếu tố di truyền.

- Do chế độ ăn uống: Một chế độ ăn uống không hợp lí, khoa học sẽ dẫn đến việc bạn bị nguy cơ thoái hóa cột sống. Cụ thể những người bị mắc bệnh thoái hóa thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia hay hút thuốc lá… Điều này khiến cho cơ thể không đủ sức khỏe làm giảm chức năng của hệ thống xương trong cơ thể.

- Do tuổi tác: Như chúng ta biết rằng tuổi tác ảnh hưởng vô cùng lớn đến hệ thống cột sống con người. Bởi tuổi tác của con người ngày càng cao thì dẫn đến quá trình thoái hóa ngày càng phát triển nhanh chóng. Theo thời gian, cột sống của con người dần dẫn teo lại, lão hóa và giảm hẳn khả năng nâng đỡ, cân bằng cơ thể. Điều này lí giải cho việc người già đi lại khó khăn hơn hẳn so với lúc trẻ. Không những thế tuổi tác ngày càng cao khiến cho phần đĩa đệm không hoạt động được như bình thường nữa mà nó dễ dàng bị khô, nứt vỡ… Đồng thời làm giảm độ đàn hồi của các khớp đi lại cảm thấy đau nhức

* Làm gì khi bị thoái hóa đốt sống lưng

Theo các chuyên gia, thoái hóa đốt sống cổ hoặc lưng là tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống, hầu hết bắt nguồn từ quá trình sinh hoạt, vận động không hợp lý cũng như do chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, do yếu tố di truyền…

+ Khi mới mắc, bệnh nhân thường có biểu hiện đau vùng sau cổ, mỏi cổ, mỏi bả vai, cánh tay. Thậm chí có những bệnh nhân bị thoái hóa lâu năm có thể thêm các triệu chứng như đau cánh tay, buốt đến bàn tay, luôn cảm thấy đau đỉnh đầu và tức hốc mắt…

+ Đối với thoái hóa cột sống lưng, bệnh nhân có cảm giác đau vùng lưng dưới (đau ngang thắt lưng). Luôn có cảm giác tức vùng thắt lưng, thậm chí có thể đau nhức và tê bì chân. Cũng có những trường hợp bệnh nhân có cảm giác đau lên đỉnh đầu…

Thoái hóa cột sống gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống người bệnh, chưa có một loại thuốc nào chữa khỏi thoái hóa.

Ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu hay tập luyện đốt sống cổ nhẹ nhàng, đúng phương pháp.

Đeo đai một thời gian ngắn để hạn chế chuyển động và giữ tư thế sinh lý đầu cổ, thắt lưng. Hằng ngày nên chịu khó tập thể dục thể thao hợp lý, bổ sung chất nhờn làm trơn nhẵn khớp.

Làm gì khi bị thoái hóa đốt sống lưng và cách phòng bệnh ra sao

* Cách phòng bệnh thoái hoá đốt sống lưng

- Thay đổi chế độ hoạt động để tránh căng thẳng lên cột sống .

- Điều quan trọng là sử dụng kỹ thuật thích hợp khi nâng vật nặng và tham gia các môn thể thao mạnh mẽ.

- Một chế độ ăn uống thích hợp sẽ giúp chống béo phì, ngăn chặn các đốt sống và đĩa từ có để hỗ trợ trọng lượng . Dinh dưỡng tốt cũng sẽ giúp sức mạnh hỗ trợ cột sống.

- Để giữ cho cột sống của bạn luôn luôn khỏe mạnh nên tham gia các bài tập tác động thấp như đi bộ hoặc bơi lội.

- Không nên hút thuốc vì các độc tố và chất nicotine trong thuốc lá ngăn chặn đĩa của bạn hấp thụ vitamin và chất dinh dưỡng.

- Tập yoga nhẹ nhàng cũng có thể giúp cột sống của bạn mạnh mẽ và linh hoạt.(Luôn luôn kiểm tra với bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu một chế độ tập luyện. )

- Ăn các thức ăn có nhiều chất xơ và ít chất béo sẽ làm giảm khối lượng cơ thể, để cột sống của bạn chỉ phải nâng đỡ một trọng lượng ít hơn .

- Thực phẩm như cá, các loại hạt, rau lá xanh cao trong axit béo omega và chất chống oxy hóa, cả hai đều đóng góp vào sức khỏe của khớp và đĩa đệm.

- Sống năng động – Một lối sống năng động, thường xuyên chế độ tập luyện, giúp đĩa đệm giữ nước và giữ cho xương và cơ bắp ở lưng và cổ mạnh mẽ. Điều này, cải thiện sự ổn định cột sống và có thể làm chậm sự thoái hóa.

+ Với những người chưa bị thoái hóa khớp thì cách phòng bệnh tốt nhất là:

- Giữ cho cân nặng ở mức lý tưởng, tránh tình trạng béo phì.

- Tập luyện, chơi các môn thể thao vừa sức như bơi lội, đi bộ, đạp xe…

- Điều trị tốt các bệnh dễ gây tổn thương đốt sống như viêm đĩa đệm đốt sống.

- Tránh mang vác nặng quá mức hoặc các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế.

- Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt, lao động mà gây đau như ngồi lâu, đứng lâu một tư thế.

- Phát hiện sớm các dị dạng cột sống để có biện pháp chỉnh hình nội khoa hay ngoại khoa thích hợp.

Làm gì khi bị thoái hóa đốt sống lưng và cách phòng bệnh ra sao

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem làm gì khi bị thoái hóa đốt sống lưng và cách phòng bệnh ra sao. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Mách bạn:

Bi-Jcare – Sức khỏe xương khớp cho mọi nhà

Bi-Jcare hiệu quả cao và an toàn cho:

- Người bị thoát vị đĩa đệm.

- Người bị bong gân, giãn dây chằng

- Người bị viêm khớp cấp và mãn tính

- Người bị thoái hóa khớp, tổn thương khớp.

- Người bị khô khớp, ít dịch nhờn khớp

Bi-Jcare - Giúp nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp, làm tăng dịch nhờn bôi trơn các khớp xương, mạnh gân, phục hồi tính linh hoạt của mối liên kết cơ – gân – khớp. Giúp phục hồi và giảm đau trong các trường hợp viêm khớp nhẹ và trung bình, thoái hóa khớp, khô khớp, tổn thương cơ gân khớp (bong gân, giãn dây chằng) và thoát vị đĩa đệm.
Xem thêm trên Website tại: >>> TPCN Bi-Jcare bổ xương khớp của Mỹ

 

Video công dụng Bi-Jcare bổ xương khớp

Viết bình luận