Huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Huyết áp là một vấn đề sức khỏe được rất nhiều người quan tâm đặc biệt ở người cao tuổi. Ngoài bệnh lý phổ biến thường gặp phải hiện nay là tăng huyết áp, tình trạng huyết áp thấp mặc dù ít được đề cập đến hơn nhưng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.Vậy liệu tình trạng huyết áp thấp có nguy hiểm không? Bài viết sau đây sẽ đem đến cho bạn đọc một số thông tin về huyết áp thấp và những lưu ý cần thiết khi gặp phải tình trạng này.
 

1 .Chỉ số huyết áp bao nhiêu là thấp?


Huyết áp được biểu đạt bằng hai chỉ số. Chỉ số đầu tiên thường cao hơn là huyết áp tâm thu hay còn gọi là áp lực trong lòng động mạch khi tim co bóp và đẩy máu. Chỉ số thứ hai nhỏ hơn là huyết áp tâm trương hay áp suất trong lòng động mạch khi tim nghỉ giữa hai lần co bóp. Chỉ số huyết áp bình thường là 120/80 mmHg (huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương).

Huyết áp thấp là khi chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg, kết quả này đo được khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi.

Một người khỏe mạnh bình thường khi đo thấy chỉ số huyết áp thấp thường không có triệu chứng gì và không cần điều trị vì đây không phải là bệnh. Tuy nhiên, khi được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bệnh huyết áp thấp, người bệnh cần phải được theo dõi và điều trị, đặc biệt đối với người già, người bệnh mạn tính bởi huyết áp thấp có thể gây nguy hiểm do máu không đủ đến tim, não hoặc các bộ phận khác trong cơ thể.


2. Huyết áp thấp có dấu hiệu gì?


 

Huyết áp thấp có nguy hiểm không? Ở một số trường hợp, tình trạng huyết áp giảm còn là dấu hiệu cho một vài vấn đề khác. Nếu huyết áp của người bệnh giảm một cách đột ngột và có kèm theo một vài triệu chứng như sau:


•    Bị chóng mặt.

•    Tầm nhìn trở nên mờ hơn.

•    Bị buồn nôn.

•    Bị mệt mỏi.

•    Thường xuyên thiếu tập trung và hay buồn ngủ.

•    Bị ngất xỉu.

•    Da lạnh, ẩm hoặc nhợt nhạt.

Tình trạng huyết áp giảm đột ngột cũng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân với một số dấu hiệu nhận diện như sau:

•    Lú lẫn (tình trạng này phổ biến hơn ở người cao tuổi).

•    Tay chân lạnh toát, làn da nhợt nhạt.

•    Thở gấp và thở nông.

•    Mạch đập yếu và rất nhanh.

3. Huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Những người bị chứng huyết áp thấp mặc dù không có ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, khi người bệnh không quan tâm đến vấn đề này thì có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng của mình. Ví dụ, nếu chỉ số thay đổi chỉ khoảng 20 mmHg - giảm từ mức 110 mmHg xuống còn khoảng 90 mmHg tâm thu thì có thể khiến người bệnh bị choáng. Thậm chí, một vài trường hợp còn bị ngất xỉu vì bộ não không thể nhận được một lượng máu cần thiết cho hoạt động của cơ thể. 

Bên cạnh đó, những vết thương chảy máu vì tổn thương không thể dừng được, cơ thể bị mất nước nhanh chóng vì tiêu chảy hoặc nôn mửa cũng là triệu chứng do huyết áp thấp để lại. Song song với đó, vết thương bị nhiễm trùng nặng hoặc có phản ứng với dị ứng cũng có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.


4. Nguyên nhân gây huyết áp thấp


Có nhiều nguyên nhân gây ra huyết áp thấp như:

•    Huyết áp thấp sinh lý do di truyền hoặc do sống ở vùng núi cao.

•    Khi không đủ thể tích máu trong lòng mạch cũng gây huyết áp thấp. Điều này xảy ra khi cơ thể bị mất máu hoặc mất nước kéo dài, nghĩa là cơ thể không có đủ lượng dịch cần thiết để lưu thông. Mất nước có thể là do: không uống đủ nước, tiêu chảy nặng hoặc nôn ói nhiều, đổ mồ hôi nhiều.

•    Huyết áp thấp do suy giảm chức năng của tim dẫn đến tim co bóp yếu.

•    Hệ thống thần kinh thực vật không tự điều chỉnh được dẫn đến tụt huyết áp tư thế và một số hormone trong cơ thể có nhiệm vụ kiểm soát mạch máu hoạt động không bình thường

•    Huyết áp thấp ở phụ nữ mang thai khá phổ biến.

•   Suy giảm hoạt động của tuyến giáp (nhược giáp): thiếu hụt hàm lượng hoocmon của tuyến giáp cũng gây ra huyết áp thấp.

•    Bệnh tiểu đường hoặc lượng đường trong máu hạ thấp (hạ đường huyết).

•    Hạ huyết áp do kiệt sức, do nhiệt hoặc cảm nhiệt.

•    Một số loại thuốc điều trị bệnh như thuốc trị cao huyết áp, trầm cảm hoặc thuốc trị Parkinson... cũng có thể gây hạ huyết áp.

•    Cuộc sống căng thẳng kéo dài, môi trường ô nhiễm, khuynh hướng lạm dụng độc chất, tình trạng béo phì, tình trạng suy dinh dưỡng... đều có thể gây ra bệnh huyết áp thấp.

•    Bệnh huyết áp thấp có thể có thể đi kèm với một vấn đề khác như: bệnh tiểu đường, Parkinson, suy tim, loạn nhịp tim, phì đại hoặc giãn nở các mạch máu, bệnh gan... Ngoài ra, người cao tuổi cũng thường có nguy cơ cao mắc bệnh huyết áp thấp cao hơn so với những người trẻ.

Trong một số trường hợp, huyết áp có thể giảm đột ngột do:

•    Mất máu cấp do xuất huyết

•    Nhiệt độ cơ thể hạ thấp - hạ thân nhiệt.

•    Nhiệt độ cơ thể quá cao có thể sốc nhiệt

•    Nhiễm trùng máu (nhiễm trùng huyết nặng)

•    Phản ứng dị ứng trầm trọng hay còn gọi là phản ứng quá mẫn.


5. Những biện pháp cải thiện tình trạng huyết áp thấp

 


 
Để những người bị huyết áp thấp có thể cải thiện được tình trạng bệnh của mình, bạn có thể áp dụng một số giải pháp sau đây:

•  Dùng thêm muối: Việc hạn chế lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày sẽ có lợi đối với những người bị huyết áp cao. Tuy nhiên, người bệnh bị suy giảm huyết áp thì cần được bổ sung thêm muối sẽ làm tăng huyết áp (vì muối có natri). Vậy nên, bạn có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ để điều chỉnh lượng muối phù hợp với mình. 

•   Uống nhiều nước: Các chất lỏng có thể làm tăng lên thể tích của máu đồng thời ngăn chặn tình trạng mất nước của cơ thể. Và cả hai vấn đề này đều rất quan trọng trong việc chữa trị bệnh lý huyết áp thấp. 
 

•   Sử dụng thuốc: Huyết áp thấp thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào hoặc chỉ gây ra vài triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như chóng mặt thoáng qua khi đứng. Vì vậy, hiếm khi bác sĩ yêu cầu  cần phải điều trị.

Để phòng ngừa bệnh huyết áp thấp cũng như cải thiện triệu chứng của bệnh, chúng ta nên:

•    Hạn chế thức khuya

•    Nên giữ ấm cơ thể khi ngủ

•    Hạn chế ra ngoài khi trời nắng gắt

•    Mỗi khi muốn thay đổi tư thế cần vận động từng bước một, không nên trèo cao...

•    Duy trì việc vận động nhẹ nhàng vừa phải như đi bộ.

•    Kê gối thấp khi đi ngủ

•   Đối với người già từ 50 tuổi trở lên cần phải theo dõi huyết áp thường xuyên.

•    Cần chú trọng đến các biểu hiện bất thường của cơ thể

•    Thường xuyên theo dõi huyết áp.
 
Hiện nay, xu hướng dùng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe được chiết xuất từ thảo dược giúp ổn định huyết áp được giới chuyên gia đánh giá cao và nhiều người tin dùng.
 
 
 
Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống đột quỵ

Bi-Cozyme Max là viên uống bảo vệ sức khỏe cho người mắc các bệnh lý về mỡ mãu, huyết áp cao, huyết áp thấp, các bệnh tim mạch, phòng chống tai biến, sau tai biến., thiếu máu lên não…
 
Bi-Cozyme Max có tác dụng gì ?

- Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch.
 
- Điều hòa và ổn định huyết áp

- Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …

- Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch …

- Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent …

- Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường.

- Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ...

- Hạ acid uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch

- Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ... 
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Viết bình luận