Huyết áp bao nhiêu là ổn định?

Đo huyết áp hàng ngày là một việc làm hết sức cần thiết giúp kiểm soát sức khỏe cho chính chúng ta. Các thông số sẽ cho bạn biết bạn thuộc nhóm huyết áp bình thường, bị huyết áp cao hay huyết áp thấp. Vậy huyết áp bao nhiêu là ổn định? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này:

1. Huyết áp chuẩn bình thường có chỉ số bao nhiêu?

 

 
 
Ngoài chỉ số huyết áp chuẩn thì các chỉ số cao hay thấp đều cảnh báo dấu hiệu bệnh lý bất thường trong cơ thể. Vậy nên, với những người có tiền sử về bệnh huyết áp thì đều không nên chủ quan với sự tăng hay giảm bất thường của chỉ số này. Việc theo dõi huyết áp thường xuyên là điều nên làm với tất cả những người có bệnh lý này để phòng tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
 
Việc đánh giá số đo huyết áp là cao, thấp hay bình thường phụ thuộc vào 2 chỉ số:
  • Huyết áp tâm thu: từ 90 - 129 mmHg - tức áp suất trong động mạch khi tim đang đập, thường có giá trị cao hơn.
  • Huyết áp tâm trương: Từ 60 - 84 mmHg - tức áp lực của máu đo được giữa 2 lần đập của tim (thường có giá trị thấp hơn).
Để đánh giá ý nghĩa bệnh lý của huyết áp, ngoài 2 chỉ số đã nêu còn phải căn cứ vào cách biệt giữa 2 chỉ số. Khoảng cách này càng rộng, hoặc càng hẹp chứng tỏ mức huyết áp càng không an toàn cho người bệnh.
Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng huyết áp có thể lên xuống không ổn định tùy vào những điều kiện, hoàn cảnh, cảm xúc khác nhau. Vì vậy để xác định chắc chắn một người có bị cao huyết áp hay không cần tiến hành đo nhiều lần trong ngày, thậm chí trong tháng.
Để đảm bảo kết quả đo huyết áp được chính xác và là cơ sở tin cậy cho việc đánh giá tình trạng sức khỏe, người bệnh cần tuân thủ những yêu cầu như không hút thuốc lá, không uống cà phê trước khi tiến hành đo từ 15-30 phút, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, hồi hộp,... Ngoài ra, tư thế, dụng cụ đo cũng quyết định kết quả đo có chính xác hay không.
Dựa trên các cơ sở nêu trên sẽ đánh giá được ý nghĩa bệnh lý của huyết áp. Theo Bộ Y tế, một người có mức huyết áp bình thường tối ứu nếu số đo huyết áp dưới 120/80 mmHg, cho thấy người đó đang có sức khỏe tốt, máu lưu thông đều và tốc độ bơm máu trung bình.

2. Các bệnh lý về huyết áp

Dựa trên chỉ số huyết áp chuẩn, có thể thấy rõ ràng được sự tăng giảm của huyết áp trong một thời điểm nào đó. Các bệnh lý về huyết áp thường gặp là:
- Huyết áp thấp
 
Huyết áp thấp nguy hiểm thế nào? điều trị ra sao?
 
Khi chỉ số huyết áp tâm thu < 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương < 60 mmHg. Khi chỉ số huyết áp thấp hơn mức bình thường chuẩn sẽ dẫn đến hình trạng máu không đủ cung cấp cho các cơ quan hoạt động, nhất là những cơ quan ở xa tim như não. Từ đó dễ dẫn đến biểu hiện hoa mắt, buồn nôn, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu,…
- Huyết áp cao
 
Chuyên gia giải đáp: Bệnh huyết áp cao có nguy hiểm không? - Hạ Áp Ích Nhân  - Hỗ trợ ổn định huyết áp, phòng ngừa tai biến
 
Huyết áp cao là căn bệnh khiến cho rất nhiều người mất đi khả năng lao động, bại liệt, tàn phế suốt đời. Huyết áp cao được tính theo các thang bậc theo chỉ số:
  • Huyết áp bình thường cao: Chỉ số huyết áp tâm thu từ 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 85-89 mmHg.
  • Cao huyết áp độ 1: Chỉ số huyết áp tâm thu từ 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90-99 mmHg.
  • Cao huyết áp độ 2: Chỉ số huyết áp tâm thu từ 160-179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 100-109 mmHg.
  • Cao huyết áp độ 3: Chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg.
  • Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương < 90mmHg.

3. Một số phương pháp để giúp ổn định huyết áp

Với những người có bệnh lý về huyết áp, nhất là người trung và cao tuổi cần đặc biệt lưu ý thay đổi lối sống để điều chỉnh huyết áp về chỉ số huyết áp chuẩn. Theo đó, nên vận dụng những phương pháp sau:

3.1.Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

 

DASH - Chế độ ăn uống tốt cho người mắc bệnh cao huyết áp

 
Bạn nên hạn chế các thực phẩm gây tăng cân có chứa natri, chất béo làm gia tăng lượng cholesterol không tốt cho cơ thể. Thay vào đó, cần bổ sung thực phẩm chứa calcium và potassium cũng như vitamin A, C, D. Những chất này có chủ yếu trong sữa, thịt, cá, các loại đậu, rau củ quả.

3.2. Tập thể dục đều đặn

 

Bắt đầu với bài tập thể dục để giảm huyết áp | Vinmec

 
Tập thể dục đều đặn có tác dụng giúp cơ thể luôn khỏe khoắn, tràn đầy năng lượng và có thể kiểm soát trọng lượng của cơ thể. Tốt nhất, mỗi ngày bạn nên dành từ 30 – 45 phút để tập luyện các môn như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, các trò chơi vận động khác….
 
3.3. Cân bằng tâm lý
 
Một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng đó chính là tâm sinh lý. Bạn không nên quá buồn phiền hay lo lắng, bi quan mà hãy có một lối sống lành mạnh, vui vẻ. Trong cuộc sống không được tự tạo cho mình áp lực hay nổi nóng. Vì khi đó sẽ gây tác động tới tim mạch, dễ làm tăng huyết áp. Bạn có thể tham gia các lớp kỹ năng sống, đi du lịch hay sinh hoạt tập thể để điều tiết huyết áp luôn được bình thường.
 
Ngoài việc lựa chọn chế độ sinh hoạt lành mạnh, bạn cần theo dõi huyết áp thường xuyên để chẩn đoán điều trị kịp thời ngay khi có biến chứng xảy ra.
 

3.4. Hạn chế dùng các chất kích thích

 

Bia, Rượu, Thuốc Lá…Những Chất Kích Thích Này Có Tác hại Gì - Sản Phẩm Gia  Truyền

 
Rượu và thuốc lá là những chất kích thích gây nguy hiểm đối với cơ thể của mỗi người. Nếu bạn hút thuốc quá nhiều sẽ gây xơ vữa động mạch, tăng cao độ đậm trong máu, ảnh hưởng đến tim mạch và huyết áp. Hơn nữa, khi bạn dùng thuốc giảm áp sẽ bị nhiễu loạn. Bởi vậy, cai thuốc lá càng sớm sẽ càng tốt, đồng thời tránh các bệnh về phổi.

3.5.Theo dõi huyết áp và tầm soát bệnh về huyết áp

Nên có máy đo huyết áp để theo dõi huyết áp tại nhà với những người có bệnh lý về áo huyết áp. Với người trẻ có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, hãy nên thực hiện tầm soát về bệnh huyết áp để có giải pháp phòng ngừa bệnh lý nguy hiểm.
Hiện nay, xu hướng dùng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe được chiết xuất từ thảo dược giúp ổn định huyết áp được giới chuyên gia đánh giá cao và nhiều người tin dùng.
 
 


Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống đột quỵ
Bi-Cozyme Max là viên uống bảo vệ sức khỏe cho người mắc các bệnh lý về mỡ mãu, huyết áp cao, huyết áp thấp, các bệnh tim mạch, phòng chống tai biến, sau tai biến., thiếu máu lên não…
Bi-Cozyme Max có tác dụng gì ?

- Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch.
 
- Điều hòa và ổn định huyết áp

- Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …

- Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch …

- Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent …

- Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường.

- Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ...

- Hạ acid uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch

- Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ... 
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
 
 
 
 

Viết bình luận