Vì sao huyết áp thấp, nhịp tim lại tăng, có thể nhiều người chưa biết vì sao. Hiểu rõ về huyết áp thấp và nhịp tim tăng là câu hỏi của nhiều người. Khi huyết áp xuống quá thấp, cơ thể bạn bị thiếu oxy nghiêm trọng, điều này khiến trái tim và phổi phải tăng cường hoạt động để bù đắp phần thiếu hụt gây nên tình trạng nhịp tim nhanh và nhịp thở nhanh, khó thở. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về huyết áp thấp và nhịp tim nhanh.
1. Tổng quan về huyết áp thấp
+ Bệnh huyết áp thấp là gì?
Huyết áp là áp lực đẩy máu vào thành động mạch khi tim bơm máu. Huyết áp thấp là một bệnh lý tim mạch, được xác định khi chỉ số huyết áp dưới 90/60 mmHg, trong đó, huyết áp tâm thu <90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương <60 mmHg.
Bệnh huyết áp thấp chia làm 2 loại là huyết áp thấp sinh lý và huyết áp bệnh lý:
- Huyết áp sinh lý có thể do yếu tố gia đình, hoặc sống ở vùng núi cao.
- Huyết áp bệnh lý: Do sự suy giảm chức năng của các cơ quan như tim, thận hoặc suy giảm hoạt động tuyến giáp, do hệ thống thần kinh thực vật của cơ thể không tự điều chỉnh được.
+ Dấu hiệu huyết áp thấp:
Nhiều người lầm tưởng huyết áp thấp không nguy hiểm bằng huyết áp cao. Nhưng thực tế, bệnh huyết áp thấp để lại những triệu chứng và hậu quả nghiêm trọng như:
- Nhịp tim nhanh, thở nhanh, nông: Huyết áp xuống thấp dẫn tới cơ thể thiếu oxy, khiến cho tim và phổi phải tăng cường hoạt động để bù phần thiếu hụt gây ra tình trạng nhịp tim nhanh và nhịp thở nhanh.
- Cảm giác hoa mắt hoặc chóng mặt: Xuất hiện khi thay đổi tư thế đột ngột ví dụ như đứng dậy sau khi ngồi quá lâu, hoặc khi vừa ngủ dậy. Lúc này, người bệnh cảm thấy mọi vật đang xoay trong và không kiểm soát được.
- Ngất: Khi huyết áp hạ quá mức nghiêm trọng bệnh nhân có thể sẽ có triệu chứng ngất, nếu không can thiệp kịp thời có thể rơi vào cơn ngất đột ngột và gây ra những chấn thương nghiêm trọng khác.
- Đau đầu dữ dội hoặc mê sảng: Khi não làm việc căng thẳng và hoạt động thể lực nặng thì cơn đau đầu càng tăng lên. Mức độ và tính chất cơn đau ở mỗi người là khác nhau, thường đau nặng hơn ở vùng đỉnh đầu.
- Giảm tập trung: Bệnh huyết áp thấp làm cho máu không đủ cung cấp đến não, dẫn tới tế bào não không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng, gây ra tình trạng giảm khả năng tập trung ở người bệnh huyết áp thấp.
- Mờ mắt: Bệnh huyết áp thấp sẽ xuất hiện dấu hiệu mất thính giác, thị lực giảm. Tình trạng mờ mắt đột ngột có thể gây nguy hiểm nếu như đang di chuyển trên đường.
- Da lạnh và nhợt nhạt: Khi huyết áp thấp chân tay thường tê cóng và lạnh do cơ thể không duy trì được việc tưới máu và cung cấp oxy đến da làm giảm thân nhiệt.
- Mệt mỏi: Thường xuất hiện vào buổi sáng, người bệnh thường cảm thấy tinh thần mệt mỏi. Sự mệt mỏi thường liên quan đến rối loạn chức năng hệ thần kinh do các cơ bị co thắt quá mức
- Buồn nôn: Có cảm giác buồn nôn, lợm giọng.
+ Đối tượng nguy cơ dễ bị bệnh huyết áp thấp:
Những người dễ mắc bệnh huyết áp thấp như:
- Người bị các vấn đề về tim: Một số bệnh nhân bị tim mạch có thể dẫn đến bệnh huyết áp thấp bao gồm nhịp tim chậm, các vấn đề van tim, bệnh lý mạch vành và suy tim. Các điều kiện này có thể gây hạ huyết áp, vì ngăn chặn cơ thể có thể lưu thông máu đầy đủ.
- Phụ nữ có thai: Trong khoảng 24 tuần đầu của thai kỳ, huyết áp tâm thu thường giảm 5-10 mmHg, và huyết áp tâm trương giảm mạnh từ 10-15 mmHg. Tuy nhiên, điều này lại hết sức bình thường đối với phụ nữ mang thai vì sau đó huyết áp sẽ trở lại bình thường sau khi sinh con.
- Người mắc các bệnh về nội tiết: Đó là những người có tuyến giáp kém, hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức, cả 2 hiện tượng này có thể gây hạ huyết áp. Ngoài ra, một số người bị suy thượng thận (bệnh Addison), đường huyết thấp (hạ đường huyết) và trong một số trường hợp, bệnh tiểu đường có thể gây ra bệnh huyết áp thấp.
- Người bị mất máu: Mất máu do ảnh hưởng của vết thương lớn hoặc chảy máu nội bộ làm giảm lượng máu trong cơ thể, dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng về huyết áp.
- Người bị mất nước: Khi cơ thể bị mất nước, có thể dẫn đến tình trạng cơ thể yếu, chóng mặt và mệt mỏi. Sốt, nôn mửa, tiêu chảy nặng, lạm dụng thuốc lợi tiểu và tập luyện vất vả tất cả có thể dẫn đến mất nước.
- Người bị nhiễm trùng nặng: Nhiễm trùng trong cơ thể có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm khuẩn huyết nếu nhiễm trùng đi vào máu, từ đó có thể đe dọa mạng sống, tình trạng huyết áp giảm được gọi là sốc nhiễm khuẩn.
- Người bị thiếu chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống: Tình trạng thiếu các vitamin B12 và folate có thể gây ra thiếu máu. Đây là khi cơ thể không sản xuất đủ các tế bào máu đỏ và gây ra hạ huyết áp.
- Người bị dị ứng trầm trọng hay còn gọi là shock phản vệ: Shock phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, và có thể gây khó thở.
- Người phải sử dụng thuốc điều trị gây huyết áp thấp: Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ là giảm huyết áp như thuốc lợi tiểu (thuốc nước), alpha blockers, Beta blockers, thuốc cho bệnh Parkinson, một số loại thuốc chống trầm cảm (thuốc chống trầm cảm ba vòng), Sildenafil (Viagra), đặc biệt kết hợp với một thuốc tim, nitroglycerine.
2. Tổng quan về nhịp tim nhanh
+ Nhịp tim chuẩn là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào thể trạng, giới tính, độ tuổi mà nhịp tim chuẩn ở mỗi người có thể khác nhau. Ở người trưởng thành, khi nghỉ ngơi không vận động, nhịp tim chuẩn sẽ dao động từ 60 – 100 nhịp/phút. Nếu nhịp tim vượt quá 100 nhịp/phút thì đây chính là tình trạng nhịp tim nhanh.
Tuy nhiên, đối với những vận động viên chuyên nghiệp, người luyện tập thể thao đều đặn, nhịp tim có thể chỉ khoảng 40 – 50 nhịp/phút. Với người trên 60 tuổi, nhịp tim chỉ nằm trong khoảng 60 – 80 nhịp/phút và khi tim đập trên 80 nhịp/phút đã gây nên các triệu chứng hồi hộp, mệt, khó thở… Trường hợp này vẫn được xem là tim đập nhanh, cần điều trị.
+ Triệu chứng tim đập nhanh:
- Có cảm giác lo lắng, bồn chồn, hồi hộp.
- Người khó thở hoặc thở hụt hơi, phải rướn người lên mới thở được.
- Cảm nhận rõ tim đập mạnh, thình thịch trong ngực, cổ, họng và lồng ngực bị rung lên.
- Đau đầu, đau thắt ngực.
- Lỗi nhịp.
- Chóng mặt, choáng ngất.
Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng trên cần được thăm khám và điều trị sớm nhất để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
+ Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không?
Nguyên nhân tim đập nhanh có thể do ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như tâm lý, chất kích thích, các hoạt động của cơ thể trước đó, cụ thể:
- Trầm cảm.
- Xúc động mạnh, căng thẳng, hoảng sợ.
- Dùng chất kích thích như caffeine, rượu, nicotine, cocaine.
- Sốt.
- Do tác dụng phụ của thuốc ho, cảm cúm, thuốc trị hen suyễn, kháng sinh, giảm cân, thuốc làm thông mũi.
- Tập luyện quá sức.
- Sự nhạy cảm với thức ăn: ăn quá nhiều tinh bột, đường, chất béo, muối, nitrat, bột ngọt (MSG).
- Thay đổi nội tiết tố do rối loạn tiền mãn kinh, mãn kinh, mang thai.
Ngoài ra, nhịp tim nhanh cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng:
- Rối loạn nhịp tim.
- Bệnh tim mạch bẩm sinh hay thứ phát: hẹp hở van tim, bệnh mạch vành, cơ tim phì đại, nhồi máu cơ tim.
- Cường giáp.
- Mất cân bằng điện giải do rối loạn, dị dạng kênh di truyền, mất nước.
- Huyết áp thấp.
- Tiểu đường.
- Bệnh phổi.
3. Liên hệ giữa huyết áp thấp và nhịp tim nhanh
Thông thường, nhịp tim nhanh sẽ gây nên huyết áp cao, nhưng trong một số trường hợp, huyết áp có thể giảm
- Rối loạn hoạt động điện của tim: Khi trong tim có nhiều ổ phát nhịp làm trái tim đập không đồng bộ, hoạt động không cùng nhau và trở nên không hiệu quả. Khi đó, nhịp tim có thể tăng cao 100 nhịp/phút và có khi tới 160 nhịp/phút.
Hơn nữa, khi tim đập không đồng bộ, không hiệu quả làm cho máu đi nuôi cơ thể kém, từ đó làm huyết áp giảm có thể dưới mức bình thường. Khi đó, người bệnh thường có cảm giác hồi hộp trống ngực, hụt hơi, mệt mỏi, tức nặng ngực và đôi khi đau ngực kèm theo choáng váng, hoa mắt chóng mặt. Chứng rối loạn hoạt động điện của tim càng trở nên nguy hiểm khi người bệnh có mắc kèm những bệnh về tim mạch hoặc các bệnh mạn tính khác.
- Hạ huyết áp tư thế: huyết áp có thể bị hạ trong chốc lát kèm theo nhịp tim nhanh trong những trường hợp thay đổi tư thế đột ngột. Ví dụ khi bạn đang ở tư thế nằm hoặc ngồi quá lâu mà đột ngột đứng dậy làm dòng máu về tim và phân phối đi các cơ quan giảm xuống đột ngột có thể gây hạ huyết áp. Khi đó, các hệ thần kinh và hệ nội tiết sẽ hỗ trợ điều chỉnh lại đưa cơ thể về trạng thái bình thường.
Ở những người bình thường, ít khi gặp trạng thái hạ huyết áp tư thế hoặc có gặp nhưng nhẹ hoặc trôi qua nhanh làm bản thân không cảm thấy sự thay đổi. Tuy nhiên, với một số người mắc bệnh tim mạch, dùng một số loại thuốc có thể gặp hiện tượng này thường xuyên gây choáng váng, khó chịu, hồi hộp, khó thở, đau tức ngực…thì vấn đề này cần phải kiểm soát về tim mạch.
- Hồi hộp xúc động: Là một trạng thái của con người khi cảm xúc lên quá cao và không kiểm soát. Bình thường, những cảm xúc này không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe, nhưng một vài tình huống cảm xúc tác động tiêu cực lên hệ tuần hoàn làm rối loạn nhịp tim. Khi đó, tim đập nhanh nhưng không hiệu quả làm máu đẩy đi nuôi cơ thể kém dẫn tới hạ huyết áp. Đối với người bình thường thì có thể kiểm soát được nhưng nếu những người có nguy cơ thì có thể trở nên nguy hiểm.
- Một trạng thái trong sốc: sốc là một tình trạng suy giảm tuần hoàn do nhiều nguyên nhân gây ra. Sốc có thể do dị ứng, do mất máu cấp hoặc do chấn thương. Khi đó, do một kích thích nào đó làm tim đập nhanh nhưng không hiệu quả, huyết áp tụt làm người bệnh choáng váng, ngất,… Đây là một tình trạng cấp cứu cần đưa tới cơ quan y tế và xử trí ngay.
+ Những biến chứng nguy hiểm của huyết áp thấp, nhịp tim nhanh:
Bệnh tim mạch là những bệnh nguy hiểm có thể cả tới tính mạng nên không thể chủ quan. Những trường hợp nhịp tim nhanh và huyết áp tụt cũng như một dấu hiệu cảnh báo sớm cho người bệnh có những biện pháp thăm khám và điều trị hợp lý.
Biến chứng đầu tiên có thể lo lắng là vấn đề đột quỵ. Nhiều người có thể nghĩ rằng tăng huyết áp mới có thể gây đột quỵ, nhưng không, hạ huyết áp cũng có thể gây nên đột quỵ. Cơ chế là khi tim bị rối loạn nhịp trong trường hợp có nhiều ổ phát nhịp làm cho dòng máu trong tim bị xáo trộn và rất dễ tạo nên cục máu đông trong tim.
Hơn nữa, với tình trạng hạ huyết áp đồng nghĩa với dòng máu di chuyển chậm trong lòng mạch cũng làm nguy cơ tạo cục máu đông tăng lên. Khi cục máu đông di chuyển tới các mạch máu não làm tắc một đoạn mạch nào đó có thể gây nên đột quỵ cho bệnh nhân. Khi đó, người bệnh sẽ thấy choáng váng, mất vận động cảm giác một bên người,…
- Huyết tắc phổi: Khi cục huyết khối di chuyển lên phổi, chúng làm tắc mạch phổi gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân có biểu hiện ho, khó thở, có thể ho ra máu.
- Nhồi máu cơ tim: Cũng có cơ chế hình thành cục máu đông như trên, nếu chúng di chuyển vào mạch vành - mạch máu nuôi tim thì chúng cũng gây các ổ nhồi máu tại cơ tim làm bệnh nhân cảm thấy đau nhói, tức nặng ngực trái, đau không giảm khi nghỉ ngơi và kéo dài trên 30 phút.
- Rối loạn tiền đình: Việc huyết áp thấp và nhịp tim nhanh làm máu đưa tới cơ quan không đủ và phần bị ảnh hưởng sớm nhất là cơ quan tiền đình. Khi đó, người bệnh cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, không gian xung quanh quay cuồng, không thể tự đứng vững và bước đi bình thường, dễ ngã,…
+ Tim đập nhanh do huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Huyết áp thấp khiến tim phải hoạt động nhiều hơn, mặt khác nhịp tim quá nhanh cũng làm giảm hiệu quả bơm máu của tim, cung lượng tim (lượng máu mà tim bơm đi trong mỗi nhát bóp) giảm, dẫn đến tụt huyết áp.
Tình trạng này, nếu không được khắc phục sớm có thể gây ra những biến chứng tim mạch nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, rung nhĩ, suy tim, giãn buồng tim, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim… hoặc biến chứng lên các hệ cơ quan khác như suy thận, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu não, đột quỵ não,…
4. Giải pháp giúp ổn định nhịp tim cho người huyết áp thấp
Cách tốt nhất để ổn định nhịp tim và phòng ngừa biến chứng do huyết áp thấp gây ra chính là kiểm soát tốt chỉ số huyết áp. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc tây để điều trị nguyên nhân nền gây huyết áp thấp hoặc nâng huyết áp tạm thời.
Song song với đó, việc điều chỉnh lối sống kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cũng góp phần quan trọng, giúp cải thiện bệnh nhanh chóng hơn. Dưới đây là những lời khuyên mà các chuyên gia tim mạch thường hướng dẫn người bệnh huyết áp thấp nên thực hiện:
Về thói quen sinh hoạt:
- Theo dõi và ghi lại chỉ số huyết áp, nhịp tim ít nhất hai lần mỗi ngày bằng máy đo huyết áp tại nhà.
- Tạo thói quen tập thể dục đều đặn, nên dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày để đi bộ, chạy, đạp xe, tập yoga,…
- Tránh một số thói quen dễ gây hạ huyết áp như: Ngồi vắt chéo chân, đứng lên quá đột ngột, rời khỏi giường ngay sau khi ngủ dậy, tắm nước nóng lâu,…
- Giữ tinh thần thư giãn bằng cách thiền, hít thở sâu, nghe nhạc nhẹ…, tránh căng thẳng, lo nghĩ nhiều làm ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim.
Về chế độ ăn uống:
- Ăn đa dạng các chất, ưu tiên thực phẩm bổ máu như cá biển, hải sản có vỏ, thịt bò, rau lá màu xanh đậm, đậu đỗ, trái cây giàu vitamin C, bí đỏ,…
- Uống đủ nước tối thiểu 1.5 - 2 lít/ngày để ổn định thể tích máu trong cơ thể.
- Ăn các bữa nhỏ, xen thêm 2 - 3 bữa phụ bên cạnh 3 bữa chính và không nên ăn quá no hoặc bỏ bữa ăn.
- Ăn mặn hơn nếu không có vấn đề về tim mạch hoặc bệnh thận.
- Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu, bia hoặc chất kích thích như cà phê, nước tăng lực,… khiến tim đập nhanh hơn.
Tham khảo sử dụng sản phẩm Bi-Cozyme Max giúp ổn định huyết áp và ổn định nhịp tim:
Bi-Cozyme Max là công thức đặc biệt áp dụng liệu pháp trị Enzyme tiên tiến (bổ sung các enzymes, nguồn gốc: thực vật và động vật, nhằm thúc đẩy quá trình tiêu hóa và cải thiện khả năng hấp thu, trao đổi chất, cân bằng chuyển hoá và duy trì các chức năng trong cơ thể) của các enzyme tiêu protein (Proteolytic Enzymes) đã được đăng ký bản quyền về thương hiệu giữa các nhà khoa học của hãng dược phẩm Vesta Pharmaceuticals, Inc, Hoa Kỳ và nhà phân phối BNC Medipharm.
Bi-Cozyme Max là phức hợp của 11 thành phần gồm Proteolytic Enzymes (với 5 enzymes: Nattokinase, Bromelain, Papain, Protease, Rutin Complex) kết hợp cùng Coenzyme Q10, Resveratrol, Quercetin, Ginkgo biloba, White Willow Bark và Horse Chestnut Seed (hạt dẻ ngựa).
Công dụng của Bi-Cozyme Max:
>> Chứng đau thắt ngực, mệt mỏi, suy tim
>> Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch.
>> Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …
>> Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch …
>> Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent …
>> Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường.
>> Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ...
>> Hạ acid uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch
>> Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ...
Bi-Cozyme Max dùng hiệu quả cho các trường hợp:
- Nam nữ từ 18 tuổi trở lên
- Người có các bệnh lý về tiểu đường, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, cholesterol cao
- Người có cục máu đông, mảng xơ vữa trong lòng mạch
- Người mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, huyết áp thấp
- Người có nguy cơ tai biến, sau tai biến, sau đặt stent, can thiệp tim mạch,
- Người mất ngủ, suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ, hoa mắt, chóng mặt, đau nửa đầu, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não.
- Người mắc bệnh các bệnh gout, hô hấp, xương khớp, tiêu hóa, căng thẳng, stress áp lực công việc, cuộc sống…
Bi-Cozyme Max đã được Bộ Y Tế cấp phép cho Công Ty TNHH TM DV Y Tế Bình Nghĩa nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Việt Nam theo số giấy phép: 7080/2020/ĐKSP.
Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Cozyme Max - Xua tan nỗi lo huyết áp, tim mạch, đột quỵ
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về huyết áp thấp và nhịp tim nhanh. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc.
Bài viết cùng chuyên mục:
>>> Huyết áp thấp là bao nhiêu và cách điều trị ra sao
>>> Huyết áp thấp là gì và cách nhận biết và điều trị ra sao
>>> Nhịp tim bình thường là bao nhiêu và cách đo như thế nào
Viết bình luận