Bạn mắc chứng hay quên, bạn thắc mắc với câu hỏi hay quên là dấu hiệu của bệnh gì? Chúng ta cùng đi tìm hiểu xem hay quên là dấu hiệu của bệnh gì và cách phòng chữa ra sao. Bệnh hay quên là bệnh của người già thường hay mắc phải hơn. Nhưng bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa, khoảng 20% bệnh nhân dưới 35 tuổi bị suy giảm trí nhớ. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu.
Hay quên là dấu hiệu của bệnh gì và cách phòng chữa ra sao
* Hay quên là dấu hiệu của bệnh gì?
Trả lời câu hỏi hay quên là dấu hiệu của bệnh gì: bệnh hay quên hay còn gọi là bệnh đãng trí, chỉ hiện tượng con người bỗng dưng không thể nhớ lại một số sự kiện trong quá khứ ở một mức độ đáng kể. Nó có thể được gây ra bởi tổn thương các khu vực của não nơi quan trọng để xử lý bộ nhớ dẫn đến hiện tượng kém dần của trí nhớ và nhận thức do suy thoái không ngừng của não bộ.
* Triệu chứng của bệnh hay quên là gì?
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hay quên có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng tùy từng trường hợp.
Các triệu chứng của bệnh hay quên có thể là: người bệnh thường xuyên hỏi những câu giống nhau và bị lạc ở những nơi quen thuộc. Người bệnh không thể ghi nhớ và làm theo các hướng dẫn, bị mất phương hướng về thời gian, con người và địa điểm. Họ cũng ít quan tâm đến sự an toàn, vệ sinh và dinh dưỡng của bản thân.
Người mắc bệnh hay quên có những thay đổi nghiêm trọng về trí nhớ, nhân cách và hành vi, nặng hơn có thể bị mắc bệnh Alzheimer và sa sút trí nhớ nhồi máu đa dạng. Bệnh này còn được gọi là bệnh lú lẫn do tai biến mạch máu não.
Ở bệnh Alzheimer, các triệu chứng bắt đầu chậm rãi và trở nên nặng hơn. Ở bệnh sa sút trí nhớ nhồi máu đa dạng, những cơn đột quỵ nhỏ hoặc những thay đổi trong việc truyền máu cho não có thể làm cho những triệu chứng bắt đầu đột ngột. Bệnh cao huyết áp có thể gây ra sự sa sút trí nhớ này.
Những triệu chứng thường gặp:
+ Rối loạn về hành vi như hay đi lang thang, lạc đường, quên cách nấu ăn, khó thực hiện các động tác phối hợp…
+ Gặp khó khăn về ngôn nhữ như: khó tìm từ ngữ để diễn đạt, nói lặp, hay nhắc lại chuyện đã nói, kể chuyện không có trình tự.
+ Hay gây gổ, dễ kích động, lo lắng: Người bệnh gây gổ khi được cho uống thuốc, ăn cơm hay yêu cầu đi tắm; hay nổi cáu, la hét, đôi lúc lại rất nghe lời.
+ Tư duy của người mang dấu hiệu bệnh hay quên cũng có vấn đề như tính toán sai, phản ứng chậm, kém sáng tạo…
+ Có những hoang tưởng, ảo giác như nhận diện nhầm người nhà, bạn bè, hay nghi ngờ, tin rằng mọi người nói về mình hay lấy trộm đồ vật; nghe âm thanh. Ít ngủ ban đêm, sợ bóng tối, cảm thấy đói bụng, mót tiểu tiện, buồn rầu, hay than phiền, mệt mỏi và ngủ ngày.
* Nguyên nhân gây ra bệnh hay quên
+ Tuổi tác: Sự lão hóa của hệ thần kinh trung ương là đóng vai trò quan trọng nhất gây nên. Bắt đầu từ độ tuổi 20, trọng lượng của não giảm dần, có thể thấy rõ nhất tại các vùng trán, đỉnh và thái dương. Khối lượng não bị giảm đi phản ánh số lượng tế bào thần kinh ngày càng ít và teo đi, có thể giảm tới 50% ở một số khu vực của não, đặc biệt ở vỏ não. Theo mức độ già đi của cơ thể, các quá trình teo và loạn dưỡng trong các tế bào thần kinh ngày càng gia tăng. Sự suy yếu của chức năng thần kinh do tuổi tác khiến cho các mạch máu bị lão hóa. Hay còn gọi là hiện tượng xơ hóa mạch nuôi dưỡng não khiến cản trở sự lưu thông máu lên não, điều này khiến việc vận chuyển “dinh dưỡng” nuôi não bị cản trở gây ra chứng hay quên. Đồng thời, sự co bóp của tim cũng không mạnh như trước khiến cho lưu lượng máu đến nuôi não giảm, oxy đến não cũng kém hơn trước. Đây là nguyên nhân chính của sự suy yếu chức năng hệ thần kinh nói chung và hoạt động nhận thức của người già nói riêng.
+ Thiếu ngủ: Ngủ là khoảng thời gian để não bộ tái tạo năng lượng làm tiền đề cho 1 cơ thể sảng khoái vào ngày hôm sau. Bên cạnh đó, sóng não được tạo ra khi bạn ngủ, đây là cơ chế quan trọng trong việc lưu trữ những kỷ niệm trong bộ não. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu không ngủ đủ giấc thì những kí ức không thể di chuyển đến vỏ não trước trán dẫn đến chứng hay quên quên và mất trí nhớ ngắn hạn.
+ Lạm dụng thuốc, rượu bia và chất kích thích: Một số thành phần trong thuốc có thể gây hiện tượng hay quên ở người uống như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chống dị ứng, thuốc giãn cơ, thuốc ngủ... Nhiều loại chất gây nghiện đã bị đưa vào danh mục cấm bởi chúng không mang lại bất kỳ lợi ích nào mà còn gây hại cho sức khỏe. Bởi những chất này ảnh hưởng đến phần não bộ có chức năng lưu trữ thông tin và hình thành ký ức và một phần của não đảm nhận chức năng nhận thức. Kết quả là trí nhớ sẽ kém dần đi. Vì vậy, việc lạm dụng thuốc quá nhiều sẽ ngày càng khiến trí nhớ bị suy giảm và dễ mắc chứng bệnh hay quên. Rượu cũng ảnh hưởng tiêu cực lên vùng nhớ của não bộ ngăn cản việc chuyển đổi trí nhớ ngắn hạn sang dài hạn. Nếu uống quá nhiều, rượu có thể gây nguy hiểm như khiến đãng trí, hay quên, làm mất trí nhớ, căng thẳng, trầm cảm và các biến chứng khác về thần kinh.
+ Làm quá nhiều việc cùng 1 lúc: Hầu hết chúng ta đều tham vọng có thể làm nhiều việc cùng 1 lúc nhưng về lâu về dài thói quen này sẽ khiến bạn dễ mắc chứng bệnh hay quên căng thẳng quá độ, stress, thậm chí đến 1 thời điểm nào đó có thể khiến bạn bị tâm thần.
+ Trầm cảm: một khi bạn chán nản, mất tập trung thì việc nhớ lại nhiều thứ sẽ là 1 điều vô cùng khó khăn bởi chúng bị những cảm xúc tiêu cực kia cản trở.
+ Luôn che dấu cảm xúc thật: nhiều người quá tự ti, luôn che dấu bản thân, không dám thể hiện mình trước đám đông, luôn sợ hãi, xấu hổ.
* Cách phòng chữa bệnh hay quên
+ Nghỉ ngơi, thư giãn, tránh xa stress: Thư giãn là cách lấy lại năng lượng và sự minh mẫn cho tất cả mọi người. Vì vậy chúng ta cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng và thư giãn đúng cách. Đi dạo ở nơi có nhiều cây xanh sẽ tốt hơn nhiều việc nằm dài trên sofa xem tivi vì trong khi dạo chơi, não được cung cấp thêm ôxy giúp chúng khỏe và linh hoạt hơn.
+ Rèn luyện trí nhớ: Có rất nhiều trò chơi và những bài tập tăng cường sức khỏe cho bộ não như: rubic, cờ tướng, xếp hình, chơi nhạc cụ… Đây là những trò chơi giúp não liên tục tư duy, sáng tạo, tìm tòi và học hỏi những cái mới. Ngoài ra chúng ta có thể đọc sách hoặc xem tivi, khám phá, trò chuyện với ai đó hay học một ngôn ngữ mới… Hãy tập cách không giới hạn suy nghĩ của mình và tăng trí tưởng tượng để có được những thông tin mới hữu ích mà đầy thú vị.
+ Ngủ đúng giờ và đủ giấc: Để có giấc ngủ tốt chúng ta nên tập thói quen ngủ đúng giờ, không sử dụng các chất kích thích (cà phê, trà, thuốc lá, rượu…) vào buổi chiều, tránh ngủ nhiều vào ban ngày, tránh những kích thích làm khó ngủ như nghe loa đài quá to, đọc sách quá hay, xem những phim đòi hỏi phải chú ý theo dõi sát sao… Nên tập những bài thể dục nhẹ có tính chất thư giãn trước khi ngủ và nhớ để phòng ngủ thoáng khí, ít ánh sáng nhé.
+ Ghi chép: Ghi chép sẽ giúp bộ não giảm tải khả năng ghi nhớ. Nếu bận rộn nhiều việc và hay quên thì ghi chép được coi là biện pháp an toàn nhất và tạm thời đẩy lùi bệnh hay quên ở người trẻ tuổi trong thời gian ngắn nhất. Nó là công cụ ép buộc não bộ phải “nhập tâm”, giúp chúng ta kiểm soát và bao quát công việc tốt nhất. Ghi từng công việc cụ thể ra giấy, thực hiện như thế nào, thời gian ở đâu, việc nào quan trọng được ưu tiên trước… Như thế chúng ta có thể nhớ được gần như 100% những việc cần làm, dễ dàng giải quyết và không bỏ sót bất kỳ một thông tin cần thiết nào về chúng.
+ Ngăn nắp, khoa học: Trong cuộc sống, chúng ta nên sắp xếp đồ vật ngăn nắp, có trật tự để dễ nhớ, dễ tìm không chỉ bớt được thời gian tìm kiếm khi cần mà còn tránh trường hợp bị thất lạc, rối tung và đầu óc bị phân tán tư tưởng. Ngoài ra, để giúp não không phải chịu nhiều áp lực từ hoạt động hàng ngày, chúng ta hãy luôn có kế hoạch làm việc hàng ngày, hàng tuần cụ thể để thực hiện và đánh giá nhằm tránh bỏ sót các công việc đã được giao phó. Nên tránh ôm đồm nhiều việc cùng lúc, hãy cố gắng làm xong một việc rồi mới đến việc khác. Khi làm việc nhớ tập trung, chú ý, không nên lơ đãng, phân tâm bởi những chuyện vặt khác.
+ Ăn uống đầy đủ: Để đẩy lùi bệnh hay quên ở người trẻ tuổi thì việc thực hiện một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý là điều vô cùng quan trọng. Các chuyên gia y tế khuyên: Trong bữa ăn hàng ngày nên bổ sung cá, súp lơ, rau chân vịt, cà chua, cải xanh, giá đỗ, bắp cải, trứng…v ào khẩu phần ăn, đây là những thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B, C, E và khoáng chất giúp tăng khả năng tập trung và tăng cường trí nhớ. Đồng thời chúng ta nên chú ý tăng cường ăn nhiều hoa quả như táo, lê, cam, quýt, bưởi, dâu… bởi chúng rất giàu vitamin C giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường sức đề kháng, chống ôxy hóa và giúp não bộ minh mẫn, sáng suốt hơn.
+ Tránh xa chất có hại cho cơ thể: Uống quá nhiều rượu bia và các chất kích thích có thể ngăn cản việc chuyển ký ức từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh về não như teo tiểu não, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ… Ngoài ra, tránh lạm dụng thuốc quá nhiều: thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc ngủ… sẽ ngày càng khiến trí nhớ chúng ta bị suy giảm và chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh hay quên.
+ Tập thể dục thường xuyên: Khi tập thể dục, não của con người sẽ sản sinh ra những chất tăng cường sức khỏe thần kinh, đẩy mạnh mức độ lưu thông máu, oxy sẽ đến não nhiều hơn sẽ giúp bộ não của chúng ta làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ rối loạn dẫn đến mất trí nhớ. Những môn thể thao ngoài trời như bơi, đi bộ, đạp xe cũng tốt cho trí nhớ hơn những môn thể thao trong nhà. Thiền, yoga, khí công dưỡng sinh cũng là những hoạt động hữu hiệu ngăn chặn tình trạng lão hóa của não bộ và cải thiện trí nhớ tuyệt vời. Đây cũng là cách đẩy lùi bệnh hay quên ở người trẻ tuổi rất hiệu quả.
+ Uống sản phẩm bổ não: Phòng ngừa và ngăn chặn các biểu hiện suy giảm trí nhớ ngay từ đầu là yếu tố tiên quyết để chữa bệnh hay quên ở người trẻ tuổi. Chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm có tác dụng giúp tăng cường tuần hoàn não, hạn chế lão hóa và bảo vệ sự toàn vẹn tế bào thần kinh. Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm bổ não. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Super Power Nero Max giúp bổ não tăng cường trí nhớ an toàn hiệu quả.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu hay quên là dấu hiệu của bệnh gì và cách chữa trị ra sao. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Mách bạn:
Super Power Neuro Max được sản xuất bởi hãng Jarrow Formulas, Inc, Hoa Kỳ sẽ là lựa chọn cho bạn. Sự thành công của Super Power Neuro Max là do có sự kết hợp nhiêu thành phần giúp tăng cường trao đổi chất của các tế bào não, hạn chế quá trình lão hóa, được chiết suất từ thiên nhiên như Cytidine 5’-diphosphocholine, Phosphatidylserine (PS), Acetyl L-carnitine, Alpha lipoic acid, Taurine, Phosphatidylcholine và các thành phần khác: Silicon dioxit, magiê stearat (nguồn gốc thực vật), xenluloza, gelatin đều có mặt trong sản phẩm này. Super Power Neuro Max giúp tăng cường trao đổi chất của các tế bào não, hỗ trợ hạn chế quá trình lão hóa tốt hơn.
Cách dùng: Dùng cho người lớn, uống 2 đến 4 viên/ngày, uống cùng với nước trái cây hoặc nước uống giữa các bữa ăn hoặc uống theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Bảo quản: nơi thoáng mát, để xa tầm với của trẻ em
Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ mỗi vỉ 10 viên.
Age-related cognitive impairment TreatmentsAge-related cognitive impairment TreatmentsAthletic performance TreatmentsThành phần: Cytidine 5’-diphosphocholine, Phosphatidylserine (PS), Acetyl L-carnitine, Alpha lipoic acid, Taurine, Phosphatidylcholine.
Thành phần khác: Silicon dioxit, magiê stearat (nguồn gốc thực vật), xenluloza, gelatin. Sản phẩm có chứa đậu nành.
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Chi tiết xem thêm tại: >>> Thực phẩm chức năng bổ não của Mỹ Super Power Neuro Max
Sản phẩm được BNC medipharm phân phối độc quyền tại VN, hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Cam kết hoàn tiền lại 100% nếu sản phẩm chất lượng kém.
Viết bình luận