Bạn hay bị tê chân tay, bạn chưa biết mình bị bệnh gì? Hay bị tê chân tay là bệnh gì là câu hỏi của nhiều người. Tê nhức chân tay là chứng bệnh khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau nhưng thường gặp ở người cao tuổi. Tê nhức chân tay có khi là biểu hiện sinh lý bình thường và không cần điều trị, nhưng cũng có thể là triệu chứng báo động những bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến yếu liệt tứ chi và nguy cơ tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về hiện tượng tê bì chân tay.
* Hay bị tê bì chân tay là bệnh gì?
Tê bì chân tay kèm theo đau nhức xương khớp xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có hơn 75% trường hợp tê tay chân là do bệnh lý nguy hiểm sau:
+ Thoái hóa cột sống:
Thoái hóa cột sống khiến sụn khớp, đốt sống bị bào mòn, cọ xát với rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng cổ lan xuống 2 tay hoặc đau từ thắt lưng xuống 2 chân. Triệu chứng tê tay chân do thoái hóa thường xảy ra về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết.
+ Thoát vị đĩa đệm:
Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân gây tê tay chân phổ biến. Bệnh lý thường gặp ở đĩa đệm cột sống cổ và thắt lưng. Khi nhân nhầy tràn ra khỏi bao xơ đĩa đệm sẽ chèn ép dây thần kinh cột sống gây tê bì cánh tay cùng 2 chân, hạn chế vận động cơ thể.
+ Thoái hóa khớp:
Tê bì chân tay do khớp tay, khớp đầu gối hoặc khớp háng bị bào mòn, tổn thương do các yếu tố tiêu cực sẽ gây hạn chế vận động tại tay, chân và dẫn đến tê bì cánh tay, bàn chân.
+ Viêm đa khớp dạng thấp:
Tê tay chân do tình trạng khớp tay, khớp chân bị viêm nhiễm, tổn thương sẽ gây tê bì tay chân. Triệu chứng này gặp nhiều sau khi nằm, ngồi quá lâu tại một vị trí và đi kèm cơ cứng khớp.
+ Hẹp ống sống:
Đây là dạng bệnh bẩm sinh, cột sống bị biến dạng, thu nhỏ lại khiến các rễ thần kinh chạy qua bị chèn ép và gây tê tay chân kéo dài. Bệnh để lâu sẽ gây tắc nghẽn lưu thông máu, vận động khó khăn.
+ Đa xơ cứng:
Đây là bệnh rối loạn tự miễn và tác động trực tiếp đến hệ thần kinh TW, gây tổn thương màng bọc Myelin dẫn đến tê tay chân, co thắt cơ bắp, mệt mỏi.
+ Viêm đa rễ thần kinh:
Bệnh lý xảy ra khi hệ thần kinh ngoại biên tổn thương gây rối loạn cảm giác (tê tay chân) và hạn chế vận động.
+ Xơ vữa động mạch:
Các khối vật chất bất thường bám lên thành mạch gây xơ cứng và hẹp lòng mạch, chèn ép dây thần kinh chạy qua và dẫn đến tê bì tay chân.
Nếu triệu chứng tê bì tay chân xuất hiện liên tục khoảng trên 6 tuần, hãy đến bệnh viện để kiểm ngay. Còn trường hợp tê tay chân chỉ xuất hiện khoảng 1 - 5 tuần thì không cần lo lắng vì lúc này triệu chứng xảy ra chủ yếu là do tác nhân cơ học.
* Một số nguyên nhân bị tê bì chân tay cơ học
+ Làm việc không khoa học:
Bê vác vật nặng, ngồi, đứng quá lâu ở một tư thế, lười vận động và thường xuyên ngồi dưới máy lạnh sẽ gây tổn thương dây thần kinh. Từ đó gây tê tay chân, cơ thể mệt mỏi.
+ Sinh hoạt sai tư thế:
Ngủ nghiêng người, nằm gối quá cao, liên tục dùng giày cao gót,… sẽ khiến tay chân tê bì.
+ Nguyên nhân tê tay chân do chấn thương:
Tai nạn, va chạm, ngã khiến dây thần kinh ngoại biên tổn thương cũng gây tê bì chân tay, hạn chế vận động.
+ Stress, mệt mỏi:
Căng thẳng, mệt mỏi kích thích các tế bào thần kinh gần bề mặt da tê ngứa và tê bì tay chân.
Mọi người cũng cần chú ý đến triệu chứng tê tay chân để thăm khám, có phương pháp can thiệp chữa bệnh kịp thời.
* Triệu chứng tê tay chân thường gặp
+ Chuột rút ở tay, chân:
Co thắt cơ tay, cơ chân đột ngột gây đau nhức âm ỉ bắp tay, bắp chân.
+ Tay, chân mất cảm giác:
Hiện tượng tê tay chân kéo dài sẽ khiến tay, chân bị mất cảm giác, thường gặp nhất về đêm.
+ Tê ngứa đầu ngón tay, ngón chân:
Người bị tê tay chân có cảm giác đầu ngón tay, ngón chân bị tê nhức, râm ran như kiến bò. Đôi khi còn thấy ngứa, khó chịu ở khe ngón tay, ngón chân.
+ Tê buốt lan dọc cánh tay, cẳng chân:
Cơ thể xuất hiện triệu chứng tê tay chân kèm theo tê buốt, khó cử động bàn tay, bàn chân. Tê buốt còn lan đến hết cánh tay, cổ chân, cẳng chân và gây hạn chế vận động.
* Cách phương pháp chữa trị tê bì chân tay hiện nay
Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa tê tay chân phù hợp.
1. Dùng thuốc Tây
- Thuốc giảm đau, kháng viêm: Paracetamol, Bonlutin, Arcoxia, Ibuprofen,… giúp giảm đau, kháng viêm, giảm tê tay chân nhanh chóng.
- Thuốc giãn cơ: Myonal, Mydocalm,… tác động giãn cơ, giải phóng chèn ép dây thần kinh, cải thiện chứng tê bì tay chân.
- Thuốc bôi ngoài da: Voltaren, Emugel,… giúp giảm đau, giảm tê bì tay chân.
- Vitamin nhóm B: Vitamin B1 Fursultiamine, B6 Chondroitin,… giúp bảo vệ hệ thần kinh, đẩy lùi tê nhức.
2. Dùng thuốc nam
- Lá lốt: Chuẩn bị 30g mỗi loại lá lốt, cỏ xước, chìa vôi, dền gai, cỏ ngươi, rửa sạch hỗn hợp và đun cùng 2 lít nước đến khi cạn còn khoảng 1,5 lít thì dừng, uống thay nước lọc hàng ngày.
- Ngải cứu: Người bệnh tê tay chân dùng 500g ngải cứu, giã nát cùng 1 nắm muối hột. Sau đó đem sao nóng hỗn hợp, đắp trực tiếp lên vùng tay chân bị tê bì khoảng 20 phút.
- Cỏ xước: Lấy 500g cỏ xước phơi khô, băm nhỏ. Sau đó hàng ngày dùng 20g cỏ xước đun thành nước uống.
3. Động tác hỗ trợ chữa tê tay chân
- Bài tập nắm tay: Căng bàn tay hết cỡ đến khi chúng giãn ra. Sau đó nắm chặt tay lại, ngón cái đặt lên trước, để nguyên khoảng 45 giây. Lặp lại khoảng 3 – 4 lần.
- Xoa bóp chân tay: Trước khi đi ngủ người bị tê bì chân tay dùng bàn tay nắm lấy cổ chân, cổ tay và chà xát nhẹ nhàng. Lặp lại đến khi tay chân thoải mái, giảm tê bì.
4. Dùng thực phẩm chức năng giúp điều trị tê chân tay an toàn hiệu quả không tác dụng phụ
Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm giúp điều trị tê chân tay, đau mỏi vai gáy, nhức mỏi chân tay. Sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng phải kể đến Bi-Jcare của Mỹ.
Bi-JCare là sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên, đây là công thức kết hợp giữa các dược chất đặc biệt để hỗ trợ sức khỏe xương khớp. Bi-JCare chứa đựng các thành phần sau:
>> Glucosamin: là thành phần cấu tạo nên sụn và glucosamin là chất có trong thành phần phân tử của ít nhất 2 glucosaminoglycans: chondroitin và acid hyaluronic. Vì thế glucosamin đóng vai trò đồng hóa trong quá trình kiểm soát bệnh viêm xương khớp và kích thích tế bào sụn tổng hợp glucosaminoglycans và proteoglycan.
>> Chondroitin sulfat: tìm thấy ở sụn khớp, xương, da, giác mạc mắt và thành động mạch. Chondroitin sulfat có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là bệnh viêm xương khớp. Bảo vệ khớp bằng cách tăng cường các enzym tổng hợp acid hyaluronic (là chất giúp khớp hoạt động tốt).
>> Methyl sulfonyl methane (MSM): là nguồn bổ sung sulfur tự nhiên, đặc biệt khi cơ thể không được cung cấp đủ giúp phòng hoặc hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp mãn tính. MSM tác dụng như một dẫn chất cộng hưởng với tác dụng của Glucosamine và Chondroitine có khả năng giảm đau, kháng viêm, tăng cường sức khỏe ở người bị ốm.
>> Hyaluronic Acid: là thành phần quan trọng trong chất nhờn bôi trơn cho sức khỏe của sụn và khớp, da, mắt và tim, là những cơ quan đòi hỏi vận động nhiều và chịu đựng ma sát nhiều. Ở hệ thống khớp. Hyaluronic Acid là một trong những thành phần không thể thiếu trong dịch khớp để bảo vệ khớp không bị thoái hóa.
>> Collagen Type II tự nhiên: Đây là một dạng collagen Type II không biến tính (với tên gọi khác là phức hợp UC-II) là thành phần chính của sụn khớp chiếm 90% các sợi collagen có trong chất căn bản của sụn khớp, không bị biến tính khi tiếp xúc với dịch tiêu hóa giúp cơ thể hấp thu tốt. Collagen type 2 thiên nhiên giúp nuôi dưỡng sụn, tạo chất nhờn, tăng độ bền, dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ-gân-sụn khớp. Collagen type II có tác dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả, kích hoạt hệ thống miễn dịch và bảo vệ khớp. Collagen type II là một dạng thực phẩm chức năng mới cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức khỏe của khớp, sụn và sửa chữa các hư hỏng ở khớp là nguyên nhân gây ra đau, sưng liên quan đến các bệnh viêm khớp. Collagen type 2 có tác dụng ngăn cản lão hóa và thoái hóa khớp theo 2 cách:
- Khi về già: các sợi collagen bị mất kết cấu mềm dẻo và mịn màng rồi trở nên thô, xơ cứng, các thương tổn này do các gốc tự do gây ra.
- Tỷ lệ ở độ tuổi trên 60 bị bệnh viêm khớp xương mãn tính là rất cao. Đó là do quá trình bào mòn và rách tự nhiên của sụn khớp. Khi tuổi già đến, khả năng của cơ thể tổng hợp collagen type 2 giảm xuống rõ rệt.
Boswellia Extract đã được thử nghiệm lâm sàng cho kết quả rõ rệt trong các bệnh viêm mãn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, hen phế quản, viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Triển vọng trong tác dụng giảm đau và chống viêm mạnh trong bệnh viêm khớp, phòng chống ung thư...
Bột rễ Gừng: là một loại thảo dược chống viêm mạnh mẽ và gần đây đã có nhiều quan tâm đến việc sử dụng nó cho các vấn đề về khớp, đặc biệt là thấp khớp. Nó cũng đã được chỉ định cho viêm khớp, sốt, nhức đầu, đau răng, ho, viêm phế quản, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, để giảm bớt viêm gân, giảm cholesterol và huyết áp...
Magnesium, D-calcium, Microcrysalline, Sillica là các thành phần bổ sung các yếu tố vi lượng, muối khoáng giúp chống loãng xương, còi xương, thoái hóa xương và khớp.
Bi-Jcare – Sức khỏe xương khớp cho mọi nhà
Bi-Jcare hiệu quả cao và an toàn cho:
- Người bị thoát vị đĩa đệm.
- Người bị bong gân, giãn dây chằng
- Người bị viêm khớp cấp và mãn tính
- Người bị thoái hóa khớp, tổn thương khớp.
- Người bị khô khớp, ít dịch nhờn khớp
Bi-Jcare - Giúp nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp, làm tăng dịch nhờn bôi trơn các khớp xương, mạnh gân, phục hồi tính linh hoạt của mối liên kết cơ – gân – khớp. Giúp phục hồi và giảm đau trong các trường hợp viêm khớp nhẹ và trung bình, thoái hóa khớp, khô khớp, tổn thương cơ gân khớp (bong gân, giãn dây chằng) và thoát vị đĩa đệm.
Xem thêm trên Website tại: >>> TPCN Bi-Jcare bổ xương khớp của Mỹ
Video về công dụng của Bi-Jcare với hệ xương khớp
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu hay bị tê chân tay là bệnh gì và cách chữa trị ra sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Viết bình luận