Hậu quả của tai biến mạch máu não là gì và cách phòng bệnh ra sao

Tai biến mạch máu não là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, gây ra những hậu quả nặng nề cho người thân và xã hội. Vậy hậu quả của tai biến mạch máu não là gì và cách phòng bệnh ra sao là câu hỏi của nhiều người. Tai biến mạch máu não còn gọi là đột quỵ não là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về căn bệnh tai biến mạch máu não này và cách phòng bệnh ra sao.

Hậu quả của tai biến mạch máu não là gì và cách phòng bệnh ra sao

Hậu quả của tai biến mạch máu não là gì và cách phòng bệnh ra sao

* Tai biến mạch máu não là gì?

Cơn đột quỵ (tai biến mạch máu não) xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần của bộ não bị gián đoạn hoặc suy giảm nghiêm trọng, làm mất oxy và dinh dưỡng mô não. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết dẫn đến di chứng nặng nề cho bệnh nhân hoặc tử vong.

Loại phổ biến nhất của đột quỵ là thiếu máu cục bộ não do tắc nghẽn mạch hoặc lấp mạch chiếm tới 80% số bệnh nhân tai biến (gồm nhồi máu não và khuyết não). Loại đột quỵ khác là xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu bị rò rỉ hoặc vỡ chiếm khoảng 20%.

Nhồi máu não (chiếm 85%): Nhồi máu não xảy ra khi một vùng não không được cấp máu, thường là do hẹp hoặc tắc một động mạch não. Tình trạng bít tắc kéo dài cản trở máu lưu thông lên não, khiến các tế bào não thiếu hụt oxy quá mức và chết đi, ảnh hưởng đến các chức năng cơ thể mà vùng não bị chết chi phối.

Xuất huyết não (chiếm 15%): Bệnh xảy ra do một mạch máu não bị vỡ, kết quả là máu thấm vào mô não, gây tổn thương cho các tế bào não, phổ biến nhất của dạng này là kết hợp giữa huyết áp cao với chứng phình động mạch não hay dị dạng mạch máu não bẩm sinh…

 

Theo thống kê của Hội Đột quỵ Mỹ, cứ mỗi 45 giây trôi qua, trên thế giới có ít nhất một người bị đột quỵ. Và cứ 3 phút trôi qua, thế giới lại có một người tử vong do đột quỵ. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong.

Nếu như trước đây, đột quỵ thường gặp ở những người tuổi từ 50 trở lên thì hiện nay, bệnh ngày càng trẻ hóa. Theo thống kê tại các bệnh viện, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên, trung bình khoảng 2% mỗi năm.

Hậu quả của tai biến mạch máu não là gì và cách phòng bệnh ra sao

* Các nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não?

+ Bệnh căn:

- Gây nghẽn hoặc nghẽn / tắc mạch máu não: cục máu đông tại chỗ của động mạch não, thuyên tắc do xơ vữa động mạch (chẳng hạn xuất phát từ động mạch cảnh), huyết tắc do bệnh tim (thí dụ rung nhĩ, nhồi máu cơ tim).

- Gây vỡ mạch máu não: tăng huyết áp, chấn thương, vỡ phình động mạch não.

- Nguyên nhân ít gặp: giảm huyết áp (tụt huyết áp đột ngột hơn 40 mm Hg), viêm động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, thuyên tắc xoang tĩnh mạch. Ở người trẻ: bệnh tiểu cầu, chảy máu dưới màng nhện, dị dạng động mạch cảnh.

+ Yếu tố nguy cơ: Tăng huyết áp, hút thuốc lá, đái tháo đường, một số bệnh tim (bệnh van tim, thiếu máu cơ tim, rung nhĩ), bệnh mạch máu ngoại biên, tiền căn thiếu máu cục bộ thoáng qua, tăng thể tích hồng cầu, phụ nữ vừa hút thuốc lá vừa dùng thuốc tránh thai nội tiết tố, tăng chất béo trong máu, lạm dụng thức uống có cồn (rượu, bia), rối loạn chức năng đông máu.

Trên đây là các nguyên nhân gây ra bệnh tai biến mạch máu não bạn cần lưu ý.

* Hậu quả của tai biến mạch máu não là gì?

Ngoài việc gây tử vong đến 50 % số ca tại Việt Nam hàng năm. Những người may măn không bị tử vong thì có thể gặp những biến chứng như:

+ Tiểu tiện không tự chủ: Những người bị tai biến thường bị rối loạn cơ vòng. Ngoài ra, rối loạn cảm giác và nhận thức khiến bệnh nhân không kiểm soát được tình trạng tiểu tiện.

+ Rối loạn ngôn ngữ: Sau tai biến mạch máu não, bệnh nhân có thể bị tổn thương dẫn đến rối loạn về ngôn ngữ. Người bệnh có thể gặp hiện tượng rối loạn ngôn ngữ với biểu hiện khá đa dạng như: nói ngọng, nói lắp, âm điệu bị biến đổi,… và gặp khó khăn khi diễn đạt, thậm chí là không nói được.

Hậu quả của tai biến mạch máu não là gì và cách phòng bệnh ra sao

+ Rối loạn tâm lý: Phần lớn bệnh nhân sau tai biến suy giảm hoặc mất khả năng chăm sóc bản thân và phải nhờ đến sự chăm sóc của người thân. Điều nay có thể khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm, dễ dẫn đến trầm cảm. Những bệnh nhân này cần nhận được sự quan tâm của người thân và có cộng đồng để chia sẻ những khó khăn và giải tỏa tâm lý.

+ Rối loạn thị giác: Theo các chuyên gia, rối loạn thị giác có thể là tạm thời nhưng cũng có thể là vĩnh viễn. Bệnh nhân bị rối loạn thị giác có biểu hiện là mắt nhìn mờ một bên hoặc cả hai bên, mù một phần hoặc toàn bộ, quầng hoặc đau mắt. Rối loạn thị giác sau tai biến mạch máu não gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị lực của người bệnh. Nếu không được chữa trị và phục hồi sau tai biến mạch máu não ở giai đoạn sớm thì càng ngày bệnh nhân sẽ không còn nhiều hi vọng để thấy lại ánh sáng ở mắt đó.

+ Liệt vận động: Theo thống kê, có khoảng 90% người bị liệt vận động (liệt nửa người, liệt tay chân, liệt mặt) sau tai biến mạch máu não. Di chứng này gây khó khăn cho bệnh nhân về chế độ sinh hoạt, đi lại hàng ngày. Bệnh nhân cần phải phục hồi sau tai biến mạch máu não nếu không sẽ không thể tự chăm sóc bản thân mình mà phải phụ thuộc và người thân chăm sóc. Đồng thời khi phải nằm liệt lâu, bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như: viêm loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, viêm đường hô hấp… dễ gây nhiễm trùng, thậm chí tử vong cho người bệnh.

+ Rối loạn nhận thức: Rối loạn nhận thức là sự suy giảm các chức năng cao cấp của vỏ não do tổn thương tế bào não và rối loạn chức năng não gây nên. Đây là một trong những biến chứng nặng nề của bệnh tai biến mạch máu não dẫn đến sa sút trí tuệ của người bệnh. Tỉ lệ gặp rối loạn nhận thức ở bệnh nhân sau tai biến mạch máu não khoảng hơn 60%. Bệnh nhân bị rối loạn nhận thức có các biểu hiện như: hay quên, suy giảm trí nhớ, đầu óc lơ mơ không tỉnh táo, mất khả năng định hướng không gian, thời gian, không nhận biết được người thân, gia đình của mình và không hiểu được lời nói của người khác…

* Cách phòng bệnh tai biến mạch máu não và phòng ngừa tái phát

+ Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ sẽ sớm phát hiện và kịp thời điều trị các căn bệnh dễ gây tai biến như: tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường, các bệnh về tim mạch, bệnh thận...

+ Chế độ sinh hoạt điều độ: Thay đổi lối sống là biện pháp hữu hiệu giúp phòng chống tai biến mạch máu não, kéo dài tuổi thọ và đẩy lùi bệnh tật hiệu quả.

Hậu quả của tai biến mạch máu não là gì và cách phòng bệnh ra sao

+ Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên: Việc tăng cường các hoạt động thể lực giúp máu lưu thông tốt hơn, điều hòa nhịp tim, bình ổn huyết áp từ đó làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não. Theo nghiên cứu việc tập thể dục thường xuyên có thể giảm nguy cơ tai biến mạch máu não lên đến 50%. Vì vậy, bạn nên rèn cho mình thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày với các bài tập vừa sức.

+ Kiểm soát chỉ số huyết áp và cân nặng: Béo phì liên quan đến nhiều căn bệnh khác như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim...Vì thế bạn cần kiểm soát để cân nặng phù hợp với chiều cao. Nếu thừa cân thì bạn cần có kế hoạch cho việc giảm cân, tuy nhiên việc giảm cân cũng phải được tiến hành từ từ và cần áp dụng các biện pháp hợp lý từ chế độ ăn uống cho đến luyện tập.

+ Chế độ ăn uống khoa học, cân đối dưỡng chất: Theo các nhà nghiên cứu thì một chế độ ăn huống hợp lý, lành mạnh sẽ giảm nguy cơ tai biến đến 25%. Cụ thể trong chế độ ăn uống của bạn cần bổ xung thêm các loại trái cây, rau, cá, sữa đậu nành để đảm bảo cân bằng, đầy đủ lượng protein, vitamin và khoáng chất. Đây là biện pháp quan trọng trong việc giúp giảm nguy cơ xơ vỡ động mạch.

Một số loại thực phẩm rất tốt giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não: ớt, tỏi, hành tây, gừng, hạt tiêu, chuối, cam, bưởi, dưa hấu, nho, các loại quả có vị chua... súp lơ, rau muống, bắp cải, đậu trắng, đậu đen, bí đỏ... dầu vừng, dầu đậu nành, dầu trộn salad, dầu ngô, dầu cá thu, cá hồi, cá trích…  Không ăn nhiều mỡ béo, chất đường ngọt, giàu tinh bột, không nên ăn mặn, uống rượu bia và các chất kích thích.

+ Phòng ngừa tai biến mạch máu não bằng thực phẩm chức năng phòng ngừa tai biến mạch máu não: Đặc biệt với nhóm người từ độ tuổi trung niên trở đi thì việc sử dụng kết hợp các sản phẩm hỗ trợ nhằm ngăn ngừa tai biến là giải pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe. Hiện nay trên thị trường sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao phải kể đến Bi-Cozyme phòng chống đột quỵ, ổn định huyết áp.

Bi-Cozyme – Phòng chống đột quỵ - Ổn đinh huyết áp – Các bệnh lý về tim mạch

bi-cozyme

Thành phần: Trong 1 viên có chứa: Serrapeptase 1000000 HTU/g (enzym thủy phân protein phân lập chiết xuất từ vi khuẩn ruột không gây bệnh Serratia E15) 2mg, Bromelain (2400GDU/g) (enzym tiêu protein và fibrin chiết xuất  từ quả dứa) 50mg, Papain 2000 USP/mg (enzym tiêu protein và fibrin chiết xuất từ đu đủ) 105mg, Cranberry Fruit/Juice PE 12:1 (Chiết xuất từ quả nam việt quất) 200mg, Coenzyme Q 10 20mg, Rutin Complex 95% - Phức hợp 95% Rutin - Chiết xuất từ cam, chanh, bưởi  60mg, Horse Chestnut Seed Ext.20% (Standardized to 20% Aescin) - Chiết xuất dạng cao hạt dẻ ngựa (chuẩn hóa đến 20% Aescin)  2mg,  White Willow Bark Ext. (Standardized to 15% Salicin)  - Chiết xuất từ vỏ cây liễu trắng  (chuẩn hóa đến 15% Salicin) 100mg, Nattokinase 20000 FU/g (Chiết xuất từ  đậu nành lên men) 12,5mg

Chú ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về hậu quả của tai biến mạch máu não là gì và cách phòng ngừa ra sao. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Viết bình luận