Hà thủ ô là thảo dược được dùng nhiều trong y học cổ truyền từ xưa đến nay. Hà thủ ô có tác dụng gì với sức khỏe là câu hỏi của nhiều người. Hà thủ ô là loại cây dây leo nhỏ, sống nhiều năm, mọc lẫn với nhiều loại cây khác. Hà thủ ô đỏ có vị chát, ngọt, đắng, tính hơi ấm. Theo Đông y, ngoài công dụng làm đen tóc, Hà thủ ô đỏ còn có tác dụng bổ máu, an thần, dưỡng can, ích thận, cố tinh, nhuận tràng, chữa sốt rét. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem hà thủ ô đỏ có tác dụng gì với sức khỏe con người.
1. Tổng quan về hà thủ ô
Hà thủ ô đỏ là loại cây dây leo, sống lâu năm. Thân quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân có màu xanh tía, nhẵn, có vân và có rễ phồng thành củ.
Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến lá hình tim, dài 4 - 8cm, rộng 2,5 - 5cm, đầu nhọn, mép hơi lượn sóng, cả hạị mặt đều nhẵn. Hoa nhỏ, đường kính 2mm, mọc cách xa nhau ở kẽ lá. Hoa có 8 nhụy (trong số đó có 3 nhụy hơi dài hơn) với đầu nhụy hình mào gà.
Cây hà thủ ô đỏ thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra, tập trung chủ yếu ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang. Hiện nay, hà thủ ô đỏ được trồng ở nhiều vùng phía Bắc và phía Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định.
Ngoài tên gọi phổ biến, dược liệu này còn được gọi là dạ giao đằng hay cây dạ hợp.
Gồm có 2 loại là đỏ và trắng, chúng có 2 tên khoa học riêng biệt khác nhau. Fallopia multiflora (hà thủ ô đỏ) thuộc họ nhà rau răm (Polygonaceae). Streptocaulon juventas Merr (hà thủ ô trắng) thuộc họ nhà thiên lý (Asclepiadaceae)
Trong Đông y, loại màu đỏ chiếm ưu thế hơn vì thành phần dược tính cao, có lợi cho máu huyết. Cây hà thủ ô thường phân bố ở các tỉnh miền núi như Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Nghệ An. Ngoài ra, nó còn được trồng ở Bình Định, Vĩnh Phúc.
+ Nhận biết hà thủ ô đỏ:
Như đã nói ở trên, Việt Nam chúng ta may mắn sở hữu 2 loại hà thủ ô đều có tác dụng tốt trong việc trị bệnh. Tuy nhiên, hà thủ ô đỏ được nhiều người ưa chuộng hơn. Vì hình dáng giống nhau nên nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa 2 loại này. Dưới đây là một số đặc điểm nhận biết để tránh nhầm lẫn:
- Củ hà thủ ô đỏ có hình dáng rễ củ tựa như củ khoai nhưng lớp vỏ ngoài của có màu đỏ nâu, phần củ cứng và rất khó bổ đôi. Bên cạnh đó, bên ngoài cũng có nhiều chỗ lồi lõm hơn.
- Mặt bên trong có màu nâu sậm ở lớp vỏ ngoài nhưng lớp thịt trong lại có màu hồng, thịt củ xốp.
- Bột xay từ củ hà thủ ô có màu nâu hồng hồng, không có mùi nhưng lại có vị đắng và chát.
+ Thành phần của hà thủ ô:
Theo các nghiên cứu của chuyên gia, hà thủ ô đỏ có chứa hợp chất anthraglycosid bao gồm physcion, rhein, emodin, chrysophanol.
Bên cạnh đó, thảo dược còn chứa protid, một ít tinh bột, lipid và các hợp chất vô cơ và các chất tan trong nước như lecithin, rhaponticin.
Tất cả những hợp chất này đều có tác dụng làm săn chắc da, bổ gan thận và hỗ trợ làm sạch máu cùng nhiều công dụng khác.
+ Điểm khác nhau giữa các loại hà thủ ô:
Thảo dược này là một vị thuốc Đông y có khả năng giúp trẻ hóa. Chính tác dụng thần kỳ này mà ngày càng nhiều người dùng nó như một cách để “hãm phanh” quá trình lão hóa. Tuy nhiên, hiện nay, tại Việt Nam, có đến 2 loại hà thủ ô là đỏ và trắng. Bên cạnh đó, hà thủ ô đỏ cũng rất dễ bị nhầm lẫn với củ nâu. Do đó, nếu không muốn “ném tiền qua cửa sổ”, tốt nhất bạn nên hiểu rõ về 3 loại củ này để biết cách phân biệt thật giả khi mua nhé.
- Hà thủ ô đỏ: Có hình dáng gần giống với củ khoai lang với mặt ngoài màu nâu đỏ, có nhiều chỗ lồi lõm, cứng chắc, rất khó bẻ. Mặt cắt ngang có lớp vỏ màu nâu sậm, lớp bên trong màu hồng có nhiều bột, ở giữa thường có lõi gỗ cứng. Bột có màu nâu hồng, không mùi, vị đắng chát.
- Hà thủ ô trắng: Còn được gọi là nam hà thủ ô. Đây là loại cây dây leo, thông thường người ta lấy thân thái mỏng dùng thay cho hà thủ ô đỏ. Hà thủ ô trắng thơm nhẹ, vị đắng chát, có nhiều nhựa trắng trên thân lá và không có tác dụng bồi bổ cơ thể như hà thủ ô đỏ.
- Củ nâu: Củ này thường có màu nâu hồng hay nâu tím, hình hơi tròn hoặc bầu dục. Lớp bề ngoài hơi sần sùi hay có xơ gai nhỏ bị cắt ngang hay dọc, cứng, khó bẻ, vị rất chát, se lưỡi. Trong Đông y, củ nâu có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, cầm máu, hoạt huyết, cầm tiêu chảy. Tuy nhiên, do trong củ nâu có chứa nhiều hoạt chất tannin nên dễ gây táo bón, dùng lâu ngày sẽ gây tích tụ chất độc trong cơ thể, hại gan và thận.
2. Hà thủ ô có tác dụng gì?
Thân và lá của hà thủ ô hay còn gọi giao đằng có vị ngọt, tính bình. Thân leo và lá được sử dụng để dưỡng tâm, an thần, dưỡng huyết, hoạt lạc. Hơn nữa, thân leo và lá còn được sử dụng để trị chứng thần kinh suy nhược, thiếu máu, đau mỏi toàn thân...
Rễ củ hay còn gọi hà thủ ô có vị đắng chát, tính hơi ôn, tác dụng giúp bổ can thận, dưỡng huyết bổ âm giải độc, nhuận tràng thông tiện... Ngoài ra, hà thủ ô còn giúp trị can thận âm hư, huyết hư, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đau lưng mỏi gối, ù tai điếc tai, râu tóc bạc sớm, di tinh, huyết trắng, tình trạng táo bón, hay các hội chứng lỵ mãn tính, trĩ xuất huyết, sốt rét, lao hạch, bệnh mạch vành, cao huyết áp, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch... Sử dụng hà thủ ô đỏ với hàm lượng từ 12 - 60 gam có tác dụng giảm thiểu các tình trạng bệnh nêu trên. Còn với liều sử dụng hà thủ ô đỏ khoảng từ 12 - 30 gam có tác dụng bổ huyết, nhuận tràng thông tiện...
Mặc dù, hà thủ ô đỏ mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng với một số đối tượng nên kiêng kỵ khi sử dụng dụng loại thuốc này như người đàm thấp, tỳ hư, đại tiện lỏng....
Ngoài ra, hà thủ ô đỏ còn có rất nhiều tác dụng bổ thần kinh với hợp chất lexitin làm cường tim ếch cô lập, giúp tạo hồng cầu tốt hơn, phụ nữ khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều hoặc các trường hợp da xanh, thiếu máu, gầy còm. Nước sắc hà thủ ô đỏ còn giúp ức chế trực khuẩn lao. Hơn nữa, dịch chiết cồn hà thủ ô đỏ có tác dụng hạ cholesterol đối với chuột với hàm lượng 1,5ga/ml và còn có tác dụng chống oxy hoá.
+ Các tác dụng của Hà thủ ô:
- Nhuận tràng: Làm tăng nhu động ruột do các thành phần anthranoid, do đó làm xúc tiến khả năng tiêu hóa của dạ dày và ruột. Hà thủ ô được dùng trong các trường hợp đại tiện táo kết, tiêu hóa kém.
- Bổ can thận: Dịch nước sắc của Hà Thủ Ô đỏ chế, liều 0,35g trên chuột đa cắt bỏ tuyến thượng thận, có khả năng làm tăng tích lũy đường glycogen ở gan lên 6 lần. Được dùng trong các trong các trường hợp can thận, âm hư, gây đau lưng, mỏi gối, yếu gân cốt, di tinh, liệt dương, tiểu đường, tăng mỡ máu và nhất là những trường hợp vừa tăng đường huyết, vừa tăng cholesterol. Tác dụng này chỉ có ở Hà Thủ Ô chế.
- Tác dụng bổ thần kinh: Lexitin trong Hà thủ ô còn có tác dụng làm cường tim ếch cô lập, giúp tạo hồng cầu tốt hơn. phụ nữ khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều. Các trường hợp da xanh, thiếu máu, gầy còm,
- Ức chế trực khuẩn lao: Nước sắc Hà Thủ Ô đỏ có tác dụng ức chế trực khuẩn lao.
- Chống oxy hóa: Dịch chiết cồn Hà Thủ Ô đỏ còn có tác dụng hạ cholesterol đối với chuột cống, liều 1,5g/ml (nước sắc). Hà Thủ Ô đỏ còn có tác dụng chống oxy hóa.
- Chữa tóc bạc sớm: Hà Thủ Ô đỏ là vị thuốc bổ huyết. Do vậy, những người tóc bạc sớm cholesterol tăng, dùng rất tốt.
3. Một số bài thuốc sử dụng hà thủ ô đỏ trong điều trị bệnh
+ Bài 1:
Hà thủ ô hợp tễ: Sử dụng 12 gam hà thủ ô chế biến, 12 gam sinh địa, huyền sâm, 12 gam bạch thược, 12 gam hạn liên thảo, 12 gam sa uyển tật lê, 12 gam hy thiêm thảo, 12 gam tang ký sinh, 12 gam ngưu tất mỗi vị 12g. Đem hỗn hợp này đi sắc và uống. Hỗn hợp này có tác dụng giúp thiếu máu, tăng huyết áp, đầu váng, mắt hoa, chân tay tê cứng.
+ Bài 2:
Sử dụng hà thủ ô chế với hàm lượng 12 gam, 12 gam bắc sa sâm, 12 gam quy bản, 12 gam long cốt bạch thược. Đem hỗn hợp này đi sắc và uống. Hỗn hợp này có tác dụng giúp bổ huyết, an thần, trị hư, lo lắng, mất ngủ, âm hư, huyết khô, râu tóc bạc sớm....
+ Bài 3:
Thất bảo mỹ nhiệm đơn với hàm lượng 20 gam hà thủ ô chế, 12 gam bạch linh, 12 gam ngưu tất, 12 gam đương quy, 12 gam thỏ ty tử, 12 gam phá cố chỉ. Tất cả các thành phần trên sẽ được mang đi tán thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, và với liều lượng 12 gam mỗi lần, chiêu bằng nước muối nhạt. Công dụng của hỗn hợp này giúp ích thận, cố tinh, trị gan thận yếu, lưng và đầu gối đau nhức, phụ nữ khí hư, nam giới di tinh.
+ Bài 4:
Sử dụng bài thuốc hà thủ đô với các trường hợp sốt rét lâu ngày hại đến chân âm, sốt li bì triền miên dùng 1 trong 2 bài:
60 gam Hà thủ ô sống, 12 gam sài hồ 12g, 20 gam đậu đen. Đem hỗn hợp này đi sắc và em phơi sương 1 đêm, sáng hôm sau hâm lại uống.
Hoặc Hà nhân ẩm: Sử dụng 16 gam hà thủ ô chế 16g, 12 gam đảng sâm, 12 gam đương quy, 12 gam trần bì, 12 gam gừng lùi 12g. Đem hỗn hợp này đi sắc và uống.
+ Bài 5:
Sử dụng 30 -60 gam hà thủ ô tươi. Đem hỗn hợp này đi sắc và uống có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, điều trị các chứng huyết hư, tân dịch khô nên đại tiện bí. Đồng thời sử dụng hà thủ ô uống hằng ngày có thể chữa chứng tinh trùng yếu, tinh loãng.
+ Bài 6:
Sử dụng hà thủ ô đỏ với hàm lượng 12 gam, 12 gam đan sâm, 60 gam trân châu. Đem hỗn hợp đi sắt và uống trong khoảng thời gian 1 tháng giúp điều trị chứng buồn bực, mất ngủ hay mộng mị...
Sử dụng phối hợp hà thủ ô đỏ với tang ký sinh, nữ trinh tử có tác dụng chữa tăng áp huyết do xơ vữa mạch ở người cao tuổi.
4. Lưu ý khi sử dụng hà thủ ô đỏ
Sử dụng sai cách hà thủ ô đỏ, có thể gây ra nhiều tác dụng nguy hiểm, bao gồm: Tiêu chảy, ngủ li bì, suy gan, ung thư và tử vong...
Gần đây, FoxNews đưa tin một người đàn ông 26 tuổi người Trung Quốc đã chết sau một tháng ở bệnh viện vì sử dụng thái quá thực phẩm chức năng để điều trị rụng tóc. Theo đó, người đã uống hơn 6,6 pounds củ Hà thủ ô đỏ làm tổn thương gan dẫn đến suy gan và tử vong. Trước đó, vào năm 2014, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo về các tác dụng phụ tiềm ẩn của thảo mộc.
Hà thủ ô đỏ được coi là một loại dược phẩm quý giá từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền, có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho máu, ngăn ngừa tóc bạc sớm, thúc đẩy sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ.
Phần chính được sử dụng của cây hà thủ ô đỏ là rễ. Chúng được lấy vào mùa thu, rửa sạch, chặt bỏ các rễ nhỏ và các góc của củ, củ nhỏ để nguyên, củ lớn bổ đôi hoặc bổ tư, phơi khô hoặc sấy khô (hoặc đồ chín và phơi khô). Hà thủ ô đỏ thường được bán dưới dạng thuốc sắc, tán bột, nấu cao hoặc ngâm rượu. Ngày nay, Hà thủ ô đỏ được nghiên cứu và phát triển thành viên nang, thực phẩm bổ sung chức năng cho người sử dụng.
Tuy nhiên, nếu sử dụng sai, Hà thủ ô đỏ sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Hà thủ ô sống chứa anthraquinone kích thích nhu động ruột, gây tiêu chảy ngay cả đối với người khỏe mạnh. Vì vậy, những người thường bị rối loạn tiêu hóa, đang bị viêm đường tiêu hóa không nên được sử dụng, đặc biệt là hà thủ ô sống chưa qua chế biến. Những người không gặp vấn đề về dạ dày, khi sử dụng hà thủ ô đỏ cũng nên tránh thức ăn tươi sống, thức ăn tanh, để giảm nguy cơ bị tiêu chảy. Không nên uống hà thủ ô trước 7 giờ sáng bởi vì lúc này ruột dễ bị kích ứng nhất. Ở một số người, uống hà thủ ôcó thể ngủ ly bì, có thể là do một căn bệnh cơ địa (người thuộc tạng dương hư) hoặc tiêu chảy do chất độc gây ra. Có thể tích tụ trong cơ thể để ảnh hưởng bất lợi đến gan, thận.
Chế biến hà thủ ô rất cầu kỳ, do đó, hà thủ ô đã qua chế biến bán trên thị trường rất không chắc sẽ đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, trong cây hà thủ ô đỏ có hoạt tính estrogen thực vật tương đối cao, dễ kích thích khối u tăng trưởng và tái phát ung thư. Do đó, những người có tiền sử ung thư hoặc đang điều trị ung thư vú hoặc tử cung không nên sử dụng hà thủ ô. Ngoài ra, không nên sử dụng các bệnh nhân trải qua phẫu thuật vì nó gây ra hạ đường huyết, dẫn đến tử vong.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu hà thủ ô có tác dụng gì với sức khỏe con người. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của cây xạ đen như thế nào
Viết bình luận