Giải pháp dinh dưỡng tổng thể và tăng sức đề kháng

Chủ đề: Giải pháp dinh dưỡng tổng thể và tăng sức đề kháng

Xin kính chào quý vị khán giả đang theo dõi chương trình “Hãy chia sẻ cùng chúng tôi”. Thưa quý vị, để bảo vệ sức khỏe, trong thế giới đầy mối nguy hại cho con người, tạo hóa đã trang bị bên trong cơ thể con người một hệ thống phòng thủ đặc biệt, hay còn gọi là sự đề kháng của cơ thể, mang những đặc tính như những vũ khí bén nhạy, để chống lại những đe dọa gây hại cho cơ thể đến từ bên ngoài. Nhưng, tuổi tác càng cao thì sức đề kháng của cơ thể sẽ càng giản sút kéo theo những mối nguy hại về bệnh tật tấn công cơ thể. Vậy làm thế nào để duy trì lá chắn vững chắc này?

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Ngày hôm nay, chúng tôi đã mời đến đây chuyên gia của chương trình:

Giải pháp dinh dưỡng tổng thể và tăng sức đề kháng

MC: Rất cảm ơn BS đã tới tham dự chương trình. Trước khi bàn luận về chủ đề ngày hôm nay, xin mời bác sỹ và quý vị khán giả cùng xem đoạn phóng sự ngắn mà chúng tôi đã thực hiện.

Hiện nay các khu công nghiệp mọc lên rất nhiều khiến lượng cac-bon thải nhiều ra không khí. Lượng ôtô, xe máy cũng tăng cao, việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu... làm ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Khi cơ thể hít phải khói bụi, hơi hóa chất sẽ bị nhiễm bẩn phổi. Các nghiên cứu đã phát hiện: không khí bẩn ngăn chặn các tế bào T (tế bào cần thiết của hệ miễn dịch) gây ra viêm nhiễm hô hấp.

Bên cạnh đó, áp lực công việc, căng thẳng thường xuyên, nghỉ ngơi không đầy đủ hay môi trường làm việc độc hại là những yếu tố góp phần suy giảm đề kháng.  Để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể bạn nên ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập thể thao thường xuyên hơn.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Trí - Chủ tịch Hội Lão khoa TP HCM cho biết, càng lớn tuổi, các bộ phận trong cơ thể suy yếu, tạo điều kiện cho nhiều tác nhân gây hại xâm nhập và phát triển thành bệnh một cách dễ dàng.

Việt Nam là một trong những quốc gia lão hóa nhanh nhất thế giới theo Liên Hiệp Quốc. Số liệu Bộ Y tế cũng cho thấy, dân số trên 60 tuổi sẽ tăng lên 18,3% vào năm 2030, gấp đôi hiện nay. Tuổi cao, sức khỏe giảm là điều tất yếu.

Theo số liệu thống kê, mỗi năm, nước ta có khoảng 150.000 bệnh nhân chết vì ung thư, trong đó 80% bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng chỉ cần sụt 5% cân nặng đã rút ngắn 1/3 thời gian sống của bệnh nhân.

Chính vì vậy, dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng và chữa bệnh như đảm bảo bệnh nhân có đủ sức để vượt qua sự thiếu hụt do bệnh lý. Hãy cùng chương trình ngày hôm nay tìm hiểu những liệu pháp dinh dưỡng tổng thể và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Giải pháp dinh dưỡng tổng thể và tăng sức đề kháng

MC: Sau tuổi 50, chức năng các bộ phận trên cơ thể con người dần lão hóa và suy giảm. Được biết, thời tiết thay đổi cũng là một phần tác động. Vậy, ngoài ra có những yếu tố nào tác động gây ảnh hưởng tới cơ thể chúng ta, thưa BS?

Bác sĩ:

Thời tiết là 1 trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sức đề kháng. Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác như:

• Bệnh tim mạch: theo hiệp hội tim mạch hoa kỳ, hơn 1/3 nam giới có các vấn đề về sức khỏe tim mạch như suy tim, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, xơ vữa động mạch…

• Bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính, ung thư phổi và các bệnh liên quan hô hấp khác: nguyên nhân không nhỏ đến từ việc hút thuốc lá. (theo Hiệp hội Hô hấp Hoa kỳ)

• Nguy cơ ung thư miệng – họng, thực quản, gan và đại tràng (theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) do lạm dụng rượu – bia

• Bệnh lý gan mật như xơ gan, viêm gan siêu vi, bệnh tự miễn dịch hoặc bệnh gan di truyền, ung thư ống mật, ung thư gan, các bệnh gan do rượu khác. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, việc lạm dụng rượu và thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gan ở nam tuổi trung niên…

• Đái tháo đường

MC: Thưa BS, vậy có cột mốc hay thời điểm nào có thể nhận biết được điều đó?

Bác sĩ:

Mỗi khi bị cảm lạnh hoặc cúm, bạn dễ đổ lỗi cho thời tiết và nghĩ rằng đó là do trời chuyển. Nhưng nếu bạn có các dấu hiệu sau, đây có thể là do khả năng miễn dịch của bạn suy giảm.

Dễ ngã bệnh:  Đây là dấu hiệu dễ chú ý nhất. Nếu có vi rút lảng vảng trong không khí, bạn sẽ là một trong những người đầu tiên nhiễm vi rút. Theo nghiên cứu, một người lớn trung bình bị cảm lạnh 2 - 4 lần trong một năm. Nếu bạn vượt con số đó, cần tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể như ăn uống đủ chất, uống nhiều nước cam, năng tập thể dục, cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.

Dễ bị căng thẳng: Căng thẳng không phải lúc nào cũng do yếu tố cảm xúc. Nếu khả năng miễn dịch của bạn suy yếu, nó cũng có thể làm tổn hại sức khỏe tâm thần.

Khả năng chịu đựng kém: Mới đầu ngày song bạn luôn cảm thấy uể oải, xuống năng lượng. Cảm giác bơ phờ, đờ đẫn và muốn ngủ hầu hết thời gian trong ngày là những dấu hiệu khác của hệ miễn dịch kém.

Thèm ngọt: Đừng nghĩ rằng thèm đường là chuyện bình thường. Đường ảnh hưởng đến hệ miễn dịch vì nó làm suy yếu phản ứng giết vi khuẩn của bạch cầu. Nếu bạn nạp hơn 100 gr đường mỗi ngày, nó sẽ gây hại khả năng kháng vi trùng và vi khuẩn của cơ thể.  

MC: Nhiều bệnh và tật có thể phát sinh từ sự suy yếu của sức đề kháng (miễn dịch) trong cơ thể. Những ảnh hưởng mà nó gây ra cho cơ thể là gì, thưa BS?

Bác sĩ:

Nhiễm trùng là biểu hiện nổi bật nhất của hội chứng suy giảm hệ miễn dịch. Bởi lẽ đây là chức năng cơ bản của hệ miễn dịch mà nay không còn giữ vững được. Đặc điểm của nhiễm trùng trên người bị suy giảm miễn dịch khác biệt so với người bình thường là tần suất cao hơn, thời gian ủ bệnh ngắn hơn, thời gian toàn phát kéo dài hơn và mức độ luôn nặng nề hơn.

Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất cứ hệ thống cơ quan nào và đôi khi xảy ra cùng lúc trên nhiều hệ cơ quan, dễ khiến cơ thể suy sụp nhanh chóng. Các triệu chứng nhiễm trùng theo hệ cơ quan là:

+ Hệ hô hấp: sốt cao, khó thở, đau ngực, khò khè, ho khạc đờm kéo dài...

+ Hệ tim mạch: đau ngực, khó thở khi nằm đầu thấp hoặc khi gắng sức, hồi hộp, tim đập nhanh...

+ Hệ tiêu hóa: tiêu chảy, tiêu phân sống, tiêu máu, đau bụng, buồn nôn – nôn ói...

+ Hệ bài tiết: tiểu buốt, tiểu đục, tiểu mủ, đau hạ vị, đau hông lưng...

+ Hệ thần kinh: lừ đừ, chậm chạp, yếu liệt tay chân, co giật, hôn mê...

+ Da niêm: sang thương da, bóng nước, viêm loét, chảy mủ...

Giải pháp dinh dưỡng tổng thể và tăng sức đề kháng

Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng kéo dài làm người bệnh xanh xao, thiếu máu, nổi hạch toàn thân, mệt mỏi, gầy ốm, suy kiệt, không thể tự sinh hoạt, chăm sóc được cho bản thân mình. Nếu tình trạng này không khống chế được, nhiễm trùng gây ức chế hoạt động các cơ quan và cuối cùng dẫn đến tử vong.

Để hiểu rõ hơn về vai trò của sức đề kháng đối với sức khỏe, mời quý vị khán giả theo dõi đoạn phim mà chúng tôi đã chuẩn bị:

Miễn dịch là khả năng chống đỡ, sức đề kháng của cơ thể trước sự xâm nhập có hại từ bên ngoài và từ bên trong cơ thể. Các tế bào miễn dịch đảm nhiệm các chức năng miễn dịch, chúng tồn tại, di động và lưu hành khắp cơ thể, làm nhiệm vụ tầm soát liên tục toàn bộ cơ thể nhằm phát hiện các tác nhân gây bệnh: Các vi sinh vật (ký sinh trùng như giun, sán, nấm, mốc…), vi khuẩn, Rickettsia, virus, Prion (các protein lây nhiễm, nhỏ hơn virus 100 lần) và những vật lạ trong cơ thể sinh ra hoặc đưa từ bên ngoài vào (tế bào lạ; các phức hợp: Kháng nguyên, kháng thể lạ; các tế bào ung thư…) để sẵn sàng tiêu diệt, loại trừ các tác nhân gây hại cho cơ thể.

Cơ quan miễn dịch cho ta sự chống đỡ với bệnh tật của từng người khác nhau. Trong một khu vực có những bệnh mà người này mắc, người khác không. Người không mắc bệnh chứng tỏ cơ quan miễn dịch của họ tốt hơn những người đã mắc bệnh. Hoặc khi mắc bệnh thì cũng chóng khỏi nhờ sức đề kháng tốt của cơ thể…

Mỗi chúng ta có thể mắc phải các chứng suy giảm miễn dịch thứ phát ở các mức độ khác nhau do nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài gây ra.Tuổi cao, căng thẳng, trầm cảm, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và cân bằng, ít luyện tập và tiếp xúc với thiên nhiên, mắc các bệnh mạn tính như bệnh gan, bệnh đái tháo đường, sử dụng thuốc, bị nhiễm các độc tố như các hóa chất hoặc các chất độc có nguồn gốc sinh vật là những yếu tố có thể gây suy giảm chức năng của hệ miễn dịch, làm giảm sức đề kháng của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.

MC: Sức đề kháng được ví như rào chắn tránh các tác nhân xấu cho cơ thể. Nhiều người thường bổ sung lợi khuẩn để tăng cường sức đề kháng. BS nghĩ sao về điều này?

Lợi khuẩn là những vi khuẩn sống thường được nhiều người bổ sung qua đường ăn uống với hi vọng duy trì hoặc tăng các vi khuẩn có lợi tồn tại tự nhiên trong đường ruột. Có rất nhiều sản phẩm bổ sung lợi khuẩn được bán trên thị trường, ví dụ như sữa chua có chứa lợi khuẩn, viên/gói uống bổ sung lợi khuẩn hoặc thậm chí cả kem dưỡng da chứa lợi khuẩn.

Một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung lợi khuẩn sẽ hỗ trợ tốt để điều trị tiêu chảy hoặc các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS). Tuy nhiên, theo Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe Bổ sung và Thay thế, Mĩ (NCCIH) hiện chưa có đủ bằng chứng khẳng định là việc bổ sung này hoàn toàn có lợi.

Trong một nghiên cứu mới được công bố ngày 6/9/2018, đồng tác giả của nghiên cứu, tiến sĩ Eran Elinav – nhà miễn dịch học ở Viện Khoa học Weizmann, Israel cho biết trong số những người bổ sung các chủng lợi khuẩn thì đường ruột của một số người lại kháng những khuẩn đó, tức là các khuẩn này không sống được.

Việc bổ sung lợi khuẩn không nên áp dụng cho tất cả mọi người theo kiểu “một công thức phù hợp cho tất cả mọi người” mà nên tùy vào tình trạng của từng người, dựa trên các loại vi khuẩn có sẵn trong ruột của họ cùng nhiều yếu tố khác thì việc bổ sung lợi khuẩn mới thực sự có lợi.

Bên cạnh đó, nhóm của tiến sĩ Elinav cũng tiến hành một nghiên cứu khác cho thấy lợi khuẩn cũng có thể gây hại nếu được uống ngay sau khi uống thuốc kháng sinh.

MC: Bên cạnh đó, có phương pháp nào nữa để cải thiện, tăng cường sức đề kháng mỗi ngày không, thưa BS?

+ Sử dụng kháng sinh theo đơn kê của BS, không được tuỳ tiện sử dụng

+ Bảo vệ cơ thể trước các tác nhân xấu

+ Bồi bổ cơ thể từ các thảo dược tốt có hoạt chất hiệu lực cao, giúp tăng cường thể lực, phục hồi sức đề kháng,...Ví dụ như: Tảo nâu nhật bản, Collagen thủy phân,...

MC: Chế độ dinh dưỡng cũng góp 1 phần quan trọng. Vậy chế độ như thế nào để tăng sức đề kháng cho cơ thể, thưa BS?

Hầu hết đàn ông trung niên đều có thói quen ăn uống tự do với tâm lý ăn gì cũng được, ăn miễn sao thấy no mà không quan tâm đến thành phần dinh dưỡng bữa ăn nên hay bị thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng.

• Bạn cần chú ý bổ sung đủ 4 nhóm chất: đường bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất để giữ cho thể lực khoẻ mạnh, phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm khi về già.

• Ăn vừa phải thịt, cá, trứng, sữa, hải sản, bạn nên ăn cá nhiều hơn ăn thịt, đặc biệt là các loại cá chứa nhiều omega 3 và 6 rất tốt cho hệ tim mạch. Không nên ăn quá 1,5kg thịt mỗi tháng và phải nên hạn chế các chất béo có hại từ mỡ động vật, ưu tiên các chất béo nguồn gốc thực vật (plant sterols).

• Nên hạn chế đồ chiên xào, thay vào đó là các loại thức ăn tươi hoặc luộc. Ăn chậm, nhai kỹ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhẹ nhàng, cũng nên chia nhỏ bữa ăn và không nên ăn quá no. Ngoài ra cần phải chú ý uống nước đầy đủ để tránh sỏi đường niệu và táo bón, không đợi đến khi khát mới uống.

• Bên cạnh bữa ăn hàng ngày, bạn có thể bổ sung thêm sữa để đảm bảo cung cấp cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Nên lưu ý chọn các loại sữa giàu canxi, công thức chuyên biệt dành cho người lớn tuổi giúp duy trì sức khỏe, tăng sức đề kháng.

Đàn ông khi bước vào tuổi trung niên chắc chắn sẽ phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe. Nắm rõ các yếu tố làm suy giảm sức khỏe, đồng thời có chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý sẽ giúp tránh được các nguy cơ mắc bệnh, duy trì sức khỏe tốt.

MC: Vâng rất cám ơn những thông tin hữu ích từ BS và để tổng kết lại những kiến thúc của chương trình ngày hôm nay , xin mời BS cùng quý vị khán giả theo dõi một đoạn phim khoa học sau đây.

Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng và chữa bệnh như đảm bảo bệnh nhân có đủ sức để vượt qua sự thiếu hụt do bệnh lý, do mất máu, kém hấp thu, suy nhược, stress.... Việc bổ sung dinh dưỡng để hỗ trợ điều trị là một bộ phận không thể thiếu được trong các biện pháp điều trị tổng hợp, đặc biệt quan trọng đối với các bệnh nhân điều trị ung thư bằng xạ trị hoặc hoá trị liệu, bệnh nhân tiểu đường, suy gan, thận, sau các loại phẫu thuật….

Giải pháp dinh dưỡng tổng thể và tăng sức đề kháng

Khoa học đã chứng minh liệu pháp albumin giúp cải thiện thể trạng cho các bệnh nhân ung thư sau phẫu thuật, xạ trị hay điều trị hoá chất, các bệnh lý gan thận,.. Albumin giúp duy trì áp suất thẩm thấu keo (COP) và phân bố dịch của cơ thể; vận chuyển các chất nội sinh và ngoại sinh; cung cấp nguồn axit amin để tổng hợp protein ở các mô tổn thương, đặc biệt cung cấp các chất đạm cần thiết cho những bệnh nhân suy kiệt, ốm yếu thiếu hụt nhiều axit amin…. Ngoài ra có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu và bảo vệ các vi mạch và giảm thiểu tính thấm của mạch máu thông qua tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và tác dụng bảo vệ tế bào.

Việc cung cấp dạng protein thủy phân giúp loại bỏ các chất gây dị ứng, giúp cơ thể tăng cường dung nạp và đề kháng. Thành phần DNA và RNA giúp tổng hợp nên nhân tế bào đem lại nhiều lợi ích như tăng cường hệ thống miễn dịch, sửa chữa các tổn thương mức độ DNA, tăng cường trí nhớ, độ tập trung, khả năng học tập, ngăn ngừa ung thư, tăng cường chức năng gan thận… Glutamine, Lysine, Cysteine, Arginine, Alanine, Methionine và Isoleucine là những axit amin thiết yếu giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong chế độ dinh dưỡng giúp giúp hồi phục thể trạng và nâng cao sức đề kháng cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, di căn, đang và sau xạ trị hay điều trị hoá chất, chạy thận nhân tạo, suy gan, thận, hội chứng gan-thận…

Bên cạnh đó, hoạt chất fucoidan chiết xuất từ tảo nâu ở biển Nhật Bản có hoạt tính sinh hoc cao, là chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng ngăn ngừa các bệnh qua trung gian gốc tự do thông qua 3 cơ chế: Kích hoạt hệ thống tự chết tế bào ung thư; Ngăn cản sự hình thành các mạch máu nuôi dưỡng xung quanh khối u, ngăn cản sự di căn của ung thư; Kích hoạt hệ thống miễn dịch nâng cao sức đề kháng của cơ thể, thúc đẩy quá trình truyền tín hiệu đến các tế bào lympho (là các tế bào kiểm soát khả năng miễn dịch của cơ thể)  để chúng tấn công các mầm bệnh, tăng khả năng miễn dịch một cách hiệu quả.

Ngoài ra Fucoidan còn giúp làm giảm Triglyceride, điều hoà huyết áp, tăng cường chức năng gan, thận

TPBVSK - Bi-Nutafit nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch - Hộp 30 viên

bi-nutafit

Các nhà khoa học Canada đã nghiên ra sản phẩm Bi –Nutafit với sự kết hợp của albumin, protein thủy phân, DNA, RNA, và các axit amin như Glutamine, Lysine, Cysteine, Arginine, Alanine, Methionine và Isoleucine cung cấp cho cơ thể các tinh chất đạm, các protein và nguồn năng lượng đặc biệt quý giá, giúp cơ thể dễ hấp thu và phát huy hiệu quả triệt để, đào thải các độc tố, cải thiện chức năng gan và thận, hồi phục thể trạng và nâng cao sức đề kháng, đặc biệt cho các đối tượng suy nhược cơ thể, hoá-xạ trị, suy gan, thận, chạy thận nhân tạo và sau các loại phẫu thuật. Cùng với hoạt chất Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản giúp khử các gốc tự do, chống các chất oxy hoá gây ra các bệnh lý không nhiễm khuẩn như ung thư, tiểu đường, bệnh lý tim mạch như mỡ máu, triglyceride, huyết áp, các bệnh rối loạn chuyển hoá, lão hoá bằng 3 cơ chế đồng bộ kích hoạt hệ thống tự chết tế bào ung thư, ngăn cản sự phát triển và di căn của ung thư và kích hoạt hệ thống miễn dịch đồng bộ giúp nâng cao sức đề kháng toàn diện cho cơ thể.… Sử dụng Bi-Nutafit hàng ngày là giải pháp dinh dưỡng tổng thể giúp tái tạo thể chất, hồi phục tinh thần, dọn sạch gốc tự do hỗ trợ phòng và chữa các bệnh lý không nhiễm khuẩn.

Chi tiết xem thêm tại: >>> TPBVSK - Bi-Nutafit tăng cường sức khỏe gan thận - Lọ 60 viên

MC: Những người trẻ tuổi thường ỷ vào sự dẻo dai của sức trẻ của mình nên lơ là và chủ quan với sức đề kháng, đặc biệt là rất coi thường chế độ ăn, dinh dưỡng, bổ sung các loại VTM, Đạm, muối khoáng, vi lượng hàng ngày, làm tăng nguy có bệnh tật, béo phì, cơ hội cho virus, bệnh tật xâm nhập. BS có lời khuyên gì cho giới trẻ hiện nay?

+ Không bỏ giấc: Giấc ngủ là thành phần quan trọng nhất của sức khỏe tốt.

+ Ngồi cũng tác hại như hút thuốc lá: Dành quá nhiều thời gian mỗi ngày chỉ để ngồi trên ghế, bạn sẽ gặp phải một số vấn đề về sức khỏe

+ Ăn trái cây: Trái cây ở dạng tự nhiên là lành mạnh nhất. Vì vậy, bạn nên luôn cố gắng ăn trái cây ở dạng không phải nước trái cây, nếu có thể.

+ Tránh thuốc lá, rượu: Đây là những thứ cơ bản có hại mà bạn nên cố gắng hết sức để tránh. Bạn càng ít tiếp xúc chúng trong cuộc sống hằng ngày, chúng càng ít gây hại cho bạn và môi trường.

+ Phòng ngừa là can thiệp tốt nhất: Tập thể dục thường xuyên rất tốt, nó giúp bạn đi một chặng đường dài hướng tới việc ngăn ngừa các bệnh phổ biến nhất.

+ Chăm sóc bản thân: Học cách đừng bao giờ nghĩ về sai lầm của bản thân. Bằng cách này, bạn đã sẵn sàng đối mặt với thử thách tiếp theo ngay khi bạn hoàn thành thử thách mà bạn hiện đang đối mặt.

+ Kiểm soát thói quen: Có những điều trong cuộc sống mà bạn có thể trực tiếp kiểm soát hoặc thay đổi. Nên tập trung năng lượng của mình vào những thứ mà bạn có thể tự làm, như thói quen hằng ngày hoặc những gì sẽ ăn trong tuần làm việc.

MC: Hy vọng những lời chia sẻ của BS vừa rồi sẽ giúp quý vị khán giả lấy lại phong độ, sức khoẻ của bản thân. Bất kỳ giải pháp nào cũng nên đến từ mỗi bản thân, hãy luyện tập thể dục thao, ăn uống với chế độ phù hợp sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng một cách trọn vẹn và hữu hiệu nhất. Và tiếp theo xin mời BS cùng đến với câu hỏi mà khán giả đã gửi về để được tư vấn.

 

bi-nutafit

Câu hỏi 1: Tôi bị ung thư gan và đang trong quá trình điều trị bằng xạ trị. Được biết thời điểm này sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể rất kém. Tôi rất muốn bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể nhưng nghe nói những người bị ung thư phải kiêng đạm, và các chất bồi bổ cơ thể vì nếu bồi bổ đạm và các chất bổ sẽ nuôi khôi u lớn nhanh và gây di căn có đúng không ? Xin bác sĩ tư vấn cho tôi biện pháp khắc phục tình trạng trên?

Ngoài ra khi chuẩn bị xạ trị bệnh nhân cần chuẩn bị tinh thần và bồi dưỡng cho cơ thể, cần ăn uống đầy đủ các thực phẩm giầu vitamin. Trước khi xạ trị, bệnh nhân cần ăn nhẹ, uống sữa, trái cây, sau đó cũng cần ăn nhẹ , thức ăn mềm, lỏng.

Người thân chăm sóc bệnh nhân ung thư cần lưu ý, sau khi xạ trị, người bệnh cần ăn tăng các chất đạm, rau xanh, trái cây và chất béo. Thời gian này, người bệnh sẽ mệt, khó ăn nhưng cần tìm cách cho bệnh nhân ăn đủ chất. Bệnh nhân ung thư vẫn ăn được tất cả mọi thực phẩm với tỉ lệ ung thư cân đối. Khi có sức khỏe tốt thì nếu xạ trị hoặc phẫu thì sẽ có kết quả tốt hơn.

Cần từ bỏ quan niệm người bệnh ung thư nói chung và người xạ trị nói riêng không nên ăn quá nhiều chất bổ, thậm chí kiêng ăn thịt, vì họ cho rằng ăn như vậy làm tế bào ung thư phát triển mạnh hơn, dẫn đến chết nhanh hơn. Quan niệm ăn kiêng, hoặc ăn gạo lức muối vừng điều trị ung thư sẽ làm các tế bào ung thư không phát triển là hoàn toàn sai lầm.

Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu các sản phẩm bổ sung giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể có chứa những dưỡng chất như: Fucoidan, albumin, protein thủy phân, DNA, RNA, và các axit amin thiết yếu. Một trong những sản phẩm bạn có thể tham khảo trên thị trường bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm Bi-Nutafit.

Câu hỏi 2: Thưa bác sĩ, mẹ tôi bị k dạ dày và đã cắt bỏ 4/5 dạ dày và hiện nay việc ăn uống gặp rất nhiều khó khăn, phải ăn nhiều bữa và mỗi bữa lại số lượng rất ít nên cơ thể suy kiệt, dẫn đến tình trạng sức khỏe khó bình phục trở lại. Xin bác sĩ tư vấn giúp chế độ dinh dưỡng phù hợp với mẹ tôi để đảm bảo dưỡng chất cho cơ thể? Đặc biệt có loại TPCN nào phù hợp vừa cung cấp đủ năng lượng, dinh dưỡng giúp nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ ngăn cản sự di căn?

+ Nên ăn ít nhưng đủ dinh dưỡng, giàu năng lượng và giàu đạm. Bổ sung thêm các sản phẩm giàu dinh dưỡng (sữa dinh dưỡng)

+ Kiểm soát được lượng thức ăn mà người bệnh ăn vào

+ Nên uống nước trước hoặc sau bữa ăn 30 phút. Tránh uống nước trong khi ăn vì điều này có thể làm giảm sự ngon miệng

+ Không nên ăn uống đồ có đường, nước ngọt, thức ăn nhiều chất béo

+ Thường xuyên thay đổi cách chế biến và màu sắc của thức ăn

+ Tránh ngửi mùi thức ăn khi đang chế biến

+ Giữa vệ sinh răng, miệng. Không sử dụng dung dịch làm sạch miệng. Không đánh/cạo lưỡi

+ Ăn bất cứ khi nào người bệnh có nhu cầu nhưng phải đảm bảo đủ lượng và chất dinh dưỡng

+ Có thể chuyển sang chế độ ăn nhỏ, mềm,..nếu không ăn được thức ăn thông thường

+ Về thực phẩm chức năng hiện nay thì các bạn nên tham khảo những sản phẩm nào có chứa các hoạt chất như: Fucoidan, albumin, protein thủy phân, DNA, RNA,… về sử dụng.

bi-nutafit

Câu hỏi 3: Thưa bác sĩ, tôi năm nay 50 tuổi và vừa trải qua ca phẫu thuật nong mạch vành, đặt stent do nhồi máu cơ tim. Để phục hồi thể trạng sau phẫu thuật mà không ảnh hưởng gì đến tình trạng bệnh của tôi thì chế độ dinh dưỡng của tôi nêu bổ sung những gì và cần chú ý những điều gì?

+ Hạn chế chất béo có hại: Thịt mỡ, nội tạng động vật,…

+ Tăng cường chất béo có lợi: dầu thực vật, omega,…

+ Ăn giảm muối

+ Ăn nhiều chất xơ

+ Ăn nhiều trái cây, rau quả

+ Hạn chế lượng carbohydrate (đường)

+ Kiêng uống rượu, bia, thuốc lá.

Câu hỏi 4: Thưa bác sĩ, bố tôi bị gan nhiễm mỡ, người suy kiệt, kém ăn, mất ngủ, ăn các thức ăn có nhiều đạm như thịt cá thường bị rối loạn tiêu hoá nên không dám ăn gì. Tôi nghe mọi người nói nếu gan nhiễm mỡ mà thể trạng gầy rất dễ chuyển thành ung thư, xin BS cho biết có khả năng xảy ra tình trạng đó không, và xin bs tư vấn cho tôi sản phẩm hỗ trợ nào có thể giúp bố tôi cải thiện thể chất, tăng sức đề kháng và phòng chống ung thư?

Gan nhiễm mỡ tức là lượng mỡ chiếm tới hơn 5% trọng lượng gan. Trong giai đoạn đầu bệnh thường tiến triển âm thầm, các triệu chứng thoáng qua, đa số người bệnh phát hiện ra bệnh qua khám sức khỏe định kỳ. Gan nhiễm mỡ là bệnh tương đối lành tính, ít nguy hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi bệnh không được ngăn chặn kịp thời sẽ dễ biến chứng gây viêm, xơ gan và thậm chí là ung thư gan tước đoạt đi sự sống.

Về sản phẩm hỗ trợ giúp bổ sung cải thiện thể chất, sức đề kháng và phòng chống ung thư thì bạn nên tìm những sản phẩm có chứa hoạt chất Fucoidan được chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng chống ung thư. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Bi-Nutafit của Canada nhé.

MC: Thưa quí vị và các bạn, do thời lượng của chương trình có hạn nên chúng tôi chỉ có thể trả lời được một trong số những câu hỏi mà quí vị gửi về cho chương trình. Mọi thắc mắc cần giải đáp, quý vị đừng ngần ngại, hãy gọi đến số hotline của chương trình. Đội ngũ tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sang trợ giúp quý vị. Còn bây giờ là một số lưu ý của chương trình ngày hôm nay.

Những lưu ý tăng cường sức đề kháng:

+ Ăn nhiều trái cây và rau củ quả: Các loại trái cây và rau củ quả chính là nguồn cung cấp vitamin rất dồi dào giúp tăng sức đề kháng của cơ thể.

+ Luôn giữ đôi bàn tay sạch sẽ: Các virus và vi khuẩn gây bệnh xuất hiện ở khắp nơi từ văn phòng làm việc đến gian bếp nhà bạn. Thói quen rửa tay thường xuyên sẽ giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lây truyền. Hãy để nước rửa tay gần bàn hoặc trong nhà bếp của bạn.

+ Bổ sung thêm probiotic: Probiotic hay còn gọi là “vi khuẩn có lợi” có thể giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Loại vi khuẩn này là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

Bạn có thể bổ sung probiotic qua các loại thực phẩm như sữa chua, dưa chua, kim chi, đậu tương lên men, sữa đậu nành và một số loại nước hoa quả.

+ Cung cấp đủ vitamin D: Vitamin D có ý nghĩa rất quan trọng đối với cơ thể trong việc tăng cường sức đề kháng. Người trưởng thành cần có khoảng 5 microgram vitamin D mỗi ngày. Bạn có thể hấp thu vitamin D bằng cách tắm nắng hoặc dùng thuốc bổ và một số loại thực phẩm như cá, trứng, sữa...

+ Đảm bảo cho giấc ngủ ngon: Giấc ngủ là một yếu tố không thể thiếu giúp bạn tăng cường sức đề kháng. Bạn cần ngủ đủ 7 – 8 tiếng và có giấc ngủ chất lượng mỗi ngày.

Rất cám ơn những tư vấn của BS. Thưa quí vị khán giả, đến đây thì thời lượng của chương trình cũng đã hết. Nếu quý vị còn có những thắc mắc liên quan đến chủ đề của chương trình thì xin hãy gọi đến tổng đài tư vấn để nhận được sự tư vấn miễn phí của đội ngũ tư vấn viên hoặc gửi thư về hòm thư điện tử của chươn trình.

Xin chân thành cảm ơn sự có mặt của bác sỹ trong chương trình ngày hôm nay đem lại những kiến thức bổ ích cho khán giả. Xin được chào và hẹn gặp lại trong chương trình lần sau.

Viết bình luận