Giải pháp cho người sức đề kháng yếu

Hiện nay nhiều căn bệnh nguy hại đang rình rập, đe dọa đến sức khỏe của mọi người. Việc tự bảo vệ, tăng đề kháng cơ thể là giải pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh tật. Vậy để nâng cao sức đề kháng và ổn định hoạt động miễn dịch chúng ta nên làm gì? Những điều này sẽ được chúng tôi bật mí chi tiết ở nội dung bài viết dưới đây nhé!


 

1. Nguyên nhân gây sức đề kháng yếu là gì?


Có rất nhiều nguyên nhân khiến sức đề kháng hay miễn dịch của cơ thể trở nên yếu đi. Một số nguyên nhân chính và hay gặp phải nhất đó là:

1.1. Stress

Stress có ảnh hưởng rất lớn đến sức đề kháng. Nhất là khi bạn bị stress kéo dài làm cho mức cortisol – hormone chống stress của cơ thể – tăng lên, làm giảm sản xuất nội tiết tố hỗ trợ chức năng miễn dịch, từ đó hệ thống miễn dịch suy giảm nhanh chóng và khiến cơ thể mắc nhiều bệnh lý hơn thông thường. Nguy hiểm hơn đó là việc căng thẳng mãn tính không những khiến cơ thể thường xuyên dễ mắc các bệnh cảm lạnh hay cảm cúm, mà còn các bệnh lý nghiêm trọng hơn nữa như bệnh tiểu đường, bệnh tim,…

1.2.  Chế độ ăn uống không lành mạnh

Chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng miễn dịch của cơ thể. Sức đề kháng giảm do một số thói quen ăn uống không lành mạnh như:

•    Ăn quá nhiều chất đạm nhất là nguồn đạm từ động vật.

•    Uống không đủ nước, không bổ sung đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.

•   Thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng kém: ăn quá nhiều đồ ngọt, chất béo, thức uống có ga, thực phẩm nhiều phụ gia hóa học, chất bảo quản,những  thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khác,…

•    Thường xuyên uống bia rượu hay sử dụng các chất kích thích khác như thuốc lá, cà phê, thuốc lào,…

1.3. Chế độ sinh hoạt thiếu hợp lý

Tương tự với tác hại của việc ăn uống thiếu lành mạnh, chế độ sinh hoạt của bạn không cân bằng như việc bạn thường xuyên thức quá khuya, ngủ quá ít hay ngủ không đúng giờ cũng sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, việc sản xuất hormone melatonin của cơ thể bị hạn chế, từ đó bạch cầu tạo ra không đủ để chống chọi với các tác nhân gây bệnh.

1.4. Giữ vệ sinh không sạch sẽ, tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm

Vi khuẩn, vi rút là những sinh vật ký sinh nhỏ bé có mặt ở khắp mọi nơi mà mắt thường không thể nhìn thấy được, vì vậy việc bạn không rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hay lười tắm gội,… cũng chính là nguyên nhân khiến sức đề kháng yếu đi.

Khi bạn làm việc trong các nhà máy, các khu công nghiệp, thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, các chất hóa học, thuốc trừ sâu,… các chất độc hại và môi trường ô nhiễm sẽ làm các tế bào T trong hệ miễn dịch của cơ thể bị ngăn chặn, gây ra viêm nhiễm và một số bệnh về đường hô hấp.

1. 5. Sử dụng thuốc kháng sinh chưa đúng cách.

Đó là việc bạn sử dụng quá nhiều dẫn đến lạm dụng thuốc kháng sinh làm giảm sản xuất cytokines – hoóc môn chỉ báo hệ miễn dịch, cũng là lý do cơ thể có cơ chế kháng lại thuốc này, từ đó gây suy giảm sức đề kháng


2.Tại sao cần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể?


Sức đề kháng giữ vai trò then chốt trong nhiệm vụ ngăn ngừa yếu tố gây bệnh. Khi đề kháng cơ thể vận hành hiệu quả sẽ loại bỏ khả năng gây bệnh từ các nhóm vi khuẩn, virus. Vì thế quá trình duy trì miễn dịch ổn định góp phần trong các vấn đề như:

2.1. Giúp cơ thể tránh khỏi tác nhân gây bệnh
 

 
Hệ miễn dịch được ví như "phòng tuyến kiên cố" trước sức "công phá lớn" từ các yếu tố gây bệnh. Bởi lẽ, môi trường sống xung quanh ngày càng phức tạp, từ nhà cửa, văn phòng, ngoài trời… đều xuất hiện những mầm bệnh gây hại (vi khuẩn, virus, vi trùng…) gây hại cho con người.

Khi những mầm bệnh gây hại tấn công, tăng đề kháng tốt sẽ tạo ra hàng rào ngăn chặn các yếu tố gây bệnh. Bệnh cạnh đó kìm hãm các kháng nguyên tác động vào cơ thể, không để các yếu tố gây bệnh có cơ hội phát triển.

2.2. Sản sinh kháng thể chống lại bệnh cũ tái phát

Mỗi chúng ta được sinh ra với một sức đề kháng nhất định, theo thời gian đề kháng sẽ dần dần được cải thiện trở nên mạnh hơn.

Chẳng hạn như chúng ta thường xuyên mắc các bệnh cảm vặt, cảm cúm; hệ thống miễn dịch và sức đề kháng sẽ tạo ra những kháng thể khi lần đầu tiên tiếp xúc với căn bệnh. Tăng sức đề kháng sẽ hình thành khả năng chống chọi lại chúng trong những lần sau.

Bên cạnh các nhân tố từ môi trường bên ngoài mà sức đề kháng của mỗi người còn giảm sút theo thời gian. Tuổi tác càng cao, cơ thể con người dần lão hóa kéo theo nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Điều đó đồng nghĩa với việc sức đề kháng yếu đi, con người ta dễ mắc các bệnh từ thông thường đến nghiêm trọng như xương khớp, tim mạch, gan phổi, tiểu đường thậm chí là những căn bệnh ung thư nguy hiểm.

2.3. Cải thiện sức khỏe ổn định

Tăng đề kháng là biện pháp tạo ra hàng rào vững chắc của cơ thể để nhận ra kháng nguyên và tạo ra kháng thể giúp loại bỏ chúng. Cải thiện sức đề kháng tạo ra hệ thống bảo vệ và phòng ngự để chống lại các tác nhân gây hại cơ thể và tránh mắc các bệnh nhiễm trùng.

Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh nhạy cảm, việc tăng cường sức đề kháng lại càng quan trọng bởi đây chính là chiếc “chìa khóa” bảo vệ sức khỏe.

Theo các chuyên gia dịch tễ những hoạt động: đeo khẩu trang, vệ sinh chân tay, hạn chế tiếp xúc... chỉ làm giảm khả năng virus tấn công vào cơ thể. Khi các nhân tố gây bệnh đã tiếp xúc với cơ thể thì phải đảm bảo yếu tố miễn dịch hoạt động tốt.

Vậy nên "con đường kiên cố" nhất để tránh sự tấn công của virus là chủ động xây dựng cho cơ thể một hệ miễn dịch tốt nhất. Đảm bảo các nhân tố trên thì các loại virus, vi khuẩn được loại bỏ nhanh chóng khi tấn công vào cơ thể.


3. Vậy giải pháp nào cho người sức đề kháng yếu?


Con người chúng ta không tự nhiên mà sở hữu được hệ miễn dịch và sức đề kháng khỏe mạnh. Đó là tổng hòa của nhiều yếu tố: lối sống, ăn uống, sinh hoạt, tẩm bổ phù hợp của mỗi cá nhân.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiết lập chế độ ăn uống, lối sống lối sinh hoạt khoa học chính là cách tăng đề kháng tự nhiên đơn giản và hỗ trợ đạt được sức khỏe tối ưu nhất.

3.1. Quản lý tốt vấn đề stress

Có nhiều cách để giải quyết các vấn đề căng thẳng như:

•    Xả stress trực tiếp bằng việc tìm đến một ai đó bạn tin tưởng để trải lòng về mối lo lắng của bạn. Bạn vừa có thể thả nhẹ bớt căng thẳng, vừa có thể nhận được sự hỗ trợ cần thiết.

•    Giảm căng thẳng bằng các hoạt động thể chất, với người có sức đề kháng yếu thì nên thực hiện các bài tập không quá sức như yoga, massage, thiền,… rất có hiệu quả. 

•    Suy nghĩ lạc quan, tích cực hơn và cười nhiều hơn để có thể kiểm soát căng thẳng.

3.2. Thay đổi lối sống

Một trong các điều kiện khiến hệ miễn dịch trở nên yếu đi hoặc hoạt động một cách trì trệ là do việc hình thành các thói quen xấu. Do đó, các bác sĩ, các chuyên gia khuyến cáo rằng việc có một lối sống lành mạnh hơn sẽ giúp cải thiện cơ thể ở trạng thái tốt nhất.

Giảm bớt căng thẳng là điều thiết thực đầu tiên có thể làm. Căng thẳng kéo dài sẽ khiến cho cơ thể bị suy nhược và ức chế hệ thống miễn dịch, về lâu sẽ dẫn đến kiệt quệ. Các biện pháp thay đổi lành mạnh có thể thực hiện là mát xa, nghe nhạc nhẹ nhàng để thư giãn, ngồi thiền, sử dụng mạng xã hội ít lại,...

Giấc ngủ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hệ thống miễn dịch bởi vì chất lượng giấc ngủ là điều kiện tiên quyết cho một hệ miễn dịch cân bằng. Việc ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp tăng cường miễn dịch rất nhiều.

3.3. Tập thể dục thường xuyên để tăng đề kháng

Các hoạt động thể lực giúp tăng sức đề kháng rất tốt mang đến lợi ích về cả thể trạng lẫn tinh thần. Mọi người nên chọn những bài tập đơn giản như đi bộ, cầu lông, chạy bộ, bơi… giúp kiểm soát cân nặng, rèn luyện sự dẻo dai, kích thích ăn uống nhiều hơn, ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Hơn nữa sự vận động thể chất còn giúp cơ thể tiết ra hormone endorphin - một hoạt chất não bộ mang lại cho con người cảm giác hạnh phúc, làm dịu đi căng thẳng, stress trong cuộc sống thường ngày.

3.4. Chế độ ăn uống khoa học
 

 
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ là một điều kiện cần cho một cơ thể khỏe mạnh và một hệ miễn dịch tối ưu nhất. Thực phẩm đóng vai trò cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp kích thích và sản sinh các gen tốt đồng thời vô hiệu hoá các gen xấu trong cơ thể. Cần đảm bảo cơ thể nạp đủ các chất dinh dưỡng cũng như các chất xơ cần thiết trong khẩu phần ăn mỗi ngày.

Các chế độ ăn uống không lành mạnh không những là nguyên dân dẫn đến các bệnh lý khác, mà còn khiến hệ miễn dịch bị suy giảm.

Các chế độ ăn giàu vitamin, khoáng chất thiết yếu có tác dụng chống oxy hoá và tăng cường miễn dịch cũng như sức đề kháng cho cơ thể.

•    Các loại trái cây nên cân nhắc chọn lựa để bổ sung vào cơ thể là quả mọng, cam, quýt, táo, nho, kiwi,..

•    Các loại rau xanh nên ăn thêm là cải xoăn, hành tây, rau chân vịt,..

•    Các loại thực phẩm như tỏi tươi, khoai lang, cà rốt còn có tác dụng kháng sinh và kháng vi rút cho cơ thể.

•    Các loại nấm cũng là loại thực phẩm giúp hỗ trợ chống nhiễm trùng tốt.

3.5. Không lạm dụng các chất kích thích

Các nghiên cứu đã chỉ ra, uống bia hoặc rượu với một lượng vừa đủ sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ gặp các bệnh như tim mạch, tiểu đường. Tuy vậy, lạm dụng các chất này sẽ khiến cơ thể bị ức chế khả năng của các tế bào bạch cầu, do đó làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Các chất kích thích nói chung, đều có ảnh hưởng tương tự đối với hệ miễn dịch của cơ thể.

Lưu ý về lượng rượu uống mỗi ngày của đàn ông không nên quá 2 ly, phụ nữ không nên quá 1 ly. Với liều lượng này, các chất sẽ phát huy được công dụng thay vì các tác hại.

3.6. Giữ vệ sinh sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

Đây là việc cực kỳ quan trọng, khi sức đề kháng của bạn đang yếu, nguy cơ xâm nhập thành công của vi rút hay vi khuẩn là rất cao. Một số điểm bạn cần lưu ý cho thắc mắc sức đề kháng yếu phải làm sao?

•    Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, thường xuyên tắm gội vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

•    Tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh truyền nhiễm.

•    Có các biện pháp ngăn ngừa bụi bẩn khi ra ngoài hay tham gia giao thông: trang bị đầy đủ mũ nón, khẩu trang chống bụi, áo khoác,…

•    Tránh tiếp xúc với các khu công nghiệp, nhà máy hóa chất,…

3.7. Sử dụng sản phẩm bổ trợ tăng đề kháng

Cách tăng cường sức đề kháng được các chuyên gia khuyến khích bằng cách tự nhiên thông qua chế độ dinh dưỡng như cung cấp vitamin, khoáng chất… từ nguồn thực phẩm hằng ngày. Tuy nhiên, khả năng hấp thụ của mỗi người cũng khác nhau nên lúc này chúng ta cũng cần thiết chọn thêm cách tăng cường đề kháng bằng các sản phẩm có chứa các dưỡng chất thiết yếu.

Đến đây bạn cũng biết sức đề kháng quan trọng như thế nào rồi đấy. Sức đề kháng của chúng ta là ở dạng thứ phát, chịu tác động nhiều từ các yếu tố bên ngoài, chính là những cái thói quen, cách chăm sóc cơ thể của chúng ta. Vì vậy, hãy tạo cho bản thân những thói quen tốt, cách sống khoa học để xây dựng và duy trì một sức đề kháng khỏe mạnh, để có một cơ thể khỏe mạnh.

Trên đây là một số nguyên nhân làm giảm sức đề kháng và các biện pháp trả lời cho câu hỏi sức đề kháng yếu phải làm sao? Hy vọng bạn sẽ bảo vệ tốt cho sức khỏe của mình cũng như gia đình và bạn bè thông qua bài viết bổ ích trên.
 
buy
 
Oncocess Rx hộp 30 viên uống tăng cường miễn dịch tăng sức đề kháng chống gốc tự do. Là một giải pháp tăng cường sức đề kháng, tăng cường miễn dịch cực kỳ hiệu quả, phòng chống và hỗ trợ và điều trị ung thư... được bộ y tế cấp phép sử dụng !

Công dụng của Oncosess RX:

- Tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng, chống lão hóa, khử gốc tự do phòng tránh bệnh tật

- Tăng cường sức khỏe, tăng cường thể lực

- Giúp cải thiện sức khỏe thể chất, tăng cường và thúc đẩy sức sống, sức chịu đựng, nhiệt huyết, tinh thần sáng suốt và cải thiện chất lượng cuộc sống.

- Tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ miễn dịch lành mạnh, hỗ trợ và điều chỉnh chức năng miễn dịch, đáp ứng đại thực bào khỏe mạnh.

Trên đây chúng tôi đã mách bạn bí quyết vàng để tăng sức đề kháng cho cơ thể!. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

 

Viết bình luận