Gan nhiễm mỡ nên ăn gì tốt cho bệnh - BNC medipharm

Bạn bị gan nhiễm mỡ, bạn muốn tìm món ăn trị gan nhiễm mỡ, bạn chưa biết ăn gì tốt cho gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ nên ăn gì tốt cho bệnh là câu hỏi của nhiều người. Gan nhiễm mỡ là bệnh chủ yếu do ăn quá nhiều chất béo hay uống nhiều rượu bia khiến mỡ tích tụ quá mức trong gan. Nhiều trường hợp gan nhiễm mỡ kết hợp cùng bệnh liên quan đến lối sống không lành mạnh: Hút thuốc, uống rượu, ăn nhiều... Thay đổi chế độ ăn uống giúp giảm nhẹ được bệnh. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

Gan nhiễm mỡ nên ăn gì tốt cho bệnh

* Gan nhiễm mỡ nên ăn gì

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất với bệnh nhân gan nhiễm mỡ. Bệnh nhân gan nhiễm mỡ cần có chế độ ăn uống riêng. Cần xây dựng một chế độ ăn có thể kiểm soát và ngăn ngừa gan nhiễm mỡ. Các thực phẩm người bệnh nên bổ sung như:

+ Các loại rau xanh, hoa quả tươi: Các thực phẩm này giúp mát gan, tăng cường chức năng gan. Đồng thời bổ sung chất xơ cho cơ thể. Các loại vitamin A và E có tác dụng tránh tích tụ thêm mỡ trong gan. Một số loại rau củ quả khuyên nên dùng như: cam, bưởi, rau cải, rau má, súp lơ, rau cần…

+ Nhộng tằm, cá tươi: Nghe có vẻ lạ nhưng nhộng tằm có tác dụng rất tốt trong việc giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Rất hữu dụng cho người mắc bệnh gan nhiễm mỡ do béo phì. Ngoài ra cá tươi cũng rất được khuyến khích. Bởi cá chứa nhiều protein nhưng chất béo lại rất ít. Giảm gánh nặng cho gan mà vẫn cung cấp được đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

+ Các loại thảo dược thiên nhiên: A-ti-sô, trà xanh, lá sen có tác dụng trong việc giảm lượng mỡ trong gan. Thanh nhiệt, điều hòa cơ thể đồng thời chống tích tụ mỡ ở gan.

* Người bị gan nhiễm mỡ không nên ăn những thực phẩm gì?

+ Hạn chế chất béo, mỡ động vật: Mỡ động vật khi dung nạp vào cơ thể sẽ đi qua gan, bài tiết ra ngoài ở gan. Nếu sử dụng quá nhiều mỡ động vật sẽ gây gánh nặng cho gan. Gan không thể bài tiết mỡ, dẫn đến tích tụ gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ. Bạn nên thay mỡ động vật bằng các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật.

+ Tránh ăn những thực phẩm giàu cholesterol: Nội tạng động vật, lòng đỏ trứng… chứa một lượng cholesterol cao. Giảm tiêu thụ các loại thực phẩm này giúp làm giảm lượng chất béo trong lá gan.

+ Không nên ăn quá nhiều thịt đỏ: Trong thịt đỏ chứa rất nhiều protein. Các thực phẩm này được chuyển hóa tại gan. Như vậy sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. Gan không chuyển hóa được gây tăng lượng mỡ tồn đọng. Khiến bệnh gan nhiễm mỡ trở nên nghiêm trọng hơn.

+ Hạn chế các loại hoa quả chứa hàm lượng fructose cao: Hàm lượng đường cao là nguyên nhân gây ra hàng loạt các căn bệnh như béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ. Fructose do gan chuyển hóa. Việc hạn chế các loại trái cây có fructose cao sẽ giúp giảm gánh nặng cho gan, phòng tránh bệnh gan nhiễm mỡ.

+ Kiêng gia vị cay nóng: Các đồ ăn cay nóng sẽ làm suy giảm chức năng gan, khiến gan không thể bài tiết chất béo, làm chúng tồn đọng khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.

Gan nhiễm mỡ nên ăn gì tốt cho bệnh

+ Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống chứa cồn: Đây là nhóm thực phẩm cấm kỵ với người bị gan nhiễm mỡ. Uống rượu bia sẽ thúc đẩy quá trình chuyển từ gan nhiễm mỡ sang xơ gan thậm chí là ung thư gan. Việc đào thải mỡ cùng các chất độc hại từ rượu bia tạo gánh nặng rất lớn cho lá gan.

* Tìm hiểu thêm về bệnh gan nhiễm mỡ

1. Gan nhiễm mỡ là gì?

Viêm gan nhiễm mỡ là tình trạng gan có chất béo tích tụ và bị viêm. Có nhiều lý do gây ra bệnh, nhưng trong trường hợp bệnh không gây ra do uống rượu thì bệnh có tên là NASH (bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu). Bệnh thường phổ biến hơn ở những người thừa cân, nhưng nguyên nhân cụ thể thì chưa được xác định. NASH không lây truyền từ người sang người hoặc di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Gan nhiễm mỡ căn bản là không có hại, nhưng việc kéo dài các triệu chứng viêm của gan  có thể dẫn đến xơ gan và làm giảm chức năng của gan. Gan nhiễm mỡ có 3 cấp độ: cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3.

+ Gan nhiễm mỡ độ 1:

gan nhiễm mỡ độ 1 là tình trạng mỡ chiếm 5-10% tổng trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ độ 1 là gia đoạn đầu của bệnh, vì vậy thường nhẹ và không gây nguy hiểm tới sức khỏe. Để điều trị gan nhiễm mỡ độ 1 bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường vận động và kết hợp với điều trị của bác sĩ.

+ Gan nhiễm mỡ độ 2:

gan nhiễm mỡ độ 2 là giai đoạn thứ 2 của bệnh với lượng mỡ chiếm 10-25% trọng lượng của gan. Lúc này các mỡ đã lan rộng ra như mô gan, cơ hoành và giảm các đường bờ của các tĩnh mạch trong gan. Đối với gan bị nhiễm mỡ độ 2, các triệu chứng vẫn chưa xuất hiện rõ, vì vậy người bệnh thường không biết họ bị mắc bệnh. Gan nhiễm mỡ độ 2 vẫn chưa gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng nếu không được điều trị sớm có thể tiến triển thành gan nhiễm mỡ độ 3. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị hoàn toàn gan nhiễm mỡ độ 2.

+ Gan nhiễm mỡ độ 3:

gan nhiễm mỡ độ 3 là giai đoạn cuối cùng và nguy hiểm nhất trong bệnh. Khi đã tiến triển đến giai đoạn này, bệnh rất khó điều trị và phục hồi, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Gan nhiễm mỡ độ 3 có thể dẫn đến các biến chứng về gan như xơ gan, ung thư gan. Các biến chứng này thường không thể chữa trị được.

+ Đối tượng có thể mắc gan nhiễm mỡ:

Gan nhiễm mỡ là một bệnh phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Riêng NASH (bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu) thường gặp nhất ở trẻ vị thành niên và là nguyên nhân cao thứ ba gây ra bệnh gan ở người lớn.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH) xảy ra khi các chất béo tích tụ trong các mô gan. Do sự đa dạng và phổ biến của bệnh mà hiện nay nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ và NASH vẫn chưa thể xác định rõ ràng. Tuy nhiên, thông thường NASH xảy ra ở một số người như: người thừa cân, uống rượu bia nhiều, người mắc bệnh tiểu đường hay những người có nồng độ cholesterol trong máu cao.

Một loạt các bệnh và yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, bao gồm: Béo phì; Suy giáp; Suy tuyến yên; Phẫu thuật dạ dày; Ngừng thở khi ngủ; Hội chứng chuyển hóa; Nồng độ cholesterol cao; Bệnh đái tháo đường tuýp 2; Lượng triglycerides trong máu cao; Hội chứng buồng trứng đa nang;

3. Dấu hiệu và triệu chứng bệnh gan nhiễm mỡ

+ Chỉ số cholesterol cao: Khi xét nghiệm máu có các chỉ số mỡ máu như Cholesterol, triglyceride cao hơn bình thường cần lưu ý bạn sẽ có nguy cơ gan nhiễm mỡ cao hơn so với thông thường.

+ Ăn uống kém ngon: Ăn uống kém ngon là một trong những triệu chứng thường thấy của bệnh gan nhiễm mỡ vì lúc này gan không thực hiện tốt chức năng chuyển hóa chất trong cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, ngoài việc nghi ngờ bệnh viêm dạ dày và các bệnh khác, bạn cũng nên xem xét khả năng gan nhiễm mỡ.

+ Buồn nôn, đầy bụng: Bệnh gan nhiễm mỡ nếu ở thể nhẹ có thể gây tổn thương chức năng gan, buồn nôn, mệt mỏi, đầy bụng… Nếu đầy bụng khó tiêu mà kèm theo với các triệu chứng khác như là: nước tiểu sậm màu, phân xám, vàng hoặc bạc màu, bị giãn tĩnh mạch, nôn ói, ói mửa, chán ăn, mệt mỏi, trì trệ và suy nhược. Đây có thể là triệu chứng bệnh lý của gan.

Gan nhiễm mỡ nên ăn gì tốt cho bệnh

+ Mệt mỏi: Bệnh gan nhiễm mỡ ở thể trung bình có biểu hiện kiệt sức, dễ mệt mỏi. Mệt mỏi cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác, do đó nó rất dễ bị chẩn đoán nhầm. Khi bị gan nhiễm mỡ, gan không thực hiện tốt chức năng của nó khiến cho người bệnh cảm thấy ăn không ngon, chất dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể giảm đi. Do đó, năng lượng cung cấp cho cơ thể không đủ. Điều này dễ dàng dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức. Vì vậy, nếu bạn thấy cơ thể mình luôn bị mệt mỏi kéo dài thì nên đi kiểm tra sức khỏe tổng thể để phân định nguyên nhân.

+ Sao mạch (u mạch hình con nhện): Sao mạch là u mạch hơi nổi trên mặt da từ đó nhánh mạch nhỏ lan tỏa ra xung quanh (giống nhện), thường xuất hiện ở những vị trí như mặt, cổ, lưng, cánh tay, ngực. Đường kính có thể từ vài cm đến hơn một đầu kim. Khi kiểm tra, dùng đầu ngón tay hoặc một miếng bông ấn vào giữa, “mạng lưới các mạch máu nhỏ” có hình bức xạ có thể mờ dần, sau khi thôi ấn lại xuất hiện trở lại. Thường gặp ở những người viêm gan hoặc xơ gan cấp tính, nhưng cũng có thể nhìn thấy trên cơ thể những người gan nhiễm mỡ.

+ Rối loạn nội tiết: Trong nhóm những người gan nhiễm mỡ nặng có người có thể xuất hiện các triệu chứng ở nam giới như tuyến vú nam giới phát triển, teo tinh hoàn, chức năng cương dương gặp trở ngại, còn với phụ nữ là rong kinh, tắc kinh, cân nặng của người bệnh giảm hoặc tăng…

+ Vàng da: Vàng da là do sự chuyển hóa bilirubin trong cơ thể gặp trở ngại, khiến nồng độ bilirubin trong máu tăng cao, xâm nhập vào các mô, nhuộm vàng màng cứng, màng nhầy và da. Khi gan nhiễm mỡ các kiểu vàng da thường là tế bào gan, kiểu vàng da này thường kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu, chán ăn. Số ít người gan nhiễm mỡ sẽ vàng da thể nhẹ, sau khi chất béo trong gan được loại bỏ, bệnh vàng da sẽ lập tức biến mất.

+ Đau bụng: Đau đớn là kết quả của viêm gan hoặc căng gan. Tuy nhiên, triệu chứng này không phổ biến lắm. Thông thường, nếu trong trường hợp gan nhiễm mỡ gây đau bụng thì người bệnh sẽ bị đau tập trung ở phần trên bên phải của bụng.

4. Cách điều trị gan nhiễm mỡ

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

+ Phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ:

Giảm cân và tránh uống rượu là những cách tốt nhất để điều trị gan nhiễm mỡ.

Nếu bạn mắc bệnh NASH và béo phì hay tiểu đường hoặc có nồng độ cholesterol cao, bạn nên giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu cũng như độ lipid bằng cách ăn chế độ ăn uống thích hợp và tập thể dục.

+ Dùng thực phẩm chức năng Funadin giúp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn hiệu quả:

Funadin là sự kết hợp giữa các thảo dược quý hiếm, các chất chống oxy hoá, khử gốc tự do và các chất dinh dưỡng đặc hiệu như albumin, globulin miễn dịch, proteins, các axit amin cần thiết được phân đoạn, chiết xuất ở cấp độ phân tử ADN từ gan tươi và gan sấy khô cung cấp đầy đủ toàn diện các chất dinh dưỡng giúp cải thiện chức năng gan, thận và phổi. 

Funadin – Giải độc gan – Thanh lọc thận – Thông khí phổi

funadin

Funadin hiệu quả cao và an toàn cho:
- Người bị men gan cao, gan nhiễm mỡ
- Người bị viêm gan cấp, mãm tính
- Người bị viêm gan siêu virus A, B, C,…
- Người bị suy gan, xơ gan.

Funadin - Tăng cường khả năng giải độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (gốc tự do, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong rau quả, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh)…

Chi tiết xem thêm tại: >>> TPCN Funadin - tăng khả năng giải độc bảo vệ gan

CÔNG DỤNG THỰC SỰ CỦA FUNADIN

5. Những lời khuyên cho người bị gan nhiễm mỡ

+ Tập thể dục thường xuyên hơn.

+ Kiểm soát bệnh tiểu đường.

+ Giảm cân nếu bạn bị béo phì.

+ Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.

+ Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.

+ Hỏi bác sĩ về các loại thuốc có thể làm tổn thương gan, chẳng hạn như acetaminophen và một số được sử dụng cho bệnh tiểu đường và cholesterol cao.

Viết bình luận